Home / Di tích / Chùa / Chùa Linh Sơn vừa tôn nghiêm vừa bình dị trong cái nhìn của phật tử

Chùa Linh Sơn vừa tôn nghiêm vừa bình dị trong cái nhìn của phật tử

Chùa Linh Sơn gắn liền với vùng đất thơ mộng mang tên “Xứ Đà Lạt”, trong nét cổ kính, hiện đại, pha lẫn trong không gian có phần trầm lắng hơn sôi động. Ngôi chùa với nét kiến trúc độc đáo, riêng biệt, mang đến những xúc cảm chân thật và kỳ diệu.

1. Địa chỉ chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn tọa lạc tại: số 120, đường Nguyễn Văn Trỗi, P. 2, Đà Lạt, Lâm Đồng.

2. Lịch sử hình thành chùa Linh Sơn cổ tự

Năm 1938: Bắt đầu tiến hành đặt móng xây dựng chùa Linh Sơn.Từ năm khai sơn đến nay chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn lưu được nét cổ kính trong kiến trúc.

Địa chỉ chùa Linh Sơn

3. Chùa Linh Sơn Đà Lạt giờ mở cửa

Chùa Linh Sơn có giờ mở cửa: 6h00 – 18h00 vào tất cả các ngày.

Ghi chú: Thời gian hoạt động của chùa kéo dài thêm, rút ngắn, thậm chí tạm thời đóng cửa tùy vào từng thời điểm như ngày lễ, đợt dịch corona,…

4. Hướng dẫn đường đi đến chùa Linh Sơn Đà Lạt

  • Cách đi đến chùa Linh Sơn bằng ô tô

Nếu bạn từ tỉnh khác đến tham quan có thể lựa chọn xe khách để đi đến Bến xe Phương Trang. Từ bến thuê xe bạn đi thêm 4.3 km là đến được chùa.

Cách đi đến chùa Linh Sơn

Hoặc chúng ta sử dụng gợi ý tuyến xe bus sau (nhớ hỏi bác tài điểm đón và dừng xe bus).

Tuyến: Đà Lạt – Đức Trọng, Đà Lạt – Đơn Dương

Lưu ý: Bạn tự quản lý đồ cá nhân và dừng đúng trạm để tránh mất thời gian.

  • Cách đi đến chùa Linh Sơn bằng xe máy

Khi chúng ta đã đến thành phố Đà Lạt, thì theo gợi sau để đến chùa Linh Sơn.

Đi về phía QL20, vào đường Trần Quốc Toản và Bùi Thị Xuân, đến p. 2, sau đó rẽ phải và đi thẳng điểm đến nằm bên phải.

Lưu ý: Bạn nhớ tuân thủ luật giao thông và cẩn thận khi lên đèo, đồng thời kiểm tra tư trang trước khi xuất phát.

lịch sử chùa linh sơn

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn là công trình kiến trúc đơn giản nhưng in đậm giá trị lịch sử tại thành phố ngàn hoa.

Một số điểm nhấn khi nhắc đến các hạng mục của chùa.

  • Vẻ đẹp từ cổng Tam Quan đến chánh điện của chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn được dựng trên địa hình trên đồi núi thấp. Tổng diện tích không quá rộng, được xây dựng theo lối kiến trúc Á Đông.  

Trên mái cổng tam quan có gắn kiến trúc mô phỏng hình ngôi nhà, điểm cao nhất của tầng mái là “ Long chầu lưỡng nguyệt”.

Khi bước qua Tam Quan, bạn gần như chỉ nghe thấy tiếng chuông chùa và tiếng gõ mõ của sư thầy.

Những cây bạch đàn vươn mình cao vút vào khoảng trời, in bóng dưới mặt đất, che bớt cái nắng cho phật tử khi đến chánh điện.

Vẻ đẹp từ cổng Tam Quan đến chánh điện của chùa Linh Sơn

Phía trước chánh điện có bài trí 4 pho tượng đá hình kỳ lân với hai trụ gỗ sơn đỏ, gắn câu đối liễn. Bên phải chánh điện có Tháp Ôn.

Gian nhà chánh điện có mái ngói xếp dọc, màu ngói đã nhuốm rêu phong, đao mái cong. Từ góc mái đến đỉnh mái gắn rồng chạm trổ công phu, tỉ mỉ.

  • Chánh điện cổ kính của chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn xây dựng chánh điện dựa trên thiết kế nhà ba gian, gắn liền với hình ảnh gần gũi của các gia đình Việt cổ

Ở giữa chánh điện có thờ tượng Phật Thích Ca thiền định uy nghi trên đài sen, với câu đối liễn hai bên.

Bức tượng được làm từ đồng, chế tác tinh xảo, làm nên thần sắc tôn nghiêm của Đức Phật. Tượng được đúc năm 1952, với cân nặng 1250 kg.

Chánh điện cổ kính của chùa Linh Sơn

Màu sắc và độ nhẵn bóng của bức tượng dưới ánh đèn đã làm tăng thêm vẻ trang nghiêm khi chiêm bái.

Bên phải chánh điện có tượng Hộ Pháp và Đại Hồng Chung. Chuông đồng được đúc năm 1958 có cân nặng 700kg.

Bên trái chánh điện thì nhà tổ đường, nơi thờ Đạt Ma Sư Tổ và chư vị cao tăng đã viên tịch của chùa.

Đồng thời, là nơi để hài cốt của những phật tử do sư chùa đích thân tiến hành nghi lễ siêu thoát sau khi khuất.

Trước khi đặt chân vào chánh điện, chúng ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Bảo Tháp hình bát giác.

  • Báo Tháp Bát Giác và tượng Quan Âm trong khuôn viên chùa.

Trong khuôn viên chùa Linh Sơn có Bảo Tháp Bát Giác 7 tầng, thuộc khu Mộ Tháp. 

Báo Tháp Bát Giác và tượng Quan Âm trong khuôn viên chùa.

Ở trước Tháp có hòn non bộ, bên phải tháp có gian nhà thờ cúng. Xung quanh Bảo Tháp có 4 trụ đèn dựng từ bê tông cốt thép, trên thân có khắc chữ hán tự.

Ngoài ra, chùa có tượng Quan Âm màu sứ trắng được tạc từ đá hoa cương đang đứng trên đài sen.

6. Lưu ý khi đi tham quan chùa Linh Sơn

  • Trang phục gọn gàng, chỉnh tề, không hở bạo
  • Trước khi nói, hành động cần suy nghĩ kỹ, tránh gây điều thị phi.

Lưu ý khi đi tham quan chùa Linh Sơn

  • Không tùy ý vào những khu vực cấm như gian nhà sinh hoạt riêng của tăng ni,…
  • Không được phạm sát giới ở chùa.

Chùa Linh Sơn ầm trầm và nhuốm bụi thời gian, đã trở thành một trong những nơi linh thiêng nổi tiếng ở Đà Lạt.

Cảm ơn bạn đã đọc. Tốt lành, an lạc, nhiều nụ cười!

Đọc Thật Chậm

Chùa Hưng Long ở đâu

Chùa Hưng Long “trái tim thiện tâm” hơn 1000 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội

Chùa Hưng Long là một trong 8 ngôi chùa được ban sắc lệnh xây dựng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *