Home / Di tích / Chùa / Chùa Bửu Lâm cổ kính với bề dày lịch sử hơn 300 năm ở Tiền Giang

Chùa Bửu Lâm cổ kính với bề dày lịch sử hơn 300 năm ở Tiền Giang

Chùa Bửu Lâm là nơi tôn nghiêm, uy nghi nhưng tĩnh lạc, đậm bản sắc Phật Giáo. Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3.6km. Nam Mô A Di Đà Phật, Đức Phật an nhiên, tọa lạc nơi sầm uất mà “mỉm cười”trước cuộc sống của “nhân sinh”.

1. Chùa Bửu Lâm ở đâu

Chùa Bửu Lâm có vị trí: đường Nguyễn Văn Giác, P.3, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

2. Lịch sử hình thành chùa Bửu Lâm

Chùa Bửu Lâm lúc đầu là khuôn viên nhỏ. 

Chùa Bửu Lâm

Ngôi chùa là nơi cứu trợ, trị thương giúp nhân dân quanh vùng, lập bởi một vị ni cô am hiểu về các cây thuốc.

Diễn biến chính:

Vào đầu những năm thế kỷ 18, chúa Nguyễn thực hiện việc di dân từ miền Trung vào miền Nam, khai khẩn đất hoang, dựng làng lập ấp.

Trong số những người dân đó, có ni cô mộ đạo, có tài lương y, nên đã tìm đến cố hương xưa.

Sau đó, bà lập am nhỏ tu niệm và trồng cây thuốc để trị bệnh. Tiếng lành đồn xa, càng có nhiều phật tử đến chùa, nên ni cô đã cùng mọi người dựng ngôi chùa khang trang hơn trước ( khoảng năm 1742).

Năm 1803: Dưới thời Gia Long thứ 2, bà Nguyễn Thị Đạt đã vào chùa hội tôn đảnh lễ và mời được hòa thượng Tiên Thiện về làm trụ trì của chùa.

bảo tháp chùa bửu lâm

Với lòng thành tâm cúng vườn của cụ Đạt, sư Tiên Thiện, cùng mọi người đã chung ta trùng tu lại ngôi chùa.

 Từ đó, xây nên chùa rộng, thoáng bằng gỗ Mâm Xe.

Năm 1999: Ngôi chùa được công nhận là di tích cấp quốc gia.

??? THAM KHẢO: Kiến trúc chùa Long Sơn Nha Trang

3. Chùa Bửu Lâm giờ mở cửa

Chùa Bửu Lâm có giờ mở cửa linh động cà tuần, thời gian từ 6h00 sáng đến 17h00 tối.

Ghi chú: Vào những ngày lễ đặc biệt như Vu Lan, rằm lớn,… thì thời gian kéo dài hơn.

4. Hướng dẫn đường đi đến chùa Bửu Lâm

  • Cách đi đến chùa Bửu Lâm bằng ô tô

Xe bus là phương tiện công cộng hữu ích để di chuyển, hoặc chúng ta có thể thuê xe ô tô, theo tour,..

Tuyến 01, 03, 06. Giá vé: 15K/lượt ( toàn tuyến).

Lưu ý: Bạn nhớ tự quản lý đồ mang theo và nhớ dừng đúng trạm.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Bửu Lâm

  • Cách đi đến chùa Bửu Lâm bằng xe máy

Chùa Bửu Lâm cách UBND P.3 khoảng 800m. Gợi ý xuất phát từ thành phố Mỹ Tho.

Cách 1: Theo hướng Đông Nam lên Ấp Bắc về phía Nguyễn Thị Thập/ QL60, đến được chùa Bửu Lâm.

Cách 2: Theo hướng Đông Bắc, vào Nguyễn Quân, lên Ấp Bắc.

Lưu ý: bạn nhớ kiểm tra hành trang trước khi di chuyển và cần tuân thủ luật giao thông.

??? XEM THÊM: Chùa Quan Âm

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Bửu Lâm

Chùa Bửu Lâm là di tích kiến trúc tôn giáo, với nét kiến trúc vừa đậm nét thuần nghệ thuật Việt, vừa có nét phương Tây.

Ngôi chùa được xây trong khuôn viên khá rộng, xung quanh chùa có nhiều cây xanh. 

Trước cổng chùa vẫn còn lưu giữ lại một số cây cọ dầu, tán lá rộng, làm tôn lên khi chất trang nghiêm, trong bầu không khí tĩnh lặng chốn chùa chiền.

Ngôi chùa rực rỡ hào quang theo cách nhìn qua từng phương diện sau.

  • Điểm nhìn sơ lược kiến trúc của chùa Bửu Lâm

Chùa Bửu Lâm có cổng Tam Quan nổi bật, với gam màu đỏ chủ đạo xen lẫn màu vàng.

Cổng có mái cong, đầu đao uyển chuyển, gắn hình chạm rồng sống động.

Kiến trúc thiết kế tại chùa Bửu Lâm

 Trên mái cổng chính là hai rồng đang cùng hướng về long châu đỏ rực ở giữa (đối xứng lưỡng chầu).

Hai bên cổng chính có tượng đá sư tử, màu sứ trắng. Trước cổng chùa, có hai phiến đá khắc chữ là “ Từ bi trí tuệ” và “ Bửu Lâm cổ tự”.

Khi bước qua cổng, chúng ta được nhìn thấy khái quát phần nào khuôn viên thanh tịnh của chùa.

Đưa chân bước vội qua khoảng sân gạch đã nhuốm phần màu rêu là đến cổng bên trong của chùa.

Chùa Bửu Lâm có ba khu vực chính: tiền đường, chính điện và cuối cùng là nhà hậu tổ.

Các gian nhà rộng thoáng, được thiết kế công phu, tỉ mỉ, vững chắc với hệ thống cột kèo, và các hình chạm khắc trên tường, trên khung, trên cột,…

Bên trong chánh điện luôn tỏa ra ánh sáng màu diệu nơi đất Phật, cảm hóa bao nỗi bi thương của nhiều phật tử khi đến đây.

Chính giữa chánh điện có ba bức tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh: Đức Phật Thích Ca, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát…

⚠️⚠️⚠️ CHIA SẺ: Đường đi tới chùa Long Quang

Đặc trưng Phật Học và điểm nổi điêu khắc

Bên phải chánh điện có bàn thờ hai vị Hộ Pháp: Vi Đà Bồ Tát và Tiêu Diện Đại Sĩ Bồ Tát.

Ngoài ra, chánh điện có tượng Tây Phương Tam Thánh: Đức Phật A Di Đà, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Thế Chí. 

Dưới những bức tượng sinh động, đường nét hài hòa, tăng thêm vẻ uy nghi là tượng Đức Phật Dược Sư, trên tay cầm bình thuốc quý.

  • Đặc trưng Phật Học và điểm nổi điêu khắc

Phật Giáo trong chùa Bửu Lâm được truyền từ Đạo Thừa (Đại Thừa), thuộc dòng 5 tế chính tông.

 Tất cả đều nằm trên nền cao khoảng 1m, khuôn viên khoảng 1000 m2.

Nghệ thuật chạm khắc gỗ được nhấn mạnh, bởi độ tinh xảo mà các sản phẩm chế tác được hoàn thành.

Trong chùa có 12 tấm hoành phi. Mỗi tấm có nền gỗ dày 20cm, trên chạm 2 đến 3 lớp được chạm tứ linh và chữ nổi rất đẹp.

Bên cạnh đó, tại các bàn thờ, các cột, các bức khảm trên tường cũng được đánh nổi, chạm trổ và sơn son thếp vàng.

  • Một số điểm khác trong khuôn viên của chùa  Bửu Lâm

Khuôn viên chùa Bửu Lâm có nhiều cây sao cổ và kiểng đẹp, đủ loại phong phú. Tô điểm thêm vẻ “phòng lai tiên cảnh” nơi cảnh sắc tôn nghiêm của chùa.

Nếu chúng ta đang đứng sau cổng trong, khi nhìn về bên phải, thì thấy có nơi thờ Mẫu, thờ ông Quan Thánh. 

ột số điểm khác trong khuôn viên của chùa  Bửu Lâm

Hình ảnh làm rõ câu nói trong cái nhìn kiến trúc của nhiều người khi nhận định “Tiền Phật, Hậu Mẫu”.

Ở những vị trí khác, có cả tượng Phật Niết Bàn, tư thế nằm nghiêng khoan thai, an nhiên.

 Đặc biệt, có hai bức tượng quan âm, sứ trắng cùng đặt một chỗ ( có thể do phật tử đến tặng cùng thời điểm).

Chùa có cả vườn cây ăn trái nhỏ, vườn trồng rau để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho tăng ni trong chùa.

??? PHẢI XEM: Chùa Giác Nguyên ở đâu 

6. Lưu ý khi đi lễ chùa Bửu Lâm

Chùa Bửu Lâm có cung thờ Mẫu, thờ Thánh nên chúng ta được quyền đem theo lễ mặn, để cúng bái ở những khu vực này. Tuy nhiên,chúng ta không được sử dụng món ăn mặn tại chùa.

Một số điểm chú ý khác cần lưu tâm khi đi lễ chùa.

  • Tác phong ăn mặc cần chỉnh tề, gọn gàng, đơn giản hoặc trang nghiêm.
  • Lời nói, hành xử cần đúng mực, nhất là khi đứng trước Phật, khi nói chuyện với sư.

 Lưu ý khi đi lễ chùa Bửu Lâm

  • Không thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến lợi ích và danh tiếng nhà Phật, ngay trên đất Phật.
  • Tự quản lý hành trang cá nhân khi đến chùa vào dịp lễ đặc biệt, có đông phật tử để phòng bất trắc ( Chùa có chỗ để đồ, xe cho phật tử).
  • Dâng hương lễ Phật, cần tĩnh tâm và tắt thiết bị gây ồn ào.

Chùa Bửu Lâm tuy gần chợ, gần nơi ồn ào, nhiều thị phi nhưng vẫn trang nghiêm “đứng vững”. 

Ngôi chùa như gợi nhắc hướng đạo, buông bỏ điều nên buông trong cuộc sống thường nhật của bao người.

Cảm ơn bạn đã đọc. Dòng đời biến động, nhận thức tri ngộ mà giữ lấy điều nên giữ!

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *