Home / Bài Văn Cúng / Lễ cúng thôi nôi cho Bé Trai, Bé Gái cần những gì? Giờ nào?

Lễ cúng thôi nôi cho Bé Trai, Bé Gái cần những gì? Giờ nào?

Lễ cúng thôi nôi là một trong những lễ vô cùng quan trọng đối với một đứa trẻ. Ngày lễ thôi là một dấu mốc vô cùng quan trọng, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của một em bé. Vậy, để tổ chức một buổi lễ thôi nôi đúng truyền thống và ý nghĩa cho bé cần chuẩn bị những gì?

1. Cúng thôi nôi là gì? Tại sao phải cúng thôi nôi cho bé?

Lễ cúng thôi nôi là một mốc đánh dấu sự phát triển của một em bé. Đối với các bậc làm cha mẹ, lễ thôi nôi còn thể hiện tình cảm của cha mẹ đối với sự hiện diện của những thiên thần bé nhỏ của mình. Ngoài ra, lễ thôi nôi còn là lời cảm ơn của các bậc cha mẹ đối với thần linh, tổ ơn đã phù hộ cho những đứa con của mình được phát triển khỏe mạnh. Cùng với đó là hy vọng những đứa con của mình sau này sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

cúng thôi nôi
Cúng thôi nôi cho bé trai  và bé gái

Ngoài những ý nghĩa trên, lễ thôi nôi còn được hiểu theo nghĩa đen. Hai chữ “thôi nôi” có nghĩa là không nằm nôi nữa. Hiểu rõ hơn, đối với một em bé khi đã được 1 tuổi, bé đã khá cứng cáp và phát triển. Lúc này, các em bé sẽ được cho ra nằm giường rộng hơn, thoải mái hơn để bé có thể tự do để phát triển.

Cách tính ngày lễ thôi nôi

Cách tính ngày lễ thôi nôi là một khâu vô cùng quan trọng khiến cho rất nhiều ông bố, bà mẹ phải đau đầu. Một vài câu hỏi như: “Cúng thôi nôi ngày âm hay dương?”; “Cúng thôi nôi nam trồi nữ sụt là như thế nào?”; “Cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không?”; “Cúng thôi nôi vào sáng hay chiều?”….. còn rất nhiều câu hỏi khác nữa liên quan đến ngày lễ thôi nôi này.

Cách tính và lễ cúng thôi nôi ở miền bắc, miền trung, miền nam sẽ có những sự khác nhau. Dưới đây là một số cách tính thôi nôi cho các bé được nhiều người sử dụng nhất.

  • Cách tính thôi nôi nam trồi nữ thụt có nghĩa là: đối với những bé trai sẽ tính đủ một năm rồi cộng thêm một ngày, vào ngày đó sẽ là ngày cúng thôi nôi cho bé trai. Đối với bé gái sẽ là lùi một ngày so với ngày sinh của bé để tổ chức cúng thôi nôi cho bé gái.  
  • . Cách tính gái lùi 2 trai lùi một. Bé trai sẽ làm lễ cúng thôi nôi lùi lại một ngày so với ngày sinh, bé gái sẽ lùi 2 ngày so với ngày sinh.
  • Cũng có những nơi làm lễ cúng thôi nôi cho bé đúng ngày.

Lưu ý khi tính cúng thôi nôi và giờ cúng thôi nôi: tính thôi nôi cho bé theo lịch âm, nếu như tính thôi nôi của bé vào đúng năm nhuận (tức là có 13 tháng) thì làm sớm lên 1 tháng so với tháng sinh của bé. Tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé nên làm vào sáng sớm hoặc lúc chiều tối.

cúng thôi nôi cho bé gái
Mâm cúng thôi nôi 12 bà mụ và bà chúa

2. Lễ cúng thôi nôi gồm những gì?

Tùy theo văn hóa của từng vùng miền, mua đồ cúng thôi nôi, đặt đồ cúng thôi nôi, sắp mâm cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái có những nét khác nhau. Tuy nhiên, chuẩn bị mâm lễ cúng hầu như sẽ bao gồm: mâm cúng 12 bà mụ và 1 bà chúa, mâm cúng Đức Ông, mâm cúng ông Thần Tài – Thổ Địa và ông Táo. Ngày nay khi xã hội phát triển, các bậc cha mẹ chưa có kinh nghiệm có thể mua đồ cúng thôi nôi hoặc tham khảo bài viết dưới đây.

Mâm cúng thôi nôi gồm những gì?

Đối với mâm cúng ông Thần Tài, Thổ Địa và ông Táo cần chuẩn bị những đồ lễ sau:

  • 3 mâm trái cây đủ 5 loại và 5 màu cho 3 ông.
  • 3 chén chè đậu xanh.
  • 3 đĩa xôi (có thể lựa chọn xôi đỗ, xôi hạt sen, xôi gấc – nên chọn xôi gấc vì có màu đỏ tạo nên sự may mắn).
  • 3 bộ tam sên bao gồm: thịt, trứng, cua (có thể lựa chọn tôm để thay thế).
  • 9 ly nước để sắp thành 3 mâm.
  • 3 bình hoa, 3 gói hương, 3 tập tiền âm phủ và bài văn khấn.

Đối với mâm cúng 12 bà mụ và mâm cúng bà chúa các bậc cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ đủ như sau:

  • Chuẩn bị 1 mâm trái cây ngũ quả.
  • 13 miếng thịt heo quay.
  • 12 đĩa xôi nhỏ (xôi gấc để tạo sự may mắn) và 1 đĩa xôi lớn.
  • 1 bát cháo lớn.
  • 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn (lưu ý: đối với bé trai thì dùng chè đậu còn với bé gái thì dùng chè trôi nước).
  • Nước, rượu trắng đủ 13 bà.
  • 1 bình hoa và nhang để thắp và các bài cúng thôi nôi cho bé đơn giản.
  • 13 bộ tiền vàng.
  • 13 miếng trầu đã têm.
  • Chuẩn bị thêm chén đũa cho 13 bà. Có điểm lưu ý đối với đôi đũa của bà chúa phải là đũa hoa – theo như dân gian truyền lại bà rất thích dùng đũa hoa.
cúng thôi nôi ngày âm hay dương
Mâm cúng thôi nôi Đức Ông

Đối với mâm cúng 3 Đức Ông bao gồm:

  • Một con gà luộc nguyên con.
  • 3 bát cháo lớn.
  • 3 đĩa xôi lớn.
  • 3 miếng thịt heo quay.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • Tiền âm phủ, hương cùng với các bài văn khấn cúng thôi nôi.

3. Bài văn cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái thường được sử dụng

văn khấn cúng thôi nôi
Bài cúng thôi nôi cho bé

4. Những nghi lễ sau khi cúng thôi nôi

Sau khi hoàn thành xong nghi lễ cúng thôi nôi cho bé. Bước tiếp theo cha mẹ nên chuẩn bị một mâm đồ chơi cho bé để bé bốc. Theo như phong tục dân gian, món đồ bé chọn đầu tiên sẽ tiên đoán nghề nghiệp tương lai của bé. Cách sắp mâm như sau: cha mẹ bé sẽ để sẵn những vật dụng trên một chiếc mâm rồi bảo bé chọn món đồ nào bé thích. Một số món đồ thường được các bậc cha mẹ đặt: sách, tiền, bút, lược, máy tính, gương, điện thoại, đồ chơi nấu ăn, các mô hình ô tô – máy bay, ống nghe… mỗi món đồ sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.

Bút viết: định hướng nghề nghiệp cho bé theo các ngành như nhà văn, nhà báo, giáo viên…

Sách vở: biểu thị ý nghĩa là chăm học, luôn tìm tòi khám phá, định hướng theo những nghề về nghiên cứu.

Máy tính: nghề nghiệp sau này của bé sẽ liên quan đến tính toán, tư duy như các lĩnh vực về kinh tế, tài chính và kinh doanh.

Ống nghe: ống nghe thì chắc chắn sẽ làm bác sĩ, y tá hoặc trở thành dược sĩ.

Điện thoại: sẽ liên quan đến những ngành về sáng tạo công nghệ hoặc những ngành về ngoại giao.

lễ cúng thôi nôi đơn giản
Nghi thức chọn đồ của bé

Ô tô – máy bay: có thể trong tương lai các em bé của các bạn sẽ trở thành những phi hành gia, phi công, nhà chế tạo sản xuất ô tô – máy bay.

Đồ chơi nấu ăn: hãy tin rằng sau này bé sẽ trở thành một đầu bếp tài ba, đem lại những món ăn vô cùng hấp dẫn phục vụ mọi người.

Kéo, gương, lược: đây là những vật dụng liên quan đến thẩm mỹ. Biết đâu sau này bé nhà bạn sẽ đi theo con đường nghệ thuật, mỹ thuật hoặc cũng có thể trở thành những người thợ cắt tóc làm đẹp cho mọi người.

Nghi lễ lì xì, tặng quà và những lời chúc

Theo như phong tục dân gian, nghi lễ lì xì và tặng quà không thể bỏ qua trong lễ thôi nôi. Nghi thức tặng quà, lì xì và chức cho bé như để đem lại sức khỏe và những điều tốt lành đến cho bé sau này.

Một vài món quà mọi người thường tặng cho bé trong ngày lễ thôi nôi: lắc tay – dây chuyền – bông tai bằng vàng hoặc được làm bằng bạc. Tuy nhiên, nên chọn bằng bạc, khi bé đeo sẽ tránh được gió và ít khi bị bệnh. Ngoài ra, có thể tặng đồ chơi, quần áo cho bé đều được.

Trên đây là toàn bộ những điều cần làm trong ngày lễ thôi nôi cho bé. Mong rằng, sau bài viết này các ông bố – bà mẹ sẽ chuẩn bị thật tốt lễ cúng thôi nôi cho những thiên thần bé nhỏ của gia đình nhà mình.

Xem tiếp: Cúng dường tam bảo là gì? Ý nghĩa của việc Công đức, Cúng dường

Đọc Thật Chậm

cúng cô hồn ngày nào

Cúng cô hồn tháng 7 thế nào là CHUẨN? Đồ Cúng, Bài văn Khấn

Cúng cô hồn là một trong những lễ cúng rất quen thuộc nhất là dịp …

Một bình luận

  1. cảm ơn bạn những thông tin hữu ích này rất cần các bậc phụ huynh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *