Home / Bài Văn Cúng / Văn khấn hóa vàng hết Tết- Đốt vàng mã thế nào cho đúng, Nhiều Lộc

Văn khấn hóa vàng hết Tết- Đốt vàng mã thế nào cho đúng, Nhiều Lộc

Trong những ngày năm hết tết đến, người dân Việt Nam ta lại tất bật chuẩn bị đồ tết, những mâm cỗ cúng. Từ ngày 23 tháng chạp là lễ cúng ông táo, 30 tết cúng đón các cụ về nhà ăn tết, cúng mùng 1 – 2 – 3 tết. Để kết thúc cho những ngày lễ tết có một lễ cúng vô cùng quan trọng – Đó chính là lễ cúng hóa vàng. Lễ cúng này không chỉ mang ý nghĩa là hóa vàng mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa.

1. Lễ cúng hóa vàng hết tết

Theo truyền thống của ông cha ta, sau khi hết 3 ngày tết Nguyên Đán, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng hết tết. Đây là một trong những nét văn hóa báo hiếu và đón năm mới tốt đẹp của ông cha ta nên lễ hóa vàng hết tết vẫn tiếp tục gìn giữ cho đến ngày nay.

Hóa vàng là gì?

Hóa vàng, đây là hình thức dâng hương, cúng các các lễ vật cho thần linh. Trong lễ hóa vàng, người ta sẽ đốt tiền để dâng lên cho thần linh. Tuy nhiên, không phải tiền thật mà là tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông, giấy tiền âm phủ giống với tiền thật. Khi hóa vàng chỉ nên đốt đủ, đúng số lượng tránh tình trạng đốt quá nhiều, không những bị thần linh quở trách mà còn gây ô nhiễm tới môi trường.

cúng hóa vàng hết tết

Ý nghĩa lễ cúng hóa vàng hết tết

Lễ cúng hóa vàng mang ý nghĩa cũng như hình thức là đưa tiễn gia tiên nhà mình về trời sau 3 ngày tết về ăn tết, chung vui cùng con cháu. Bên cạnh ý nghĩa đó, ngày lễ hóa vàng còn mang ý nghĩa là đón thần tài, rước lộc về cho gia đình nhà mình.

2. Mâm cỗ hóa vàng gồm những gì?

Để một buổi cúng lễ thành công thì vật phẩm dâng cúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dưới đây là những thứ bạn nên chuẩn bị sẵn

Gà luộc: là món lễ vật không thể thiếu trong bất cứ một mâm cúng nào. Gà luộc biểu trưng cho sự thuận lợi, suôn sẻ hạnh phúc luôn luôn đong đầy.

Bánh chưng: trong những mâm lễ cúng trong ngày tết không thể thiếu được món bánh chưng (người miền nam sử dụng bánh tét). Bánh chưng mang ý nghĩa là đất, để làm nên một chiếc bánh chưng là sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu – được coi như món quà sự kết tinh dâng lên thần linh, ông bà tổ tiên.

Giò lụa: một trong những món lễ vật truyền thống phải có trong mâm cỗ cúng. Gió thể hiện cho sự  keo sơn gắn kết son sắc.

bài văn khấn hóa vàng mã chuẩn nhất
Mâm cơm cúng gồm đầy đủ các món cố truyền: Xôi, giò, nem, gà, một bát canh móng giò…

Chả nem: món ăn này là món ăn không thể không nhắc đến trong các mâm cỗ cúng. Mang ý nghĩa là sự đùm bọc, che chở lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Dưa hành: theo như dân gian truyền thống ta, trong ngày tết không thể thiếu thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ. Cho nên, trên mâm cỗ cúng nhất là vào những ngày lễ tết, dưa hành cũng là món không thể thiếu.

Canh măng nấu: hình ảnh những búp măng thể hiện cho ý chí kiên cường, dũng mãnh của người dân Việt Nam ta. Chính vì vậy, đối với người dân Việt Nam ta nhất là đối với người miền Bắc, trên những mâm cỗ cúng vào dịp tết không thể thiếu món canh măng.

Mâm ngũ quả: trong dịp tết hay bất cứ lễ cúng nào cũng phải có mâm ngũ quả với đủ 5 màu sắc khác nhau. Hoa quả khi chọn phải thật tươi, tránh dập nát.

Tiền vàng, nhang, nến: giấy tiền âm phủ trong lễ cúng hóa vàng nên chuẩn bị mỗi loại 1 thếp, chỉ sắm vừa đủ không nên sắm quá nhiều – khi đốt sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường và cũng sẽ bị thần linh trách tội.

Tìm hiểu về văn khấn hóa vàng mã
Các sản phẩm đồ mã thời thượng: Nồi cơm điện, máy sấy, đồng hồ vàng mã… Đặc biệt có cả có một chú bằng giấy

Gia đình nào có điều kiện hơn có thể mua sắm xe hơi, nhà lầu hay các sản phẩm đồ vàng mã công nghệ cao như iphone, ipad, tivi, máy giặt , tủ lạnh vàng mã…Để dâng cúng cho ông bà tổ tiên và mong muốn họ có một cuộc sống sung túc ở thế giới bên kia

Hoa: mua hoa trong lễ cúng hóa vàng nên cúng hoa cát tường đem lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Không nên cúng những loại hoa có gai như hoa hồng và hoa ly (tên gọi gợi nhắc đến sự ly tán).

2 cây mía: theo như dân gian, 2 cây mía là vật dụng của các cụ dùng làm đòn gánh để gánh những đồ của con cháu đốt cho các cụ mang lên trên trời.

Cùng với đó là rượu, trầu cau, thuốc lá….

Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị thêm bài cúng hóa vàng hết tết, văn khấn nôm cúng hóa vàng khi hết tết thật kỹ lưỡng và chu đáo. Trong khi khấn hóa vàng khi hết tết, gia chủ phải thật thành tâm, đọc đầy đủ bài cúng được ghi trong tờ sớ khấn.

3. Văn khấn hóa vàng mã

Khi đã sắm lễ đầy đủ thì một thứ không thể thiếu chính là văn khấn hóa vàng mã hay còn gọi là văn cúng đốt vàng mã. Dưới đây là bài khấn khi đốt vàng mã được rất nhiều gia đình tại Việt Nam sử dụng.

Văn khấn hóa vàng mã các gia đình ưa chuộng
Bài văn cúng được các chuyên gia đánh giá là chuẩn nhất hiện nay

Sau khi hoàn thành việc đọc bài văn khấn cúng hóa vàng mã, gia chủ sẽ hóa phần các món đồ mã đã chuẩn bị trước đó. Chú ý, cần phải hóa phần tiền, vàng cho gia thần trước sau đó mới hóa cho Gia Tiên (ông bà, cụ, kỵ)

4. Trình tự hóa vàng khi hết tết sao cho đúng?

Lễ cúng hóa vàng là lễ cúng rất quan trọng, lễ cúng này để khép lại 3 ngày tết để bắt đầu vào những ngày làm việc mới. Chính vì vậy, gia chủ khi cúng nên làm theo trình tự dưới đây:

bật mí về văn khấn hóa vàng mã
Chỉ nên đốt vàng mã với số lượng vừa phải

Sau khi cúng xong, đợi cho nén nhang cháy hết, gia chủ sẽ tạ lễ và đem tiền vàng đi hóa. Phần tiền vàng dâng lên thần linh phải được hóa trước, phần tiền vàng hóa cho gia tiên thì đem hóa sau. Khi hóa tiền vàng, nên chọn một góc sân sạch hoặc hóa bên trong một chiếc lư để tránh ô uế cùng với đó là bay và gây ô nhiễm môi trường.

Đối với phần tiền vàng hóa cho gia tiên, phải phân hóa cho người đã mất lâu và mới mất riêng biệt.

Sau khi đốt vàng mã xong, gia chủ cúi lạy 3 vái, xin thần linh – gia tiên phù hộ cho con cháu trong nhà bình an, khỏe mạnh. Cuối cùng xin đồ lộc và chia cho con cháu thụ lộc của thần linh và tổ tiên.

phân tích về văn khấn hóa vàng mã
Trong việc cúng khấn hóa vàng quan trọng nhất là sự thành tâm

Lưu ý:

+ Trong quá trình hóa vàng mã nên hóa nhẹ nhàng từng ít một, không sử dụng que gậy để chọc vào các món đồ vàng mã bởi sẽ gây như hỏng cũng như rách nát người âm sẽ không sử dụng được

+ Khi việc đốt mã đã xong, vẩy nước nhẹ lên tro vàng mã để tránh trường hợp bay tro. Cũng như để đảm bảo lửa được dập hoàn toàn, hạn chế nguy cơ hỏa hoạn hay cháy nổ.

Hy vọng qua bài viết đã phần nào giúp quý độc giả hiểu hơn về việc cúng, đốt đồ vàng cũng như bài văn khấn hóa vàng mã thường được các gia đình sử dụng nhất hiện nay. Mọi thông tin góp ý xin vui lòng bình luận bên dưới bài viết. Chúc quý vị một năm mới mạnh khỏe và bình an!

 

 

Đọc Thật Chậm

cúng cô hồn ngày nào

Cúng cô hồn tháng 7 thế nào là CHUẨN? Đồ Cúng, Bài văn Khấn

Cúng cô hồn là một trong những lễ cúng rất quen thuộc nhất là dịp …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *