Home / Di tích / Phủ / Tìm hiểu về di tích Phủ Giầy Nam Định

Tìm hiểu về di tích Phủ Giầy Nam Định

Khái niệm “phủ” trong quan niệm dân gian ở nước ta, được hiểu khá rộng rãi: Phủ là một cõi (cõi trời, cõi nước, cõi mây v.v…). Phủ là một nơi thờ gồm nhiều nhà thờ (tương tự như đền), nhiều điện. Phủ có thể thờ ở một ban, một cái tĩnh ở trong nhà, phủ có thể là cả một khu kiến trúc tín ngưỡng.

Phủ Giầy là tên chỉ vào cả một quần thể kiến trúc tín ngưỡng, gồm phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, lang Mẫu và nhiều đền, chùa, phủ khác. Thánh Mầu được thờ là Công chúa Liễu Hạnh.

Hiếm có nơi nào trên đất nước ta, trong bán kính chừng 1 km lại có mật độ di tích đậm đặc như ở Phủ Giầy. Đây là quần thể di tích có giá trị về mặt lịch sử cũng như về mặt nghệ thuật. Nằm rải rác trong phạm vi ba thôn:

Tiên Hương, Vân Cát, Báng Già (Xuân Bảng), các di tích này hoặc xen lẫn giữa những mái nhà lúp xúp bóng cây, hoặc nằm ngang mặt đường chính xe cộ qua lại nườm nượp, hoặc đứng biệt lập giữa cánh đồng mênh mông. Trước kia, nơi đây gồm 17 di tích, nhưng theo năm tháng, một số di tích đã bị phá hủy hoặc hư hại nhiều. Ngoài ba di tích lớn Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mâu, còn một loạt các di tích nhỏ có giá trị như đền Thượng, đền Quan lớn, đền Đức Vua, chùa Tiên Hương, chùa Long Vân, đền Công Đồng, đền Giếng, đình Ông Khổng, chùa Báng,

Xem thêm: Phủ Tiên Hương (Còn gọi là Phủ Chính) & những câu chuyện bí ẩn

phủ giầy

Phủ Khâm sai, Phủ Bóng, Phủ Tổ, đền Khải Thánh… Ngoài ra trước đây có hai ngôi chùa liên quan đến di tích Phủ Giầy (rước Mẫu trong ngày hội tháng Ba) là chùa Gôi, xã Tam Thanh và chùa Dần, xã Trung Thành. Phức hợp với những ngọn núi mọc đột ngột giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, các di tích nơi đây đã tạo nên một vẻ đẹp khá độc đáo.

Trong các di tích còn lại, có thể nhận thấy sự tồn tại đại diện nhiều loại hình di tích tôn giáo (không kể đến nhà thờ nhỏ của xóm đạo Tân Xuân): Chùa thờ Phật; đình thờ Thành hoàng; đền thờ Vua; thờ Phúc thần, thờ Thần tự nhiên; đền với tư cách từ đường của một dòng họ lớn; Phủ thờ Mẫu và tùy tòng, đặc biệt còn có cả Lăng Mẫu với dáng vẻ như một đài tế trời đất. Sự song song tồn tại của các loại hình di tích này, một mặt phản ánh sự hỗn dung tôn giáo trong một làng quê, mặt khác chứng tỏ làng Kẻ Giầy cũng có những đặc điểm tín ngưỡng chung như phần lớn các làng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (có chùa, đình, đền) và có những đặc điểm tín ngưỡng riêng biệt: hệ thống di tích thờ Mẫu.

I. CÁC LOẠI HÌNH DI TÍCH

  1. Chùa thờ Phật.

“Đất vua, chùa làng”. Cũng như mọi làng quê Việt Nam, các làng ở xã Kim Thái đều có chùa. Có thể kể tới ba ngôi chùa gắn với ba làng: Chùa Báng (tên chữ là Linh Sơn tự) ở làng Báng; chùa Tiên Hương (Tiên Linh tự) ở làng Tiên Hương; chùa Long Vân (Ngọc Tiên tự) ở làng Vân Cát.

Chùa thờ Phật, nên chùa nào cũng có các ban thờ Tam bảo và tượng Phật Bà Quan âm, tượng Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Ban thờ Tổ, các pho tượng Hộ Pháp khuyến thiện, trừng ác… Trong ba ngôi chùa thì hai chùa có ban thờ Mẫu: ban Mẫu của chùa Báng nằm trong gian phía trái của chùa cùng với ban thờ Tổ và thờ Gia tiên; ban thờ Mẫu của chùa Tiên Hương lại nằm ở vị trí sâu nhất của chùa, phía sau tòa Tam bảo. Riêng chùa Long Vân không có ban Mẫu, có lẽ giản đơn vì chùa nằm sát phía tường bên phải của Phủ Vân Cát – chuyên thờ Mẫu (phía đôi xứng bên kia của đền Đức Vua).

phủ vân cát

  1. Đình thờ Thành hoàng – đình Ông Khổng.

Đình Ông Khổng quay mặt ra đường 6, theo hướng Đông như đôi diện với Phủ Tiên Hương. Ông Khổng – nhân vật được tôn làm Thành hoàng ở đây – được quan niệm là Khổng Minh Không. Vậy Khổng Minh Không là ai?

Các nhà nghiên cứu Phật học cho rằng trong lịch sử có thể có hai vị thiền sư khác nhau: Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Theo sách Thiền uyển tập anh, Dương Không Lộ (? – 1119) là người hương Hải Thanh, Giao Thủy, tu ở chùa Nghiêm Quang (tức chùa Keo), còn Nguyễn Minh Không (1066-1141) người hương Đàm Xá, tức làng Điềm (Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình) cũng đi tu Phật và là người có công chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông (Từ Đạo Hạnh hóa thân). Điểm trùng hợp là cả hai vị thiền sư này trước khi đi tu đều xuất thân dân chài lưới, làm nghề đánh cá. Nhưng về sau, tâm thức dân gian và một số sách vở ghi lại đã nhập hai vị làm một: Minh Không – Không Lộ. Nhân vật này được huyền thoại hóa cùng với “vết chân khổng lồ”, và từ đó hình thành ông thần Thành hoàng Khổng Minh Không.

Ngoài Phủ Giầy, vị thần huyền thoại này còn được thờ ở vùng Phả Lại (Quảng Ninh) và một vài nơi khác. Đình Ông Khổng cũng khá bề thế song bên trong còn sơ sài. Hiện nay đình không có người thường xuyên chăm nom, chủ yếu làm trụ sở hội họp của các cụ trong tổ hưu trí.

+ Ngoài ra trong vùng này – theo hồ sơ của Bảo tàng Hà Nam – còn có đình Hát (đình Pheo) ở xóm Pheo, thôn Xuân Bảng, xã Kim Thái. Đình thờ ba nhân vật: Lữ Gia, vua Trần Minh Tôn và Thủy thần. Đình xin chân hương thờ Lữ Gia từ núi Gôi và thờ vua Trần Minh Tôn tại đền Trần – Tức Mặc về thờ. Đình được xây dựng theo kiểu chữ Tam (=), không rõ năm xây dựng, nhưng trùng tu năm Thành Thái thứ ba (1891).

Từ hiện tượng vết chân Ông Khổng – thực chất là những công trình thủy lợi ao, chuôm, hồ để hỗ trợ cho việc sản xuất lúa nước – đền vua Trần Minh Tôn nhân đức, tướng Lữ Gia có công đánh giặc, Thủy thần bảo vệ thuyền bè qua lại…, người dân vùng này đã nâng họ lên thành những vị Thành hoàng – người có nhiệm vụ cai quản không gian thiêng của làng, bảo hộ cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân.

  1. Đền thờ Đức Vua.

Ở xã Kim Thái, trong quần thể di tích Phủ Giầy, đặc biệt có những hai đền thờ Lý Bí – người anh hùng xưng Đế đầu tiên trong lịch sử dân tộc – Lý Nam Đế (thế kỉ VI). Ở thôn Tiên Hương, đền Đức Vua nằm giữa cánh đồng, quay mặt về hướng Đông Bắc áp lưng vào chùa Tiên Hương, còn ở thôn Vân Cát, đền Đức Vua nằm sát bên phải Phủ Vân, quay hướng Tây.

Lý Nam Đế không phải người vùng này nhưng truyền thuyết vùng Kẻ Giầy kể rất nhiều huyền thoại về ông, từ việc đóng trại, đến đánh giặc thua chạy vào ngày mùng Hai Tết – tục “đốt đuốc xông đền’.

Trong hai đền Đức Vua chỉ có đền bên Tiên Hương có thêm ban thờ Mẫu. Đền thôn Vân Cát không có ban thờ Mẫu, có lẽ cũng giống ở chùa Long Vân, đền nằm ngay sát bên trái tường Phủ Vân.

II. Những di tích có tính chất từ đường của dòng họ Mẫu Liễu Hạnh.

Ở thôn Tiên Hương có nhiều di tích nhỏ có liên quan đến họ Trần Lê – họ của Mẫu, tiêu biểu là Phủ Tổ và đền Khải Thánh. Theo một số người dân địa phương thì dòng họ Trần – Lê có rất nhiều chi. Phủ Tổ chỉ là nơi thờ Tổ của một chi trong dòng họ, còn đền Khải Thánh mới chính là nơi thờ Tổ của cả dòng họ Mẫu. Đền Khải Thánh trước kia đóng cửa, nay mới được mở, tu sửa và đặt tên. Trong Phủ Tổ có cả bàn thờ Mẫu và bàn thờ Tổ. Phủ kiến trúc kiểu chữ nhị. Đền Khải Thánh có bàn thờ Thánh phụ, Thánh Mẫu – bố mẹ của Liễu Hạnh – ở trong cùng.

rước kiệu tại phủ giầy

+ Ngoài ra vùng này còn lưu truyền những câu chuyện về những di tích đã mất hiện nay không còn lưu lại dấu vết. Đằng sau đền Đức Vua thôn Vân Cát, tương truyền trước kia có đền quan Đề Sát, làm một mái. Sự tích về ông được nhân dân kể rằng: ông là em ruột (có tài liệu ghi là con trai) bà Trịnh Thái Phi Trần Thị Ngọc Đài, lớn lên nuôi mộng báo thù giặc Minh (mẹ của hai chị em ông bị giặc hiếp chết), vì thế ông đặt tên mình là Sát để thể hiện quyết tâm giết giặc. Ông làm đến chức Đô đốc quân đội… Giặc Minh rất sợ Đô đốc Đề Sát. Chúa Trịnh cũng sợ ông cướp mất ngôi nên đã đầu độc giết chết Đề Sát. Thi thể ông được bà chị (Thái Phi) táng cạnh Phủ Vân, đằng sau đền Đức Vua.

Tuy đền đã bị phá mất nhưng theo dân địa phương, Ngài rất linh thiêng. Năm nào cũng vậy, vào ngày giỗ Ngài (25-3), luôn có mưa rất to. Người ta đang muốn xây dựng lại đền quan Đề Sát ở khu vực đền cũ 1986, diện tích xây dựng phủ Tiên Hương là 1085m2, trong đó có diện tích sử dụng 1000 m2. Phủ được kiến trúc kiểu “nội trùng thiềm, ngoại chữ quốc” (có các lớp cung, có phương du,nhà khác…)

Hiện nay chưa xác định được thời điểm chính xác xây Nhóm di tích lớn và quan trọng nhất ở Phủ Giầy là những di tích thờ Mẩu Liễu Hạnh. Đó là phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và Lăng Mẩu.

Xem chi tiết: Phủ Vân Cát – Xã Kim thái nằm trong quần thể di tích Phủ Giầy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *