Home / Bài Văn Cúng / Cúng cô hồn tháng 7 thế nào là CHUẨN? Đồ Cúng, Bài văn Khấn

Cúng cô hồn tháng 7 thế nào là CHUẨN? Đồ Cúng, Bài văn Khấn

Cúng cô hồn là một trong những lễ cúng rất quen thuộc nhất là dịp rằm tháng 7. Tuy nhiên, lễ cúng cô hồn không chỉ được thực hiện vào ngày rằm tháng 7, mà hàng tháng cứ ngày mùng 2 và 16 cũng được gọi là ngày cúng cô hồn. Để biết thêm nhiều điều về lễ cúng cô hồn, các bạn có thể tham khảo bài viết này của chúng tôi.

1. Giới thiệu về lễ cúng cô hồn

Lễ cúng cô hồn là một trong những lễ cúng khá quan trọng theo phong tục của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lễ cúng này. Dưới đây là những thông tin về lễ cúng cô hồn.

Cúng cô hồn là gì?

Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng thí thực cô hồn, lễ cúng này với mục đích là giúp đỡ những linh hồn lang thang không nơi nương tựa. Những vong hồn không nơi nương tựa chính là những người chết ở ngoài đường, ngoài chợ không được ai thờ cúng. Đến khi chết, vong hồn của họ cơm không no, áo không đủ ấm. Chính vì vậy, lễ cúng cô hồn như một nghĩa cử cao đẹp 1 phần nào giúp đỡ những vong hồn được sưởi ấm, bớt tủi thân phần nào. Ngoài ra, lễ cúng cô hồn còn với mục đích là tránh sự quấy nhiễu, phá rối của các vong hồn đối với gia đình mình.

cúng cô hồn ngày nào
Cúng cô hồn như thế nào cho đúng?

Cúng cô hồn ngày nào?

Thông thường, chúng ta chỉ biết đến ngày rằm tháng 7 là ngày cúng cô hồn – ngày xá tội vong nhân. Trong ngày này, hầu như các gia đình tại Việt Nam đều bày biện một mâm cỗ cúng bên ngoài sân cho những cô hồn không nơi nương tựa.

Tuy nhiên, đối với các gia đình làm kinh doanh thì lễ cúng cô hồn còn được thực hiện hàng tháng vào ngày mùng 2 và 16 nhưng không tổ chức to như lễ cúng cô hồn tháng 7. Cúng cô hồn hàng tháng là để xua đuổi, tránh sự quấy nhiễu của những vong hồn trong công việc làm ăn của gia chủ. Có nhiều người hỏi “có nên cúng cô hồn hàng tháng không?”. Cúng cô hồn hàng tháng thì nên thực hiện đối những gia đình làm ăn buôn bán, những gia đình công chức bình thường thì không cần phải cúng cô hồn hàng tháng.

Cúng cô hồn vào giờ nào?

Theo quan niệm dân gian, cô hồn chính là vong hồn của những người chết ở đường ở chợ không nơi nương tựa. Nói một cách dân gian cô hồn chính là ma, là quỷ. Theo quan niệm, bất cứ là cô hồn, hay vong hồn đều rất sợ ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, khi thực hiện lễ cúng cô hồn nên thực hiện vào buổi chiều tối, khi ánh sáng mặt trời đã yếu đi. Lúc này, cô hồn mới có thể đến để lấy đồ ăn và mang đi.

Bên cạnh đó, muốn xem giờ cúng cô hồn nhất là dịp cúng cô hồn tháng 7, gia chủ nên xem thêm theo mệnh hoặc theo tuổi để cho chính xác hơn.

2. Cúng cô hồn gồm những gì?

Có rất nhiều thắc mắc như: “Cúng cô hồn cần những gì?”; “Bài cúng thí thực cô hồn?”; “Cúng cô hồn như thế nào?”; “Mâm cúng cô hồn gồm những gì?”…. cùng rất nhiều câu hỏi khác. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp hết toàn bộ thắc mắc của các bạn về lễ cúng cô hồn.

cúng thí thực
Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

Mâm lễ cúng cô hồn rằm tháng 7

Phong tục cúng cô hồn rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng. Tháng 7 là tháng diêm vương mở cửa ngục, những cô hồn sẽ được thả về dân gian. Đến ngày 14/7, diêm vương cho đóng cửa ngục, chính vì vậy lễ cúng cô hồn nên được thực hiện trước ngày 15 tháng 7. Giờ cúng cô hồn nên chọn vào lúc chiều tối thì cô hồn mới nhận được hết lễ vật.

Lễ cúng cô hồn rằm tháng 7: thông thường trong lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 sẽ được tổ chức và chuẩn bị kỹ và nhiều hơn so với những ngày cúng cô hồn hàng tháng. Dưới đây là mâm cúng cô hồn rằm đơn giản rằm tháng 7 các bạn cần chuẩn bị:

  • 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.
  • 12 chén cháo trắng nhỏ nấu loãng được bày về các hướng xung quanh mâm cúng.
  • Mâm ngũ quả, phải đủ 5 loại quả và 5 màu sắc khác nhau.
  • 12 cục đường thẻ rải đều xung quanh mâm cúng.
  • Các loại bỏng ngô, bánh kẹo chuẩn bị thật nhiều rải đều khắp mâm.
  • Khoai luộc, sắn luộc, ngô luộc và mía cũng được rải đều các hướng.
  • 3 chén nước nhỏ. 3 cây nhang (3 cây hương), 2 nến cốc nhỏ…
  • Quần áo cúng chúng sinh nhiều màu sắc và đầy đủ kích cỡ….
  • Chuẩn bị sớ cúng, bài cúng, kinh cúng thí thực trong ngày rằm tháng 7 thật chu đáo.

Có điểm lưu ý: trong mâm cỗ cúng chúng sinh – cúng cô hồn tuyệt đối không thể thiếu món cháo loãng. Bởi theo tín ngưỡng, những vong hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ, chính vì vậy khó có thể nuốt được thức ăn thông thường nên phải ăn cháo.

Khi cúng cô hồn rằm tháng 7, gia chủ phải cúng ở ngoài sân tuyệt đối không được cúng trong nhà bởi như vậy sẽ rước vong hồn vào nhà. Trong khi cúng, gia chủ có thể đọc kinh cúng, văn khấn theo tâm nguyện của gia chủ, phát lòng thương đến những vong hồn không nơi nương tựa, chưa được siêu thoát. Sau khi kết thúc lễ cô hồn, phần gạo và muối phải đêm đi vãi ở sân và ngõ, sau đó mới đem đi đốt vàng mã.

Đồ cúng cô hồn có được ăn không? Câu trả lời là không, bởi vì cúng cô hồn mang ý nghĩa phân phát, chia sẻ đồ ăn – quần áo đến cho những cô hồn. Chính vì vậy, đồ cúng cô hồn sau khi cúng xong không được ăn mà phải để trẻ con hàng xóm giật đồ cúng cô hồn.

đồ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng

Hướng dẫn cúng cô hồn hàng tháng

Cúng cô hồn hàng tháng vào ngày mùng 2 và 16, ngày lễ cúng cô hồn này chỉ những người làm ăn buôn bán mới nên cúng. Theo quan niệm, công việc làm ăn của gia chủ không được thuận lợi đều cho rằng có cô hồn đến phá không cho làm ăn. Chính vì vậy, lễ cúng cô hồn hàng tháng mang ý nghĩa phát thức ăn để đuổi cô hồn. Vì đây là lễ cúng cô hồn nhỏ, cho nên việc sắp mâm cúng cũng không cần quá cầu kỳ như mâm cúng cô hồn rằm tháng 7. Dưới đây là gợi ý mâm cúng cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng:

  • Mâm ngũ quả (hoa quả phải đủ năm loại và 5 màu sắc khác nhau).
  • Một bình hoa.
  • Vài thếp tiền âm phủ: nên lựa chọn tiền vàng khoảng 2 đến 3 xếp tiền là đủ.
  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.
  • 1 bó nhang, vài cốc nến.
  • Ngô, khoai luộc, mía chặt thành từng đốt.
  • Bỏng, chút bánh kẹo.
  • Bài văn khấn, bài cúng cô hồn hàng tháng.

Mâm cúng cô hồn cúng hàng tháng cũng giống như cúng rằm tháng 7 phải cúng ở bên ngoài sân không được cúng ở trong nhà. Sau khi cúng cô hồn, đồ cúng cũng không được để lại. Thông thường, chỉ ngày rằm tháng 7 trẻ con hàng xóm mới biết để đến giật đồ ăn còn ngày thường thì sẽ không có trẻ con đến giật đồ. Chính vì vậy, đồ sau khi cúng xong có thể đem đi làm từ thiện hoặc đem cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Phần gạo muối thì đem rắc ra đầu ngõ.

3. Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7

Dưới đây là băn văn khấn 15/7 âm lịch được sử dụng nhiều nhất hiện nay

bài văn cúng cô hồn

4. Những lưu ý về lễ cúng cô hồn

Cúng cô hồn phải cúng đúng ngày, nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối, giờ cúng nên chọn phù hợp với mệnh – với tuổi của gia chủ.

cúng cô hồn gồm những gì
Phong tục giật đồ cúng

Khi cúng cô hồn đồ cúng tuyệt đối không được để lại vì ý nghĩa cúng cô hồn là đem phát lễ vật cho những cô hồn bị đày đọa, không nơi nương tựa.

Mâm cỗ cúng cô hồn tuyệt đối không được đặt trong nhà, như vậy có nghĩa là đang rước cô hồn vào nhà chứ không còn là đuổi cô hồn đi.

Sắm lễ cúng cô hồn không được dùng đồ mặn, như vậy sẽ khơi dậy lòng tham của cô hồn.

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn, những thông tin và những lưu ý về lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 cũng như cúng cô hồn ngày mùng 2 và 16 hàng tháng. Ngoài những ngày cúng cô hồn nói trên, một số gia đình còn cúng cô hồn vào ngày cuối năm với hy vọng những cô hồn cũng có được một cái tết trọn vẹn như bao vong linh khác.

Có thể bạn chưa biết: Cúng về nhà mới cần những gì? Bài Văn cúng về nhà mới 2018

 

Đọc Thật Chậm

cúng rằm tháng 8

Rằm tháng 8 – Ý nghĩa Ngày tết trăng rằm và bài văn khấn cúng

Rằm tháng 8, một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Rằm tháng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *