Home / Bài Văn Cúng / Rằm tháng 8 – Ý nghĩa Ngày tết trăng rằm và bài văn khấn cúng

Rằm tháng 8 – Ý nghĩa Ngày tết trăng rằm và bài văn khấn cúng

Rằm tháng 8, một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Rằm tháng 8 không chỉ là ngày thắp hương ông bà, tổ tiên, thần thổ công mà còn được biết đến như là một ngày lễ tết, được gọi là tết Trung Thu. Đối với nhiều nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam tết trung thu được tổ chức rất linh đình, không chỉ là dịp vui chơi mà còn là dịp sum vầy cả gia đình.

1. Truyền thống ngày rằm tháng 8

Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày rằm tháng 8 cũng có tên gọi khác là Tết Đoàn Viên. Trong ngày này hầu hết người dân Việt nam đều sum họp làm lễ cúng gia tiên giống những ngày rằm khác trong năm. Tuy nhiên, trong ngày rằm tháng 8 còn có sắp lễ, bày hoa quả bánh trái ra để cúng trăng.

cúng rằm tháng 8
Lễ hội rằm tháng 8

Trong ngày tết Trung Thu – rằm tháng 8 người lớn thường uống rượu, thưởng trăng và múa hát. Đối với trẻ em, trong ngày này sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động thú vị như đi rước đèn ông sao, đi xem múa lân, cùng nhau hát vang những bài hát trăng rằm tháng 8 được sáng tác riêng, sau đó sẽ cùng nhau ăn bánh kẹo hoa quả được bày ra dưới ánh trăng. Ở một vài địa phương, tại các trường học còn tổ chức những hội thi làm đèn ông sao, bày mâm cỗ hoa quả để đón chị hằng, sau đó cùng nhau vui vẻ phá cỗ dưới ánh trăng tròn.

Tết Trung Thu không chỉ được tổ chức tại Việt Nam, rất nhiều các quốc gia trong Châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… cũng tổ chức ngày rằm tháng 8 rất lớn.

Nguồn gốc của rằm tháng 8 – tết Trung Thu

Nguồn gốc của ngày rằm tháng 8 – tết Trung Thu được bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết xưa kể rằng, thời của vua Đường Hoàng Minh, đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch vua đang dạo chơi trong khu vườn Ngự Uyển. Giữa không gian tĩnh lặng, những cơn gió nhẹ thoang thoảng, vua được một đạo sĩ có phép tiên đưa lên cung trăng dạo chơi.

Khi được đưa lên cung trăng, nhà vua dường như bị cuốn theo phong cảnh nơi chốn thần tiên đến quên đường về. Sau khi hồi cung, vua vẫn bồi hồi nhớ lại những cảnh tượng cõi thần tiên. Cho nên, cứ rằm tháng 8 hàng năm vua lại tổ chức rước đèn, bày tiệc thưởng nguyệt, nhưng cung nữ múa hát quanh điện. Kể từ đó, cứ vào ngày rằm tháng 8 không chỉ trong cung mà dân gian cũng tổ chức ngày tết Trung Thu.

rằm tháng 8 là ngày mấy
Chị hằng – biểu tượng của ngày rằm tháng 8

Bên cạnh truyền thuyết kể trên, cũng có truyền thuyết nói rằng ngày rằm tháng 8 là ngày sinh của vua Đường Minh Hoàng. Nên trong ngày này, trong cung được treo rất nhiều đèn lồng, mở tiệc ăn mừng khắp nơi trong cung điện.  

Dù theo truyền thuyết nào, ngày rằm tháng 8 cũng được ra đời dưới thời vua Đường Hoàng Minh và được lưu truyền rộng rãi đến ngày nay không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản…

Ý nghĩa ngày rằm tháng 8

Ngày tết trăng rằm tháng 8, theo phong tục của người Việt Nam ta, ông bà – bố mẹ thường bày cỗ làm đèn lồng treo trước cửa nhà cho các con các cháu vui đùa và rước đèn, múa lân khắp các làng, các xóm.

Trong ngày rằm tháng 8 được bày biện rất nhiều bánh, kẹo, hoa quả… cùng với đó tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian, ca hát. Điều này mang ý nghĩa, cha mẹ lúc nào cũng quan tâm chăm sóc cho con cái của mình, luôn muốn làm điều tốt nhất cho con mình. Từ đó, tình cảm gia đình sẽ càng ngày trở nên khăng khít hơn. Chính vì vậy, ngày rằm tháng 8 mới có thêm tên gọi nữa là tết Đoàn Viên.

Những hoạt động trong ngày rằm cũng mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà và cha mẹ.

thắp hương rằm tháng 8
Mâm cỗ ngày rằm tháng 8

Ngày nay, nhiều người vẫn lầm tưởng ngày rằm tháng 8 là ngày tết của trẻ em. Tuy nhiên, trước kia ngày rằm tháng 8 là ngày dành cho người lớn. Trong ngày này, người lớn thường uống rượu, trò chuyện, thưởng nguyệt. Sau này, ngày rằm tháng 8 mới thay đổi dành cho cả trẻ em với những hoạt động như ca hát, rước đèn, múa lân…

Trước đây, ngày này dành cho những người lớn, chính vì vậy trong ngày rằm tháng 8 là ngày trao duyen của các đôi lứa.

2. Sắm lễ cúng rằm tháng 8

Thông thường, đối với người dân Việt Nam cứ đến ngày rằm, mùng 1 hàng tháng con cháu thường thắp hương lên ông bà tổ tiên. Không giống như rằm tháng giêng hay rằm tháng 7 làm mâm cỗ mặn, rằm tháng 8 chỉ cần có mâm hoa quả, xôi, thịt. Tuy nhiên, trên mâm hoa quả phải đầy đủ 5 loại quả và 5 màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, trên ban thờ thắp hương rằm tháng 8 thì phải sắp thêm những chiếc bánh dẻo, bánh nướng. Bánh dẻo, bánh nướng thể hiện cho sự đoàn viên, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, vàng mã, tiền âm phủ, những nén hương, bài văn khấn cúng rằm tháng 8 là không thể thiếu.

Văn khấn cúng rằm tháng 8

văn khấn ngày rằm tháng 8

Rằm tháng 8, một trong những ngày lễ khá quan trọng đối với người Việt Nam. Chính vì vậy, bên cạnh việc sắm lễ sao cho chu đáo thì bài cúng rằm tháng 8 cũng được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

Theo như phong tục, khi đọc bài văn khấn rằm tháng 8 các bạn phải kính lạy các vị tôn thần, các ngài sau đó mới kính lại đến tổ tiên mình. Trong bài văn cúng phải nói rõ họ tên gia chủ, tuổi, địa chỉ cùng tên tuổi người thân trong gia đình. Sau đó nêu lên lý do thắp hương,…Cuối cùng là cúi lạy, xin các cụ phù hộ độ trì rồi đợi khi nhang đốt xong thì đi hóa vàng mã, tiền âm phủ.

3. Lễ hội rằm tháng 8 – tết Trung Thu

Tết Trung Thu hay còn gọi là lễ hội rằm tháng 8 được tổ chức hàng năm đúng vào ngày 15 tháng 8 âm lịch tầm khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch. Tại hầu hết các tỉnh thành trên đất nước ta đều tổ chức rất nhiều các hoạt động vui chơi vô cùng đặc sắc. Ngoài các hoạt động vui chơi lễ hội rằm tháng 8 tại Tây Ninh còn tổ chức lễ hội ẩm thực chay lớn nhất nước ta thu hút được rất nhiều người dân cũng như khách du lịch ghé thăm.

khấn rằm tháng 8
Bánh dẻo – bánh nướng đặc trưng ngày rằm

Trong ngày rằm tháng 8, ngoài những món bánh kẹo đặc trưng thì mứt gừng, mứt bí, hạt dưa, bánh dẻo, bánh nướng là những món không thể thiếu dành cho trẻ em trong ngày này. Bên cạnh đó phải kể đến những lễ hội sau:

Bày cỗ cho trẻ em để đón trăng:

Trước đây, vào ngày rằm các hộ gia đình thường tập trung bày cỗ đón trăng cho con em mình. Ngày nay, lễ hội trăng rằm được tổ chức rộng rãi thành các hội thi bày biện mâm cỗ đón trăng. Trong mâm cỗ bao gồm bưởi, hoa và bánh nướng bánh dẻo. Từ những thứ đơn giản như những quả bưởi có thể tạo thành hình những con gấu, con chó, con mèo vô cùng ngộ nghĩnh để bày trí mâm cỗ. Bên cạnh đó, những chiếc kẹo cũng được tạo thành hình những cây dừa, lăng bác hay những tòa tháp nổi tiếng. Những hoạt động thi đấu này khiến cho ngày rằm tháng 8 trở nên sôi động và thú vị hơn rất nhiều.

Rước đèn – múa lân:

Rước đèn, múa lân là một trong những hoạt động được trẻ em thích thú nhất. Những chiếc đèn ông sao sáng lấp lánh cùng tiếng hát của những em nhỏ vang lên qua những con phố vô cùng thú vị. Hình ảnh và âm thanh của tiếng trống và múa lân tạo nên sự sôi động mà những ngày lễ tết khác không thể có được.

Những bài hát trăng rằm tháng 8

Một số bài hát về ngày hội trăng rằm tháng 8 như: rước đèn, thằng cuội, hội trăng rằm… cùng rất nhiều các bài hát khác.

Xem tiếp: Nghi lễ cúng đầy tháng cho Bé Trai, Bé Gái đơn giản ở 3 Miền

Đọc Thật Chậm

cúng cô hồn ngày nào

Cúng cô hồn tháng 7 thế nào là CHUẨN? Đồ Cúng, Bài văn Khấn

Cúng cô hồn là một trong những lễ cúng rất quen thuộc nhất là dịp …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *