Theo nét văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam, mỗi người chết đi sẽ còn lại phần linh hồn. Để tưởng nhớ tới những người đã khuất, con cháu người thân trong gia đình thường tổ chức các lễ cúng – Việc làm này được gọi là cúng gia tiên. Vậy bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc về lễ cúng gia tiên, bài cúng gia tiên đúng chuẩn cho các bạn.
Nội dung bài viết
1. Thờ cúng tổ tiên là gì?
Để tìm hiểu về lễ cúng gia tiên, bài cúng gia tiên như thế nào thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về thờ cúng tổ tiên là gì
Phong tục thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên không phải một văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, chỉ là phong tục đã có từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Đa phần người dân Việt Nam (những người công giáo) đều lập bàn thờ cho người thân đã khuất để cúng bái hàng tháng hoặc là trong những dịp lễ tết, ngày giỗ hay những dịp quan trọng.
Ý nghĩa của phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
Theo quan điểm của người dân Việt Nam, một người khi đã chết phần xác có thể bị phân hủy nhưng phần linh hồn thì vẫn còn mãi. Cho rằng, phần linh hồn của người đã khuất luôn ở bên cạnh con cháu của mình để phù hộ độ trì, khuyến khích con cháu mình làm điều tốt tránh làm điều tội lỗi. Chính vì những quan điểm này, phong tục cúng tổ tiên gia đời mang ý nghĩa, hy vọng linh hồn người đã khuất luôn che chở, giúp đỡ con cháu của mình. Ngoài ra, lễ cúng tổ tiên còn mang ý nghĩa tưởng nhớ tới nguồn cội, lòng hiếu thảo của con cháu đối với những người đã khuất.
2. Lễ cúng gia tiên
Lễ cúng gia tiên, lễ cúng được diễn ra thường xuyên từ ngày rằm, mùng 1 hàng tháng cho tới những ngày lễ trọng đại. Chính vì vậy, làm sao để có lễ cúng gia tiên cùng bài văn cúng chuẩn thì không phải ai cũng biết. Dưới đây sẽ là gợi ý về lễ cúng gia tiên trong một số ngày trọng đại.
Lễ cúng gia tiên ngày rằm mùng một hàng tháng
Lễ cúng này thường diễn ra ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng theo lịch âm. Chuẩn bị lễ cúng này không cần cầu kỳ, chỉ cần đơn giản đủ và đúng. Mâm lễ cúng gia tiên hàng tháng cần chuẩn bị: một đĩa hoa quả, một chút bánh kẹo, một bình hoa cúc hoặc cát tường, cây nến, bó nhang, 1 thếp tiền vàng cùng bài cúng, văn khấn gia tiên ngày rằm mùng một.
Cúng gia tiên ngày giỗ
Lễ cúng ngày giỗ là một lễ cúng đặc biệt quan trọng đối với những người đã khuất. Theo như quan điểm một ngày trên trời bằng 1 năm dưới đất. Bữa cúng gia tiên ngày giỗ chính là một bữa ăn trong ngày của người đã khuất. Chính vì vậy, tổ chức lễ giỗ phải thật chu đáo và đúng ngày. Cần chuẩn bị những gì cho mâm cỗ giỗ gia tiên?
- Mâm cỗ mặn: thịt gà nguyên con hoặc chặt thành miếng, chả nem, giò, miến, những món mặn mà người đã khuất khi còn sống yêu thích.
- Đĩa quả đầy đủ, bánh kẹo, hoa (nên sử dụng hoa cúc, hoa vàng đối với những người đã lập gia đình, hoa trắng đối với những người chưa lập gia đình).
- Nến, nhang, tiền vàng – quần áo – vật dụng bằng giấy vàng mã, bài cúng gia tiên ngày giỗ.
Cúng gia tiên rằm tháng 7 gồm những gì?
Rằm tháng 7 là một trong những lễ cúng đặc biệt quan trọng, việc cúng gia tiên thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm.
Săm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 bao gồm:
- Chuẩn bị một mâm cỗ mặn gồm: thịt gà luộc nguyên con, canh măng nấu sườn, chả nem, giò lụa, một món xào, xôi (có thể là xôi vò hạt sen, xôi gấc tuyệt đối không cúng xôi đỗ đen), canh miến, cơm trắng….
- Một đĩa hoa quả (đủ 5 loại quả 5 màu sắc khác nhau).
- Nhang, rượu trắng, trà pha sẵn, chén, bát đũa…
- 1 đĩa muối gừng.
- Quần áo, vật dụng vàng mã ghi rõ tên của người nhận.
- Sớ cúng gia tiên (để viết sớ cúng gia tiên đúng cách, các bạn có thể tham khảo tập văn cúng gia tiên, sách cúng gia tiên để cúng sao cho đúng và chuẩn nhất).
Cúng gia tiên đêm giao thừa
Lễ cúng đêm giao thừa là một nghi lễ cúng vô cùng quan trọng thường được tổ chức vào thời khắc điểm 12h, lúc giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Vậy phải chuẩn bị sao cho đúng?
Mâm cơm cúng gia tiên gồm những món: thịt gà luộc cả con, chả nem, xôi, thịt luộc, chè, cháo loãng, cơm, giò, canh măng….
Chuẩn bị thêm hoa, quả, nhang, nên cùng với thếp tiền vàng. Nhất định không thể thiếu bài cúng, văn khấn gia tiên đêm giao thừa.
Ngoài các lễ cúng nói trên, cúng gia tiền còn rất nhiều lễ cúng như: cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp, cúng phả độ gia tiên, lễ cúng gia tiên nhận con nuôi, cúng gia tiên chiều 30 tết, bài cúng gia tiên hàng ngày, cúng gia tiên rằm tháng giêng, cúng gia tiên ngày tết, cúng gia tiên cuối năm – đầu năm, cúng gia tiên ngày mùng 1 tết….
3. Những lưu ý về lễ cúng tổ tiên ông bà
Lễ cúng tổ tiên là lễ cúng vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa lòng thành kính nên phải chuẩn bị thật chu đáo.
Mỗi một ngày lễ phải chuẩn bị một bài cúng khác nhau (mỗi một ngày lễ biểu trưng cho ý nghĩa khác nhau).
Nên thực hiện cúng gia tiên vào buổi sáng, tránh để qua 12h trưa.