Chùa Thanh Sơn cách thành phố Cam Ranh khoảng 16.3km, trở thành điểm đến thiện nguyện của nhiều phật tử. Những con người giàu lòng nhân ái, họ đến và chia sẻ một phần “cực nhọc” cho các sư chùa, góp phần vào cuộc sống của những đứa trẻ ở đây.
Nội dung bài viết
1. Chùa Thanh Sơn ở đâu
Chùa Thanh Sơn tọa lạc tại vùng đất thuộc: xã Cam Hải Đông, tỉnh Khánh Hòa.
2. Lịch sử hình thành chùa Thanh Sơn
Theo lời thầy Thích Quảng Tâm, Chùa Thanh Sơn còn gọi là chùa Đá Lớn, vì sau chùa có tảng đá lớn.
Khoảng trước 1909: Các sư ông, sư cố khi đi tìm vùng đất để làm nơi Nông Thiền (nơi thiện nguyện, cứu giúp dân chúng), đã có duyên dừng chân ở Cam Lâm.
Năm 1936: Dưới thời vua Bảo Đại (nhà Nguyễn), chùa được có tên là “Thanh Sơn tự”.
Chùa đang tiến hành xây dựng lại dựa trên nền đất cũ, nhất là ngôi Tam Bảo.
Ghi chú: Cam Lâm tách ra từ Cam Ranh vào năm 2007.
??? PHẢI XEM: Chùa Hưng Long
3. Hướng dẫn đường đi đến chùa Thanh Sơn
-
Cách đi chùa Thanh Sơn bằng ô tô
Du khách đến chùa Thanh Sơn thường di chuyển theo đoàn bằng ô tô, hoặc xe máy, theo xe du lịch.
Nếu chúng ta chọn xe bus thì cần kết hợp hình thức di chuyển khác như đi xe thô trong bán kính khoảng 3km.
Tuyến 05: Phía Bắc cầu Trần Phú – Hòn Rớ. Giá vé: 7.000 đồng/lượt.
Lưu ý: Bạn nhớ giữ đồ cá nhân cẩn thận và dừng đúng trạm.
-
Cách đi chùa Thanh Sơn bằng xe máy
Nếu chúng ta xuất phát từ tỉnh Phú Yên trở ra Bắc thì theo tuyến QL1A, đến thành phố Nha Trang. Bạn lái xe vào đường Nguyễn Tất Thành thuộc ĐT657I đến Cam Hải Đông, rồi đến chùa.
Nếu chúng ta từ tỉnh Ninh Thuận vào Nam thì di chuyển đến thành phố Cam Ranh, rồi theo tuyến như trên đến chùa.
Lưu ý: Bạn nhớ kiểm tra tư trang trước khi xuất phát ( giấy tờ tùy thân, bằng lái xe, điện thoại,..). Tuyệt đối chú ý an toàn và tuân thủ luật giao thông.
❌❌❌ XEM THÊM: Chùa Tam Bảo mấy giờ mở cửa
4. Kiến trúc thiết kế tại chùa Thanh Sơn
Chùa Thanh Sơn được xây dựng trên vùng đất rộng lớn, non nước hữu tình, giáp với làng Thủy Triều.
Trước chùa có sở dừa lớn (vườn dừa), gọi là “sở dừa Hiệp Mỹ”.
Điểm lưu ý của chùa Thanh Sơn.
-
Khái quát khung cảnh và một số kiến trúc cũ còn lại của chùa
Cảnh trí của chùa Thanh Sơn được bao phủ bởi màu xanh của những tán cây, có nhiều di vật bằng đá cũ còn lưu lại. Kiến trúc chùa tương đối rộng lớn, chia làm nhiều khu vực.
Đường vào chùa, rồi từ cổng vào trong chưa được xử lý, vẫn còn là đường đất. Chính vì vậy rất khó di chuyển, đặc biệt là vào những ngày nắng nếu đi bộ.
Tuy nhiên, chùa có nhiều cây xanh nên nhìn chung tương đối mát mẻ.
Đến với chùa, được dịp thưởng thức tiếng chim ríu rít cả ngày và dùng thử nước giếng mát lạnh trong trong.
Đến nay, gần như toàn bộ kiến trúc của chùa đang từng bước tiến hành xây dựng lại, dưới sự giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm.
Chùa còn giữ vài nền móng hoặc tàn tích cũ của vài khu vực như ngôi Tam Bảo phúc sư ông năm 1936, chánh điện,…
Ở ngoài trời, dưới bóng mát của cây hoặc bên những tảng đá (có từ trước đó). Chúng ta chiêm bái, thắp hương gửi lòng thành đến Phật.
Tượng Phật Bà Quan Âm đứng tọa trên đài sen đá. Khung cảnh chư vị Bồ Tát cùng nhau đàm đạo nhân sinh.
Có những nơi trong chùa là nơi tái hiện đời sống sinh hoạt và tâm linh thuở mới khai sơn của các tiền nhân.
Cối đá, máy xay gạo bằng đá, bếp lửa kê bằng đá, …. đã có dấu hiệu bị bạc màu
-
Hạnh phúc và nụ cười trẻ em ở chùa
Các sư ở chùa Thanh Sơn chưa bao giờ quên ý nghĩa cốt lõi cho sự tồn tại của chùa.
Phía sau chùa từng là đất làm nông thiền, từng dùng để cứu giúp người khó khăn, dân chạy nạn. Phía trước chùa cách đó không xa trước đây vốn là đất canh tác.
Tính đến nay, chùa đã giúp đỡ, tạo cơ hội cho hơn 150 trẻ em. Tất cả các em được chăm sóc, dạy bảo cẩn thận, cùng nhau học tập lớn lên chung mái nhà.
Khu nhà được xây dựng kiên cố, và phân khu riêng rõ ràng: nơi nghỉ ngơi, nơi sinh hoạt vui chơi, nơi học đạo nghe thuyết giảng, nơi thực hiện lễ tụng,…
Xung quanh có nhiều chậu kiểng và có cả tượng Phật Di Lặc. Tượng Phật Bà được chế tác công phu kích thước lớn uy nghi, tôn nghiêm, hòa nhã gần trước tòa nhà.
Các trang thiết bị đầy đủ, tạo điều kiện tốt nhất cho các em sinh hoạt và tu học. Các em nhỏ, lớn đều lễ phép, ngoan ngoãn, ngoài giờ cá nhân thì phụ giúp các sư làm các việc công ích cho chùa.
??? XEM NGAY: Chùa Đại Tòng Lâm
5. Lưu ý khi đi tham quan chùa Thanh Sơn
- Chúng ta có thể chạy thẳng xe ô tô, xe máy vào chùa, nhưng phải đổ đúng nơi quy định.
- Nhập gia tùy tục nên cần điều chỉnh ăn mặc sao cho phù hợp nơi đất Phật.
- Tác phong hành xử, lời nói khi buông cần đúng mực.
- Không phá hoại, không buôn bán, không trục lợi bất kỳ tài sản nào của chùa.
- Khi đến thăm các em, nếu các bé có lỡ mạo phạm gì thì cần nói với sư thầy là được.
Chùa Thanh Sơn là nơi phật giáo tâm linh, cách thành phố Nha Trang khoảng 26.3km. Chùa nhận được nhiều quan tâm, giúp đỡ cũng đồng nghĩa với việc tương lai của các trò nhỏ thêm nhiều hy vọng.
Cảm ơn bạn đã đọc. Chia sẻ ngọt bùi có nhau, tích âm công đức lưu truyền ngày sau!