Chùa Hưng Long là một trong 8 ngôi chùa được ban sắc lệnh xây dựng dưới thời Lý Công Uẩn. “Linh hồn” của lịch sử cũ hòa mình trong kiến trúc cổ truyền Việt, nhưng phảng phất phong vị, sắc thái của thời kỳ mới.
Nội dung bài viết
1. Chùa Hưng Long ở đâu
Chùa Hưng Long có vị trí: thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.
2. Lịch sử hình thành chùa Hưng Long
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì Chùa Hưng Long ban đầu là “Quốc tự” của cả nước sau trở thành chùa của làng. Chùa có tên nôm Kẻ Nhót là chùa Nhót (tên khác chùa Phù Liệt).
Thư tịch cổ có ghi: Chùa được xây dựng vào năm Thuận Thiên thứ 2 dưới thời vua Lý Thái Tổ (năm 1011), trong sự kiện dời đô. Chính sách xây dựng hoàn toàn dựa vào quốc khố của nhà nước.
Năm 1619: Chùa được trùng tu lần đầu tiên.
Năm 2004: Chùa được khen tặng với danh hiệu Di tích cách mạng. Đồng thời, Tòa Tam Bảo được trùng tu, nhờ vào đóng góp hơn 2 tỷ của UBND TP Hà Nội.
Chùa hiện tại vẫn đang trùng tu và mở rộng thêm diện tích.
??? BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chùa Hà Cầu Giấy
3. Hướng dẫn đi đến chùa Hưng Long
-
Cách đi đến chùa Hưng Long bằng ô tô
Chúng ta đi đến chùa Hưng Long bằng nhiều cách như ô tô, xe máy, xe du lịch,.. thuận lợi như xe bus.
Tuyến 06A, 06B, 06C, 06D, 28, 21A. Giá vé từ 7K – 9K/ lượt ( toàn tuyến).
Lưu ý: Bạn nhớ tự quản lý đồ cá nhân cẩn thận và dừng đúng trạm (ưu tiên chọn lựa tuyến có mã số 06).
-
Cách đi đến chùa Hưng Long bằng xe máy
Chùa Hưng Long cách thành phố Hà Nội (Hoàn Kiếm) khoảng 14.4km.
Từ Xã Đàn, Giải Phóng đến đường Ngọc Hồi thuộc QL1A, rồi đến ĐT 70A đến Tam Hiệp. Chúng ta tiếp tục đến xóm Quán tại Vĩnh Quỳnh đến được chùa.
Lưu ý: Bạn nhớ kiểm tra hành trang trước khi đi và tuân thủ luật giao thông.
??? TÌM HIỂU THÊM: Chùa Phúc Khánh Hà Nội
4. Kiến trúc thiết kế tại chùa Hưng Long
Chùa Hưng Long được xây dựng trên mảnh đất phồn hoa đô thịnh dưới thời vua Lý và nơi có giao thông thủy bộ thuận lợi.
Trải qua nhiều “biến cố thăng trầm” cùng lịch sử, ngôi chùa vẫn lưu giữ lại được nét đẹp cổ xưa vốn có “nội công, ngoại quốc”, “ Tiền Phật, hậu Thánh”.
Chùa ngày càng cuốn hút phật tử với giá trị riêng trong tiếng nói “tinh thần dân tộc và tâm linh”.
-
Điểm nhìn toàn cảnh của chùa Hưng Long
Chùa Hưng Long tọa lạc trên thế đất “Kim Quy” tạo nên vẻ đẹp vừa bí ẩn, vừa tĩnh tại của chốn thiền môn. Chùa ở nơi xứng danh với 2 câu thơ: “Dấu xưa triệu tạo vẫn rành rành. Thể chế vang vang hợp địa hình”.
Ngôi chùa mang nét đặc trưng của Phật Giáo miền Bắc, kết hợp hài hòa với hình ảnh của kiến trúc cung đình.
Phần lớn các hạng mục bên trong là các dãy nhà hình chữ Công và bên ngoài kết cấu theo hình chữ Quốc.
Phía trước trọng tâm hướng về ngôi Tam Bảo, nơi thờ Phật và phía sau là nhà trương, nhà thờ Thánh Mẫu.
Từ trước Tam Bảo nhìn thẳng ra là cổng Tam Quan, với nét đặc thù riêng. Cổng được xây theo tam không (3 cửa) kết hợp ba tầng.
Trong khi đó, ba tầng của cổng Tam Quan chính yếu biểu trưng cho 3 phương pháp tu tập hình pháp của Phật Giáo là “Giới – Định – Tuệ”.
Ý nghĩa là tu giới trước, đến Định, sau cùng là Tuệ (Nhân Giới mà phát Định, nhân Định mà phát Tuệ), để đặt đến sự giải thoát.
Phía sau cổng Tam Quan là lối đi lát gạch, với hai hàng cây Vạn Tuế (18 cây). Hai hàng cây được xem như hiện thân của 18 vị La Hán, đứng uy nghiêm, gắn liền với giá trị trường tồn, bất tử cùng thời gian.
Ở khu bên trái Vạn Tuế có lầu Chuông, bên phải có lầu Trống, nhắc về Pháp Môn Bất Nhị. Ý nói, pháp môn tu tập chỉ có một là “Giác ngộ, giải thoát”.
Lối ra của lầu Chuông, lầu Trống là lối vào duy nhất của con đường Vạn Tuế đến ngôi Bảo Điện, thể hiện đỉnh điểm của sự giải thoát trên con đường tu hành.
Nếu một người có cả trí và tuệ, thì phá được “Vô Minh” sẽ dễ dàng hơn và đạt thành quả sớm hơn.
??? XEM NGAY: Chùa 1 Cột Hà Nội
Sau lầu Chuông, Trống thì hai bên có hai hồ nước nhỏ, bên trong có tôn tượng A Di Đà và Bồ Tát Quan Thế Âm tọa lạc trên đài sen.
Nếu tượng Đức Phật A Di Đà là minh chứng cho cảnh giới an lạc, công bình, không có những điều phi đạo đức, thì tượng Quan Âm như một người mẹ hiền từ, đức độ.
Quan Âm cứu độ, phổ độ chúng sinh vượt qua gian khó.
Chúng ta đi thêm vài bước là đặt chân vào thềm của ngôi Tam Bảo. Trong Tam Bảo gồm 7 gian tiền đường, 4 gian hậu cung.
-
Ngôi Tam Bảo đặc sắc của chùa Hưng Long
Các gian tiền đường là nơi thờ Đức Hộ Pháp Thiện, Ác, Tôn tượng Phật Tuyết Sơn và tôn tượng Bồ Tát Quán Âm tọa sơn.
Hai gian đầu là điện Di Lặc và Quan Âm, được xây công phu theo mẫu núi đá, với nhiều tượng khác nhau. Truyền tải giáo lý “Thiện giả, thiện báo” và “Ác giả, ác báo”.
Nối tiếp tiền đường là hậu cung (thượng điện ). Phía trên cùng thượng điện là nơi thờ 3 vị Phật Tam Thế được đặt theo chiều ngang.
Với kiểu thiết kế hội tụ đủ tính không gian và thời gian của vũ trụ bao la xuyên suốt từ quá khứ đến vị lai, mở ra cả khoảng không tái hiện tu hành phật pháp của chư vị nhà Phật.
Hai bên thượng điện thờ Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Nam Hà, Thánh Tăng, Thổ Địa, Thập Điện Diêm Vương.
Đặc biệt, chùa Hưng Long có tôn tượng Đức Chúa Ông và Đức Thánh Hiền ở gian cuối. Hai dải dài tựa như hai dãy hành lang bao quanh Tam Bảo.
Chính cách bài trí nơi đây, tạo nên khoảng lặng với chiều sâu ấm cúng, đầy thi vị nơi đất Phật. Với nét đẹp uy nghi, tôn nghiêm và nhiều ẩn ý dẫn lối đến nhà Trương.
-
Nhà Trương (nhà Tiền Tế) và không gian kế tiếp của chùa Hưng Long
Chùa Hưng Long cho xây dựng nhà Trương đúng chuẩn theo kiểu truyền thống, có vị trí phía sau ngôi Tam Bảo.
Nhà Tiền Tế ở phía trước là nơi để thờ Kiệu Rước và dùng làm không gian tế lễ. Phía sau là ba gian thờ nhị vị công chúa: Lý Từ Thục và Lý Từ Hy đã tu hành đắc đạo.
Tiếp theo là ngôi điện thờ Tổ Đường (nhà thờ Tổ). Gian chính giữa thờ các vị Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng. Các gian bên thì thờ các vị tổ sư.
Với lối kiến trúc của chùa Hưng Long đã khẳng định giá trị của Phật Giáo trong lòng dân Việt.
Phật Giáo đã luôn đồng hành và đóng vai trò “Hộ Quốc, An Dân” trong suốt thời gian dài của lịch sử đã diễn ra và đang tiếp tục.
-
Đôi nét về nhị vị Bồ Tát có tiền thân từ hai vị công chúa tại chùa Hưng Long
Tượng thờ của nhị vị Bồ Tát được đặt ở nhà Trương của Chùa Hưng Long. Với duyên kỳ ngộ, hai người con gái của hoàng hậu Thượng Dương ( thời vua Lý Thánh Tông), đã quy y cửa Phật.
Vào thời vua Lý Nhân Tông ngày 15 tháng 3 năm Ất Hợi (1095), tại Lăng Liên Hoa tọa lạc gần chùa, hai vị công chùa viên tịch.
Vua ban đạo hiệu: Đại Thánh Bồ Tát Lý Từ Thục, Lý Từ Hy, trở thành những vị sư tổ đầu tiên của chùa, dân gian gọi là nhị vị Bồ Tát.
-
Dấu ấn lịch sử cách mạng của chùa Hưng Long
Chùa Hưng Long cổ kính, uy nghiêm gắn liền với những chiến tích lịch sử của đất Việt trong thời kháng chiến chống giặc.
Ngôi chùa gắn liền với tên tuổi của vị tướng Nguyễn Siêu, người đã từng chiêu hiền nạp sĩ bảo vệ non sông nước nhà.
⚠️⚠️⚠️ HƯỜNG DẪN: Cách đi tới chùa Hương Tích bằng xe Bus
5. Lưu ý khi đi tham quan chùa Hưng Long
Chùa Hưng Long với không gian rộng, thoáng, yên tĩnh là nơi tu tập thiền định của tăng ni và phật tử hữu duyên.
Chúng ta cần tránh phạm vào điều không hay, cần nắm vài điểm khi tham quan ở chùa.
- Trang phục cần điều chỉnh hợp với nơi thanh tịnh, chiêm bái ở đất Phật.
- Lời nói cho đến cách ứng xử bằng hành động cần giữ đúng mực.
- Đọc qua bảng quy định của chùa và tuân theo là tốt nhất.
- Có gì thắc mắc hãy hỏi các tăng ni và sư ở chùa để được giải đáp rõ.
Chùa Hưng Long vẫn mãi mãi giữ vững tôn chí: “Tu từ tâm”, nghĩa là phát thiện nguyện, làm việc tốt xuất phát từ sự nuôi dưỡng ở tâm mà thành.
Tòa Bảo Điện linh thiêng, qua thời gian có thể bị bào mòn nhưng vẫn sống mãi trong tâm những người có lòng thành.
Cảm ơn bạn đã đọc. Chúc bạn tâm đủ vững, trí đủ sáng để vượt qua những “cơn giông” trong đời!