Home / Bài Văn Cúng / Cúng ông Công ông Táo (23 tháng 12)- Mâm cơm, Sắm lễ, Văn Khấn

Cúng ông Công ông Táo (23 tháng 12)- Mâm cơm, Sắm lễ, Văn Khấn

Cúng 23 tháng chạp hay còn được gọi là cúng ông công, ông táo về trời. Lễ cúng truyền thống này được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu truyền đến tận ngày hôm nay. Lễ cúng táo quân dù là một trong những lễ cúng được nhiều người biết đến, tuy nhiên không phải ai cũng biết được ý nghĩa của lễ cúng này. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc về ngày lễ cúng 23 tháng chạp vô cùng quan trọng.

1. Những thông tin về lễ cúng Táo quân 23 tháng chạp

Cúng 23 tháng chạp là lễ cúng vô cùng quan trọng vào mỗi dịp năm hết tết đến. Tuy nhiên, ý nghĩa cũng như nguồn gốc về lễ cúng này thì không phải ai cũng biết. Để chuẩn bị thật tốt cho lễ cúng ông Táo sắp tới, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Cúng ngày 23 tháng chạp là gì?

Lễ cúng ngày 23 tháng chạp, lễ cúng đưa tiễn ông táo về trời hay còn gọi là cúng ông Táo. Theo quan điểm của ông cha ta từ xưa đến nay, táo quân sau khi về trời sẽ bẩm và báo cáo lại với Ngọc Hoàng về những sự kiện diễn ra ở trong năm dưới trần gian.

cúng ngày 23 tháng chạp

Cũng chính vì vậy, người Việt Nam ta rất coi trọng lễ cúng này. Với hy vọng, khi lên trời ông táo sẽ thưa lại những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng, nói nhẹ đi những điều xấu và cầu xin những điều tốt đẹp nhất cho hạ giới trong năm tiếp theo.

Lễ cúng ông táo được tổ chức vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Sở dĩ phải cúng trước khi hết năm, theo quan niệm cúng sớm thì ông táo sẽ nhận được hết toàn bộ lễ vật của gia chủ và ông cũng có đủ thời gian để về trời và chuẩn bị bẩm báo lên hoàng thượng. Sau khi nghi lễ cúng sẽ là lễ thả cá – theo quan niệm đây chính là phương tiện để đưa ông táo về trời.

Nguồn gốc ra đời lễ cúng ngày 23 tháng chạp – cúng Táo quân (ông táo)

Táo quân là những ai? Theo như sự tích, táo quân chính là 3 vị thần thổ công, thổ địa, thổ kỳ – có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi về Việt Nam, sự tích này được biến đổi theo hướng khác

Trong sự tích này, là những người rất chung thủy luôn hướng đến gia đình. Chính vì vậy, vì ngưỡng mộ tình cảm và sự thủy chung của ông táo nên đã lập thờ cúng. Với một hy vọng sẽ luôn giữ cho bếp lửa trong nhà họ luôn cháy, giữ được sự hòa thuận, nồng ấm và hạnh phúc trong gia đình.

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Hóa vàng mã cúng ông Công ông Táo ở thời điểm nào

Cũng từ đây, Táo quân còn được biết đến là vị thần của gia đình – ông cai quản hết tất cả mọi chuyện diễn ra trong gia đình. Chính vì vậy, để tỏ lòng biết ơn và hy vọng ông sẽ giúp đỡ gia đình trong năm mới, người Việt ta mới tổ chức lễ cúng ông táo vào ngày 23 tháng chạp hàng năm.

Ý nghĩa cúng ông táo 23 tháng chạp

Ông táo, vị thần cai quản mọi hoạt động của gia đình, từ những điềm may – rủi – tốt – xấu ông đều nắm rõ. Ngoài ra, ông táo còn là một trong những vị thần ngăn cản quỷ giữ xâm nhập vào đất đai nhà mình, giúp cho gia chủ luôn được bình yên.

Chính vì vậy, lễ cúng ông táo như lời cảm ơn của gia chủ đối với ông táo. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa cầu mong bình an, đầm ấm, hạnh phúc cho gia chủ trong năm tới.

Trong ngày tiễn ông táo về trời, người dân có tục thả cá chép. Cá chép ngoài ý nghĩa là phương tiện đưa ông táo về trời mà còn thể hiện cho sự thành công, phát triển thăng hoa hơn trong sự nghiệp. Bởi cá chép được ví với rất nhiều câu “cá chép hóa rồng”; “cá vượt vũ môn”.

2. Cúng 23 tháng chạp vào giờ nào?

Thông thường, lễ cúng 23 tháng chạp – cúng ông công, ông táo được tổ chức từ ngày 22, 23 tháng chạp. Có người quan niệm rằng, nên cúng trước ngày 23, bởi 23 là ngày ông táo về trời. Nếu như cúng trong ngày hôm đó ông sẽ không kịp nhận được lễ vật của gia chủ trước khi về trời.

Tuy nhiên, theo phong tục thì vẫn nên cúng vào ngày 23. Có một điểm lưu ý, nếu như cúng ông táo trong ngày 23 thì phải hoàn thành lễ cúng trước 12h trưa. Bởi bắt đầu từ 12h trưa ông táo đã về chầu trời. Gia chủ cúng sau 12 giờ trưa ông táo sẽ không nhận được bất kỳ lễ vật nào, gia chủ sẽ bị quở trách.

Ngoài ra, gia chủ có thể xem chi tiết hơn ngày cúng – giờ cúng – hướng cúng phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ. Chỉ cần lưu ý một điều, cúng 23 tháng chạp phải thực hiện trước 12h trưa ngày 23.

3. Lễ cúng 23 tháng chạp

Để hoàn thành lễ cúng 23 tháng chạp thật đầy đủ và chu đáo, công việc đầu tiên gia chủ phải chuẩn bị thật chu đáo – Đó chính là sắm lễ cúng 23 tháng chạp.

Mâm cơm cúng 23 tháng chạp

Dưới đây là một số đồ cúng không thể thiếu trong mâm cúng 23 tháng chạp (mâm cúng ông táo về trời):

  • 3 bộ quần áo ông táo (2 bộ của đàn ông và 1 bộ của đàn bà).
Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Phân biệt được bộ đồ của ông táo và bà táo: chiếc mũ của ông táo sẽ có 2 cánh chuồn ở chóp mũ, mũ của bà táo thì không có cánh chuồn.

Việc chọn quần áo ông công, ông táo cũng phải được lựa chọn theo mệnh của gia chủ thì mới đem lại may mắn và suôn sẻ. Mệnh Kim thì nên mua bộ màu vàng, mệnh Mộc thì nên dùng bộ màu trắng, mệnh Thủy nên cúng bộ màu xanh, mệnh Hỏa sử dụng bộ màu đỏ, mệnh Thổ thì đem cúng bộ màu đen.

  • 1 bình hoa, nến, nhang, tiền âm phủ mỗi loại 1 thếp.
  • 1 đĩa xôi (thông thường sẽ là xôi trắng hoặc xôi gấc).
  • 1 đĩa thịt heo luộc.
  • 1 đĩa hoa quả (thông thường sẽ bao gồm 5 loại quả với màu sắc khác nhau).
  • Có thể thêm bát chè hoặc cháo.
  • 1 đĩa muối thêm chút gừng.

Đối với những gia chủ có trẻ nhỏ mới sinh, người ta còn cúng táo quân thêm một con gà luộc. Loại gà để chọn cúng phải là gà trống mới tập gáy. Điều này mang ý nghĩa nhờ táo quân xin giúp Ngọc Hoàng cho đứa bé sau này khi lớn lên sẽ khỏe mạnh, nghị lực can đảm như chú gà trống.

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Nên sử dụng tiền âm phủ để cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh mâm cỗ cúng, gia chủ cần phải chuẩn bị thêm sớ cúng. Bên trong sớ cúng sẽ bao gồm bài khấn, văn khấn cúng ông táo, bài cúng gia tiên. Để biết sâu hơn, các gia chủ nên tham khảo những bài viết, sách tại chùa về những bài cúng thổ công, cúng ông địa, bài văn khấn cúng 23 tháng chạp đúng nhất.

Quan niệm thả cá chép

Đối với ngày lễ cúng táo quân tùy theo từng vùng miền sẽ chuẩn bị những mâm lễ cúng khác nhau, cùng với đó là phương tiện để tiễn ông táo về trời cũng khác nhau.

Miền Bắc:  đối với người miền Bắc, bên cạnh mâm lễ cúng ông táo thì luôn phải có 1 con cá chép vàng còn sống. Theo quan niệm, cá chép càng khỏe thì sẽ đưa ông táo đi nhanh hơn và đem lại nhiều may mắn với gia chủ hơn. Với hy vọng giống với câu “cá chép hóa rồng” sẽ đưa ông táo về trời. Bên cạnh đó, hành động phóng sinh động vật về với thiên nhiên cũng là một trong những hành động đẹp.

Miền Trung: phương tiện để rước ông táo về trời là ngựa, trong lễ cúng 23 tháng chạp họ sẽ đốt một con ngựa giấy đầy đủ yên và cương để ông táo dễ dàng lên chầu trời

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Có thể sử dụng cá chép sống hoặc giấy để cúng

Miền Nam: người miền Nam không quan trọng phương tiện, bởi ông táo là một vị thần nên có thể bay về trời. Cho nên trang phục cúng chỉ bao gồm mũ, áo và giày cho ông táo.

4. Những điều không nên làm trong ngày cúng 23 tháng chạp

Trong thủ tục và nghi thức cúng ông công, ông táo, ông địa ngày 23 tháng chạp gia chủ nên tránh làm những điều sau:

  • Không được đặt mâm lễ cúng dưới bếp.
  • Không được phép khấn xin tài lộc và sung túc.
  • Tuyệt đối không được thực hiện cúng 23 tháng chạp sau 12h trưa ngày 23.
  • Lễ cúng ông táo chỉ nên làm tại nhà, không nên mang đến chốn đền chùa để cúng.

 

Đọc Thật Chậm

cúng cô hồn ngày nào

Cúng cô hồn tháng 7 thế nào là CHUẨN? Đồ Cúng, Bài văn Khấn

Cúng cô hồn là một trong những lễ cúng rất quen thuộc nhất là dịp …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *