Nghi lễ đọc Văn khấn khai trương là việc làm vô cùng cần thiết đối với những cửa hàng, quán ăn, công ty chuẩn bị bắt đầu hoạt động kinh doanh buôn bán. Đây được xem là nghi thức cầu tài lộc đã có từ lâu đời. Vậy khi cúng khai trương cần chú ý những gì cũng như đâu là bài văn cúng khấn khai trương chính xác nhất. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
1. Sự cần thiết của việc đọc văn khấn khai trương
Đầu tiên cần phải làm rõ cụm từ “Cúng khấn khai trương”. Ở đây cúng khai trương được hiểu theo 2 nghĩa do đặc tính văn hóa vùng miền tại nước ta.
- Miền Bắc: Cúng khai trương là nghi thức cúng lễ ra mắt các vị thần linh, chúa đất, Thổ Địa của chủ doanh nghiệp, công ty khi bắt đầu một hoạt động buôn bán kinh doanh
Xem thêm: Bài văn khấn nhập trạch văn phòng, cơ quan được sử dụng nhiều nhất

- Miền Nam: Ở miền Nam quan niệm việc cúng khai trương là Cúng mở hàng đầu năm. Mỗi năm sẽ có một ngày cúng khai trương khác nhau mà theo lời các Thầy Cúng thì đó là ngày đẹp khi mở hàng vào ngày đó thì mọi công việc trong năm sẽ được thuận lợi và xuôn xẻ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngày giờ sinh của người đứng đầu công ty, đơn vị đó mà ngày đọc văn khấn khai trương cũng sẽ khác nhau
Để buổi lễ đọc văn khấn khai trương đầu năm được diễn ra thành công thì công tác chuẩn bị của chủ đơn vị đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Dân gia có câu “ Đất có thổ công- Sông có Hà Bá” ở mỗi khu vực sẽ có những vị Thần Linh cai quản khác nhau. Vậy nên việc đọc văn khấn khai trương chính xác là hành động xin phép cũng như gửi lời thông báo tới thế giới vô hình tâm linh. Đây là việc làm quan trọng và đặc biệt cần thiết bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp những người chủ doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh cũng như mở cửa hàng và không làm các nghi thức cúng lễ. Trong quá trình buôn bán những ngày sau đó thường gặp những chuyện không may, hàng hóa thường bị ứ đọng, lượng khách tới mua hàng ngày một giảm sút…

Còn đối với những cửa hàng làm các nghi thức đọc văn khấn khai trương thì mọi chuyện thường “đầu xuôi, đuôi lọt”, lượng hàng tiêu thụ thường khá nhanh đều cũng như ký kết được rất nhiều các hợp đồng có giá trị lớn
Câu nói “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” chính là sự giải thích thỏa đáng nhất cho hiện tượng này. Vậy nên để mọi việc được thuận lợi và diễn ra xuôn xẻ thì người chủ doanh nghiệp công ty, nhà ăn, cửa hàng nên cân bằng được cả 2 cõi âm dương
2. Các yếu tố quyết định sự thành công của nghi thức đọc văn khấn khai trương
Mặc dù mọi điều chỉ là tương đối cũng như mang ý nghĩa tham khảo tuy nhiên. Bạn cũng cần chú ý tới một số điều trước đây để đón những điềm may mắn và tránh điềm gở
- Sự thành tâm: Không phải tự nhiên mà tienamphu.com đặt yếu tố này trên đầu những tiêu chí quyết định sự thành công của nghi lễ đọc văn khấn khai trương. Thật vậy, nếu người cúng lễ không có tâm cúng lễ mà chỉ làm qua loa cho xong nghi thức thì đôi khi sẽ bị các vị Thần Linh, Chúa đất cai quản khu vực đó trách phạt. Khiến việc kinh doanh bị trì trệ, thất bát.
Vậy nên, nếu đã xác định cúng khai trương thì bạn nên toàn tâm toàn ý cúng bái để có được nhiều tài Lộc nhất

- Khung giờ cúng khai trương: Như đã phân tích phía trên tùy thuộc vào ngày giờ sanh của chủ đơn vị mà ngày giờ cúng cũng vì thế mà khác nhau. Có thể đây là giờ tốt với đơn vị này nhưng chưa hẳn đã tốt với đơn vị khác. Nếu việc lựa chọn sai giờ cúng lễ có thể khiến quá trình làm ăn kinh doanh nhanh chóng lụi tàn và thất bại
Có thể bạn muốn biết: Văn cúng rằm tháng giêng- Tuyển tập những bài văn cúng chuẩn
3. Lễ vật cúng khai trương
Khi bạn đã hiểu được những nghi thức cần thiết thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những món lễ vật thường được sử dụng trong các buổi đọc văn khấn khai trương
Cúng giống như một số nghi lễ khác nghi thức cúng khai trương đầu năm cũng thường gồm 2 mâm là mâm đồ mặn và mâm đồ ngọt. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, phong tục tập quán của từng vùng miền cũng như quy mô công ty, cửa hàng, quán ăn và món đồ cúng có thể khác nhau.
Mâm ngọt: 1 mâm ngũ quả, hương, hoa, tiền âm phủ, đồ vàng mã, bánh kẹo, nước ngọt…
Mâm mặn: 1 con gà luộc, cơm, canh, xôi và một số món xào, luộc…
Bên cạnh đó không thể thiếu các đồ như: Rượu, Bài văn khấn khai trương, trà, đèn cây, nến, trầu, cau, nước sạch, tiền địa phủ, hàng mã…

Một số chú ý khi chuẩn bị lễ vật cúng khai trương
+ Quả: Đầu tiên cần phải khẳng định không phải loại quả nào cũng thích hợp để cúng khai trương.
+ Hoa: Nên là Hoa Ly hoặc Hoa Rơn nếu không có thể lựa chọn hoa Huệ hoặc hoa Hồng. Hạn chế sử dụng hoa Cúc bởi hoa cúc chỉ thực sự phù hợp khi cúng lễ ở nghĩa trang
+ Nến và các đồ cúng lễ khác: Nên chọn những món đồ có màu vàng (trừ hoa)
+ Tiền mã: Nên mua với số lượng vừa đủ không quá nhiều hoặc quá ít.
Khi các món đồ cúng đã có đầy đủ thì gia chủ nên bày biện sao cho đẹp mắt và lịch sự cũng như chỉnh lại trang phục, đầu tóc để châm nhang, rót trà, rượu và chuẩn bị đọc bài văn cúng khai trương đầu năm để xin phép thần Thổ Địa. Để việc kinh doanh làm ăn được thuận lợi và phát đạt
4. Bài văn khấn khai trương cửa hàng, công ty, văn phòng, xưởng, quán cafe được sử dụng nhiều nhất

Trong trường hợp bạn ghi bài văn cúng khai trương ra giấy thì hãy hóa cùng tiền âm phủ và đồ mã sau khi nghi thức cúng lễ kết thúc
Tienamphu.com hy vọng bài viết đã phần nào giúp quý vị hiểu hơn về văn khấn khai trương cũng như một số lưu ý cần thiết khi cúng khấn mở hàng. Mọi thông tin đóng góp để bài viết được hoàn thiện xin vui lòng để lại lời nhắn ở form thông tin bên dưới. Chúc quý vị có một buổi cúng lễ thành công!