Home / Bài Văn Cúng / Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cúng gì? Bài Văn Khấn Chuẩn Nhất

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cúng gì? Bài Văn Khấn Chuẩn Nhất

Cúng mùng 5 tháng 5 đối với người Việt Nam ta, ngày này là ngày tết lớn thứ 2 ở trong năm. Lễ cúng mùng 5 tháng 5 còn gọi là ngày “giết sâu bọ” hay ngày tết Đoan Ngọ. Vào ngày này, người dân Việt Nam thường có phong tục ăn hoa quả, rượu nếp… từ sáng sớm. Để biết thêm những điều thú vị về cúng 5/5, các bạn hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

1. Truyền thuyết về lễ cúng mùng 5 tháng 5 (tết Đoan Ngọ)

Theo như truyền thuyết của các cụ thời xưa kể lại, vào một mùa vụ trong khi nông dân đang ăn mừng và vô cùng vui sướng vì năm đó cây cối đậu được nhiều hoa trái.

Tuy nhiên, năm đó lại xảy ra nạn sâu bọ phá hoại kéo dài gây ra hỏng và dẫn đến mất mùa.

Người dân đang đau đầu không biết làm như thế nào, có một ông lão danh xưng là Đôi Truân đã giúp người dân diệt trừ nạn sâu bọ hại nông nghiệp.

cúng 5/5
Tết Đoan Ngọ – Tết mùng 5 tháng 5

Ông hướng dẫn cho dân chúng lập một đàn để cúng bao gồm các loại hoa quả và bánh trái. Sau đó, người dân phải đứng trước cửa nhà mình vận động tập thể dục.

Người dân đồng loạt làm theo, chỉ sau 1 lúc thì tất cả sâu bọ đã rơi xuống.

Sau đó ông Đôi Truân còn dặn, hàng năm cứ đến dịp này là phải làm lễ vì đây là thời gian sâu bọ sinh sôi, nảy nở và phát triển rất nhanh.

Từ đó cho đến tận bây giờ, cứ đến ngày mùng 5/5 lại thực hiện cúng diệt sâu bọ.

Vậy nên, tết 5/5 còn được gọi là “tết diệt sâu bọ” hay “tết Đoan Ngọ” (vì ngày tết này thường được người dân cúng vào giữa trưa).

Ý nghĩa cúng mùng 5 tháng 5

Ngày tết 5/5 âm lịch là một ngày tết vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam và vô cùng ý nghĩa đối với những người ở nông thôn.

Sở dĩ, nói những người ở nông thôn là vì, đa phần người ở nông thôn thường làm ruộng canh tác nông nghiệp.

Ngày mùng 5/5 không chỉ là tết giết sâu bọ mà còn là ngày nghỉ ngơi sau gần nửa năm làm việc vất vả.

Trong khoảng thời gian này, thời tiết bắt đầu nắng nóng, gây ra sự sinh sôi nảy nở của sâu bọ.

Đúng theo như truyền thuyết xưa kể, ý nghĩa của ngày cúng mùng 5 tháng 5 là để diệt trừ sâu bọ gây hại tới mùa màng.

Cũng có quan niệm khác, trong cơ thể của con người, nhất là những bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa thường có rất nhiều sâu bọ, giun sán, vì vật cần phải diệt trừ.

Nếu không diệt trừ sẽ để lại hậu quả khó lường cho sức khỏe. Chính vì vậy, ngày lễ cúng mùng 5/5 còn mang ý nghĩa diệt sâu bọ cho chính con người chứ không chỉ ở cây cối.

2. Cách diệt trừ sâu bọ trong cơ thể người ngày lễ cúng 5/5

Theo như dân gian truyền lại, muốn trong cơ thể người hết sâu bọ thì phải làm theo những bước sau đây:

mùng 5 tháng 5 cúng gì
Mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5

Buổi sáng khi thức dậy, điều đầu tiên tuyệt đối không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng 3 lần bằng nước muối cho sạch sâu bọ ở trong khoang miệng.

Tiếp tục ăn một quả trứng vịt đã luộc, ăn xong trứng rồi mới được bước chân ra khỏi giường.

Sau khi xuống giường thì phải ăn 1 bát gạo nếp để cho sâu bọ trong đường ruột bị say bởi hơi cay trong men của rượu nếp.

Cuối cùng là ăn trái cây để cho sâu bọ chết và thải ra bên ngoài.

3. Cúng mùng 5 tháng 5 gồm những gì?

Lễ cúng 5/5 nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách chuẩn bị và cúng sao cho đúng và cúng mùng 5 tháng 5 như thế nào?

Nghi thức cúng mùng 5/5 vào giờ nào?

Theo như dân gian truyền lại, lễ cúng 5/5 phải được thực hiện vào giữa trưa đúng vào giờ chính Ngọ là khoảng 12h trưa.

Sở dĩ chọn giờ này là vì, 12h trưa là lúc mặt trời lên thiên đỉnh, ánh sáng mặt trời lúc này cũng là gay gắt nhất.

Chính vì vậy, dùng ánh nắng mặt trời để thiêu đốt hết những vi khuẩn và sâu bọ. Cũng chính vì giờ cúng vào giờ chính Ngọ, cho nên lễ tết mùng 5/5 còn được gọi là tết Đoan Ngọ.

Mùng 5 tháng 5 cúng gì?

Dưới đây là những gợi ý về cách sắm lễ, chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày mùng 5 tháng 5:

  • 1 bình hoa tươi, 1 bó hương, giấy tiền âm phủ (chỉ nên mua theo đúng phong tục, tránh mua nhiều gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường).
  • Một ấm nước.
  • 1 bát rượu nếp lớn.
  • Mâm trái cây: mận, vải, đào, chuối, dưa hấu…(những loại quả đặc trưng của mùa hè).
  • Bánh tro (hay còn gọi là bánh gio).
  • Thịt vịt (có thể là vịt luộc hoặc là vịt quay đều được).
  • Một đĩa xôi, bát chè.

Hướng dẫn cách cúng mùng 5 tháng 5

cách cúng mùng 5 tháng 5
Rượu nếp – món ăn ngày mùng 5 tháng 5

Sau khi đã chuẩn bị xong mâm cơm, mâm lễ vật cúng mùng 5 tháng 5, các gia chủ phải chuẩn bị bài văn cúng.

Trong bài khấn cúng mùng 5 tháng 5 phải lậy đầy đủ các vị chư thần, thần linh, thổ địa, nêu rõ tên gia chủ cùng các thành viên trong gia đình cùng địa chỉ chính xác.

Sau khi đọc xong bài cúng, gia chủ phải cảm tạ, cảm ơn đến các vị thần đã phù hộ, độ trì cho gia đình mình.

Khi cúng mùng 5 tháng 5 nhất định phải cúng trong giờ Ngọ từ 11h trưa cho đến 13h cùng ngày.

4. Ý nghĩa đồ cúng mùng 5 tháng 5

Thịt vịt

Thịt vịt là món lễ vật cúng khá quan trọng trong mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5. Món lễ vật này thường không được sử dụng nhiều đối với người miền Bắc và Nam.

Nhưng đối với người miền Trung là món không thể thiếu trong lễ cúng mùng 5 tháng 5.

Theo như quan niệm, thịt vịt có tính hàn, khi thưởng thức món thịt vịt trong những ngày hè oi nóng của tiết trời mùng 5/5 sẽ giúp cho cơ thể thanh nhiệt, giảm bớt được sự oi nóng.

Rượu nếp

Rượu nếp, món lễ vật chắc chắn không thể thiếu trong mâm đồ cúng tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm từ xưa, trong ngày giết sâu bọ những thứ khác có thể thiếu nhưng rượu nếp thì không thể thiếu.

Rượu nếp là món ăn có vị cay nồng sự kết hợp giữa gạo nếp lứt màu vàng nâu và men cay nồng.

Chính hương vị cay nồng của rượu nếp sẽ diệt trừ được sâu bọ, ký sinh trùng đang sống trong đường ruột của cơ thể chúng ta.

Bánh tro (bánh gio)

cúng mùng 5 tháng 5 gồm những gì
Bánh tro – Bánh cúng ngày mùng 5 tháng 5

Bánh tro, loại bánh có lẽ cũng khá xa lạ với khá nhiều người. Tuy nhiên, món bánh này là món bánh cúng không nên để thiếu trong mâm lễ vật cúng mùng 5/5.

Bánh tro tùy từng vùng miền sẽ có những tên gọi khác nhau như: bánh gio, bánh âm, bánh ú tro…

Bánh được làm từ gạo nếp được ngâm với nước tro đốt của các loại cây rồi gói trong lá chuối và luộc. Chính vì thế, bánh khi nấu xong có màu vàng mật vô cùng đẹp mắt.

Bánh tro thường được gói thành hình chóp tam giác hoặc hình thuôn dài tùy từng địa phương.

Bánh tro dù được làm bằng gạo nếp nhưng lại có tính mát, rất tốt cho đường tiêu hóa, nên món bánh này rất phù hợp cho ngày tết Đoan Ngọ.

Chè Kê

Món chè này là món chè đặc trưng trong mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5 của vùng đất Huế.

Chè kê được nấu từ hạt kê cùng với đường và nước gừng. Chè kê khi nấu xong có màu sánh, sền sệt rất hấp dẫn.

Chè kê là một món ăn thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho đường tiêu hóa, bồi bổ khí huyết. Một món ăn quá tuyệt vời cho ngày tết diệt sâu bọ.

5. Bài văn khấn cúng mùng 5 tháng 5

bài cúng ngày mùng 5 tháng 5
Văn khấn cúng mùng 5 tháng 5

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách cúng, cách bày mâm cúng, chuẩn bị mâm cúng mùng 5/5 đầy đủ nhất.

Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết này, các bạn có thể chuẩn bị lễ cúng mùng 5 tháng 5 cho gia đình mình đầy đủ nhất.

Đọc thêm: Cúng mùng 2 và 16 hàng tháng là cúng gì? Bài văn khấn chuẩn nhất

 

Đọc Thật Chậm

cúng cô hồn ngày nào

Cúng cô hồn tháng 7 thế nào là CHUẨN? Đồ Cúng, Bài văn Khấn

Cúng cô hồn là một trong những lễ cúng rất quen thuộc nhất là dịp …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *