Home / Di tích / Chùa / Chùa Hội Khánh “ánh sáng phật pháp” rực rỡ cuốn hút thuộc top cổ tự ở Bình Dương

Chùa Hội Khánh “ánh sáng phật pháp” rực rỡ cuốn hút thuộc top cổ tự ở Bình Dương

Chùa Hội Khánh là ngôi chùa cổ và lớn nằm trên con đường lịch sử có tên đường Bác Sĩ Yersin. Ngôi chùa được đầu tư trùng tu kiến thiết với nhiều hạng mục có mức chi phí lớn. Tượng Phật Niết Bàn khổng lồ uy nghi, trang nghiêm nằm trong top tượng lớn của châu Á thuộc quyền sở hữu của Hội Khánh cổ tự.

1. Chùa Hội Khánh ở đâu

Chùa Hội Khánh có vị trí: số 35 Yersin, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Chùa Hội Khánh ở đâu

2. Lịch sử hình thành chùa Hội Khánh

Chùa Hội Khánh được khai sơn đầu tiên vào thập kỷ 18 (năm Tân Dậu 1741), trên ngọn đồi thuộc Tổng Bình An, huyện Phước Lâm. Giám sát công trình là Thiền Sư Đại Ngạn ( theo dòng Lâm Tế).

Khi cuộc chiến đánh chiếm Định Tường (Nam Kỳ năm 1861) của Pháp diễn ra thì ngôi chùa bị ảnh hưởng và tàn phá nghiêm trọng.

Năm 2004: Cổng chính của chùa được kiến thiết lại.

Năm 2007: Bảo Tháp 7 tầng, cao hơn khoảng 31m được xây dựng ở chùa.

Vào mùa xuân năm 1992 (29/02): Dưới sự giúp đỡ của Hội Đồng Phật Giáo Tỉnh sông Bé, chùa đã mời các nghệ nhân lão luyện. 

Mục đích là tu bổ phần bị khuyết của những tượng cổ của chùa.

Trụ trì hiện là Thiền sư Thích Huệ Thông. Người giữ chức Phó Tổng Thư Ký Văn Phòng 2. 

Lịch sử hình thành chùa Hội Khánh

Tại chùa có nhiều thầy đã tu học và thành công trong việc xây dựng chùa mới, nhưng vẫn có liên hệ với chùa.

Vào năm 1920, sư Thích Từ Văn được mời đăng đàn thuyết pháp tại Marseille của nước Pháp.

Với cơ duyên, thầy đã xây dựng và kết nối tinh thần của nhiều phật tử bản xứ và bên ngoài và cùng nhau tiến hành xây dựng chùa (cùng tên chùa tại Việt Nam).

Thời gian với nhiều binh biến đã chứng minh giá trị lịch sử của chùa Hội Khánh, nơi lưu động bao ký ức của những chiến sĩ trẻ và những người thầy.

quang cảnh chùa hội khánh

Có thể họ chưa một lần ra trận nhưng những việc họ làm, đã tác động lớn với phong trào yêu nước trong lòng dân.

Ghi chú: Sau cách mạng tháng 8/1945, chùa trở thành trụ sở của Hội Phật Giáo Cứu Quốc thuộc Thủ Dầu Một.

 Đồng thời, chùa là trụ sở Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Sông Bé, Bình Dương.

Chùa Hội Khánh giờ mở cửa

3. Chùa Hội Khánh giờ mở cửa

Chùa Hội Khánh có giờ mở cửa linh hoạt, kéo dài cả tuần từ 4h30 sáng đến 21h00 tối.

Ghi chú: Giờ mở cửa chùa có thể bị gián đoạn, hoặc kéo dài, thậm chí có đoạn thời gian đóng cửa tùy vào thời điểm.

4. Hướng dẫn đường đi đến chùa Hội Khánh

  • Cách đi đến chùa Hội Khánh bằng ô tô

Với xe bus, xe máy, ô tô, theo xe du lịch,… chúng ta đến được chùa Hội Khánh.

Tuyến xe bus số 3,7,8 có trạm dừng trên đường Yersin.

Lưu ý: Bạn tự quản lý đồ dùng cá nhân và nhớ xuống đúng trạm.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Hội Khánh

  • Cách đi đến chùa Hội Khánh bằng xe máy

Chùa Hội Khánh cách Hồ Chí Minh khoảng 23.3km, cách Đồng Nai khoảng 75.5km, cách Bình Phước khoảng 103km, cách Tây Ninh khoảng 84.4km.

Gợi ý đường lộ trình từ Hồ Chí Minh.

Từ QL1A đến Lê Văn Khương và Hà Duy Phiên của tỉnh lộ 9 và tỉnh lộ 8, tìm đến đường CM Tháng 8 tại Phú Cường ở Thủ Dầu Một. Chúng ta tìm đến đường Yersin là đến chùa.

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Hội Khánh

Chùa Hội Khánh là một trong số ít những ngôi chùa vẫn giữ được những dấu ấn lịch sử. Phần lớn đều mang vẻ đẹp của kiến trúc cổ nơi chùa chiền.

Những hạng mục mới được xây dựng sau, nhằm bổ sung thêm quan cảnh và ý nghĩa tâm linh của chùa.

Ngôi chùa hiện nay được chia làm hai khu vực, nằm đối diện nhau, từng khu có cổng vào riêng.

 Một bên là khuôn viên xây dựng các công trình chính nên có của chùa (nền chùa cũ), một bên là thêm cảnh quan trang nghiêm của chùa ( chùa mới).

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *