Home / Bài Văn Cúng / Lễ cúng sửa nhà gồm những gì? Bài văn khấn khởi công CHUẨN NHẤT

Lễ cúng sửa nhà gồm những gì? Bài văn khấn khởi công CHUẨN NHẤT

Ngôi nhà là tổ ấm của mỗi chúng ta, sau một thời gian dài sử dụng những ngôi nhà đã sẽ bị xuống cấp và hỏng hóc. Để đảm bảo cho tổ ấm, môi trường sống của chúng ta luôn được đảm bảo thì việc sửa nhà là một công việc vô cùng cần thiết. Công việc sửa nhà là một công việc vô cùng quan trọng, chính vì vậy mọi nghi lễ và công việc liên quan đến việc sửa nhà đều được các gia chủ vô cùng quan tâm. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp hết những thắc mắc về nghi lễ cúng sửa nhà cho các bạn quan tâm.

1. Sửa nhà có cần cúng không?

Có rất nhiều người khi chuẩn bị sửa nhà thường hỏi “Sửa nhà có cần cúng không?”.

cúng sửa nhà
Sửa nhà có cần cúng không?

Lễ cúng sửa nhà hay còn gọi là lễ cúng khởi công sửa nhà là một nghi lễ vô cùng quan trọng, tuyệt đối không được bỏ qua khi chuẩn bị sửa nhà.

Theo truyền thống của người dân Việt Nam ta, bất cứ một việc quan trọng nào như xây nhà, sửa nhà, đầy tháng cho con… đều phải có lễ cúng lên ông bà tổ tiên, thổ công, thần đất trong nhà.

Nếu như trên trần công việc xin giấy phép sửa nhà của gia chủ đối với chính quyền địa phương là một bước quan trọng, nghi lễ cúng sửa nhà là việc báo cáo với các bậc thần linh, thổ địa dưới âm.

Lễ cúng sửa nhà dù không ép buộc nhưng vẫn nên làm.

Người xưa quan niệm, lễ cúng sửa nhà tổ chức nhằm báo cáo và cầu xin thần linh phù hộ trong quá trình sửa nhà được thuận lợi, mọi việc diễn ra tốt đẹp.

2. Lễ cúng sửa nhà gồm những gì?

Lễ cúng sửa nhà hay thủ tục cúng sửa nhà vô cùng quan trọng, chính vì thế việc chuẩn bị cho lễ cúng phải thật chu đáo và thật thành tâm.

Dưới đây là những gợi ý cho việc chuẩn bị cho lễ cúng sửa nhà.

Mâm cúng sửa nhà gồm những gì?

Trong mâm lễ vật cúng sửa nhà gia chủ nên lưu ý phải chuẩn bị những đồ lễ sau:

  • 1 bộ đồ lễ tam sinh bao gồm 3 thứ không thể thiếu: trứng luộc, thịt lợn luộc và 1 con tôm luộc.
  • 1 con gà để nguyên con luộc.
  • Đồ nếp: có thể là bánh chưng hoặc xôi (nên nấu xôi đỗ hoặc xôi gấc để đem lại may mắn).
  • 1 mâm ngũ quả.
  • 1 bình hoa (nên chọn hoa màu đỏ và cắm sổ lẻ nên chọn 9 bông).
  • 5 oản gạo nhỏ (nên chọn loại oản có vỏ màu đỏ).
  • 1 đĩa muối trắng, 1 bát nước trắng, 1 bình rượu trắng, 1 bát gạo cùng 3 chiếc chén nhỏ.
  • 1 bao thuốc lá, 1 lạng chè khô, 5 lễ tiền vàng, nến, 5 bộ trầu cau, 3 miếng trầu têm sẵn.
lễ cúng sửa nhà gồm những gì
Mâm cỗ cúng sửa nhà

Bên cạnh mâm cúng phải chuẩn bị đầy đủ, gia chủ cần phải quan tâm và chuẩn bị thật chu đáo bài cúng sửa nhà. Văn cúng sửa nhà phải được ghi ở trong tờ giấy sớ cúng.

Theo như nhiều người, việc làm lễ cúng sửa nhà để cho đúng thường mời thầy cúng về để cúng lễ sửa nhà.

Lưu ý khi mua đồ cúng sửa nhà

Nên chọn mua những lễ vật cúng ngon, tươi và sạch nhất để làm lễ.

Khi sắm lễ cúng để sửa nhà thì không nên mặc cả.

3. Sửa nhà cúng như thế nào?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bài cúng sửa nhà cùng mâm lễ vật thì cách bày trí và cách cúng cũng là điều vô cùng quan trọng các bạn phải chú ý.

Dù chuẩn bị lễ vật cúng đúng đầy đủ nhưng cách cúng không chính xác thì mọi công tác trong việc sửa nhà đều không gặp suôn sẻ và thuận lợi.

Chọn ngày làm lễ:

Để việc làm lễ sửa nhà được diễn ra một cách suôn sẻ, gia chủ phải chọn ngày – giờ – hướng hợp với tuổi của gia chủ hoặc với người mượn tuổi làm lễ.

 Việc chọn ngày làm lễ tốt phải là ngày có chút mưa nhỏ, như vậy mới nhiều tài lộc.

Bài trí mâm lễ cúng:

Tất cả đồ lễ vật cúng sửa nhà phải được đặt trong một chiếc mâm. Chiếc mâm lễ vật phải được đặt lên một chiếc bàn cao và đặt giữa ngôi nhà mà mình đang muốn sửa chữa.

bài cúng sửa nhà

Thực hiện cúng:

Gia chủ phải mặc quần áo sao cho thật trang nghiêm và chính tề. Sau đó, thắp nhang khấn vái 4 phương 8 hướng rồi mới quay lại mâm cỗ cúng để đọc bài khấn cúng sửa nhà.

Sau khi cúng xong, đợi nhang cháy gần hết thì gia chủ đi hóa vàng mã, rải gạo muối.

Sau đó, gia chủ phải tự tay cuốc vào chỗ được động thổ. Sau lễ cúng thợ sửa nhà mới được vào thi công.

Lưu ý đối với những người mượn tuổi để sửa nhà

Trong lễ cúng sửa nhà, nếu gia chủ mượn tuổi người khác để sửa nhà thì người được mượn tuổi phải tiến hành khấn vái và toàn bộ các nghi lễ trong lễ cúng.

Trong khi lễ cúng diễn ra, gia chủ phải tránh cách xa khoảng 100m trở lên. Sau khi nghi lễ sửa nhà diễn ra xong gia chủ mới được về nhà và chỉ đạo công việc sửa nhà.

4. Bài văn cúng sửa chữa nhà

văn cúng sửa nhà

Trên đây là toàn bộ những thông tin về lễ cúng sửa nhà và bài văn khấn cúng chuẩn nhất.

Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này những gia chủ đang chuẩn bị sửa nhà sẽ có thêm kinh nghiệm về mua sắm và cách cúng lễ sửa nhà chuẩn nhất.

Đọc thêm: Bài văn cúng gia tiên & Mâm cơm chuẩn theo phong tục Việt Nam

 

 

Đọc Thật Chậm

cúng rằm tháng 8

Rằm tháng 8 – Ý nghĩa Ngày tết trăng rằm và bài văn khấn cúng

Rằm tháng 8, một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Rằm tháng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *