Home / Di tích / Chùa / Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất Việt, cách cầu Nại Thi khoảng 500m. Sự thống nhất tín ngưỡng Phật Giáo vừa kế thừa và phát triển giữa các dân tộc nói riêng và giữa các phật tử nói chung.

1. Chùa Ông Bổn ở đâu

Chùa Ông Bổn tọa lạc ở số 9a Nguyễn Văn Trỗi, phường 1, Sóc Trăng.

2. Lịch sử hình thành chùa Ông Bổn

Chùa Ông Bổn có lịch sử hơn 140 năm, ngôi chùa được xây dựng trên sự tích về Ông Bổn.

chùa ông bổn

Năm 1875: Chùa được thành lập tại làng Khánh Hưng

Năm 1911: Chùa tiến hành trùng tu lần đầu và đổi tên: Hòa An Hội Quán

Ngôi chùa trải qua nhiều lần sửa chữa lớn và cơi nới diện tích vào các năm 1953, 1969, 1990, 1991,… Đến nay, chùa vẫn giữ được bản sắc kiến trúc đặc trưng

3. Sơ lược về sự tích Ông Bổn ở chùa

Thông tin dựa vào bảng lưu tại chùa Ông Bổn.

Theo lịch sử Trung Hoa, Ông Bổn có tên Mã Tam Bảo, sinh 1371 tại Côn Dương (nay là Vân Nam Trung Quốc).

Khi nhà Minh đánh chiếm vùng Vân Nam, dân chúng quê ông lâm vào cảnh cùng khó và bản thân ông thì trở thành hoạn quan.

Trải qua các đời vua nhà Minh, với thời vận và tài trí ông trở thành nhà thám hiểm nổi tiếng trong hành trình “Thái giám Tam Bảo hạ tây dương”.

Sơ lược về sự tích Ông Bổn ở chùa

Trong những chuyến ra biển thám hiểm, với giác ngộ và thiện tâm, ông kêu gọi sự đồng lòng của người Hoa Kiều hải ngoại cùng nhau vượt khó khăn.

Hành động thực tế: dạy học, dạy cách sống và giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc,…

Năm 1433, ông mất khi đang ở vùng biển. Vào ngày 29/3 (âm lịch) hàng năm là lễ vía Ông Bổn.

4. Hướng dẫn đi đến chùa Ông Bổn

  • Cách đi đến chùa Ông Bổn bằng ô tô

Tuyến 02 đến 08 từ bến xe Trà Men đến các thị xã, thị trấn như Ngã Năm, Long Phú,… có trạm dừng gần chùa.

Chùa Ông Bổn cách bến xe Trà Men khoảng 2.2km. Chúng ta theo gợi ý sau để đón xe bus thuận lợi.

Bạn có thể hỏi bác tài trạm dừng gần chùa để xuống hoặc theo lộ trình đến bến xe rồi tìm xe thồ, taxi,.. để di chuyển tiếp sau đó.

Hướng dẫn đi đến chùa Ông Bổn

Lưu ý: Bạn tự quản hành lý cẩn thận và dừng đúng trạm. Nếu bắt xe ngoài thì nên hỏi rõ giá thành trước.

  • Cách đi đến chùa Ông Bổn bằng xe máy

Chúng ta sử dụng google map đến UBND phường 1, tp. Sóc Trăng  rồi theo 1 trong 3 gợi ý sau.

Từ UBND P.1 đi theo hướng Bắc vào đường Nguyễn Văn Cừ, rồi đến đường Đào Duy Từ, đến chùa Ông Bổn.

Lưu ý: Bạn nhớ kiểm tra lại hành trang trước khi di chuyển và tránh quy phạm luật giao thông.

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Ông Bổn

Chùa Ông Bổn có kiến trúc đơn giản, nhưng đẹp hài hòa trong cái tổng thể chung trên khuôn viên tương đối rộng.

Đôi nét góc nhìn về chùa.

  • Tam quan tại chùa Ông Bổn

Chùa Ông Bổn mang giá trị tinh thần giao thoa giữa người Hoa và người Việt, giữa phật tử tín ngưỡng và phật tử hữu duyên.

Tam quan tại chùa Ông Bổn

Cổng Tam Quan chùa theo mẫu tứ trụ, toàn bộ chữ đính trên cổng từ bảng hiệu đến câu đối liễn đều là chữ hán.

Sau cổng Tam Quan là khoảng sân rộng, thoáng, có đặt tượng 12 con giáp. Mỗi con giáp với tư thế khác nhau, thể hiện phần nào bản mệnh và đặc tính của chúng.

Bên trái sân có đường dẫn lối đến vườn rau củ và cây ăn quả.

Ở giữa cuối sân có hai pho tượng đá tạo hình kỳ lân, đứng cách nhau khoảng 3m hướng về phía cổng Tam Quan. Thần thú canh cửa, dẫn lối vào các gian nhà chính ở chùa.

Các gian nhà được thiết kế nối nhau, nhìn chung từ nghệ thuật đến giá trị mỹ thuật đều đậm chất kiến trúc Trung Hoa.

tượng thanh long chùa ông bổn

Phần lớn các hạng mục của chùa đều sử dụng vật liệu chủ yếu là đá vá gỗ quý, được làm công phu tỉ mỉ từ chi tiết nhỏ nhất.

Mái ngói sử dụng ống xanh, góc mái uốn cong, trên mái có tượng rồng và kỳ lân, ở giữa mái có “ Long chầu lưỡng nguyệt”.

Trên thành vách tường, nhất là vách trước cửa chính đính các khung hình khắc chạm, khảm nét chữ tượng hình đối xứng nhau và sinh vật đối sinh vật.

Thế cảnh làm nên sự sinh động nhưng uy nghiêm nơi cửa thiền môn. Tầng mái đính cả tượng song thánh với nhau, tạo nên thế vững và linh thiêng của chùa.

tượng bạch hổ chùa ông bổn

Ở bên trong tiền đường, bên trái là bàn thờ Bạch Hổ, bên phải là bàn thờ Thanh Long. Chính điện có ba gian, nối nhau đảm nhiệm thờ phụng các đối tượng khác nhau.

  • Chánh điện chùa Ông Bổn

Ở gian chính giữa thờ Trịnh Ân (Cảm Thiên Đại Đế). Người có công đức vô lượng, dạy dân cách làm ăn và sống nhân đức, vị thánh trong lòng của người Hoa.

Đặc biệt, từ tiền đường đến chính điện của chùa có nhiều bức hoành phi câu đối bằng chữ Hán.

Chùa còn lưu giữ một số vật quý như tượng gỗ Ông Bổn, Thánh Mẫu,…cặp hạc ngậm hoa sen,…

Chánh điện chùa Ông Bổn

Đường nét tạo hình, sắc thái biểu cảm và ngụ ý trao gửi từ câu đối đến tượng ở chùa là minh chứng cho tài hoa và trí tuệ của những nghệ nhân đã đóng góp tạo nên thành quả chung.

Ở chùa vẫn lưu dấu ấn của nét đẹp hiện đại trong cái cổ kính, truyền thống như tòa nhà giảng đường, nơi nghỉ sinh hoạt của tăng ni, …

6. Lưu ý khi đi tham quan chùa Ông Bổn

  • Vài lưu ý cần nhớ khi tham quan ở chùa Ông Bổn.
  • Tác phong ăn mặc cần “nhập gia tùy tục”, không hở bạo.
  • Hành vi ứng xử, ngôn từ sử dụng cần đúng mực.
  • Không sử dụng đồ mặn ở chùa.

Lưu ý khi đi tham quan chùa Ông Bổn

  • Không tùy ý chụp ảnh, không đến khu vực cấm.
  • Muốn sử dụng, lấy đồ ở chùa hoặc hái quả,… nên hỏi ý tăng ni, sư ở chùa.

Chùa Ông Bổn nằm trong vùng đất trung tâm của tỉnh, với những lợi thế thuận lợi về giao thông, trở thành điểm đến của nhiều tín đồ Phật Giáo và khách du lịch.

Cảm ơn bạn đã đọc. Điểm chung là cơ hội để tìm thấy sự hòa hợp!

Đọc Thật Chậm

Chùa Hưng Long ở đâu

Chùa Hưng Long “trái tim thiện tâm” hơn 1000 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội

Chùa Hưng Long là một trong 8 ngôi chùa được ban sắc lệnh xây dựng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *