Điều mà có thể khẳng định là qua các bản đồ cổ (như các bản đồ có tên là Hồng Đức bản đồ) và thư tịch cổ, Phủ chúa Trịnh ở phía tây nam Hồ Gươm. Nhưng vị trí cụ thể thì có nhiều giả thuyết.
Tìm hiểu về Phủ Chúa Trịnh
Giả thuyết được nhiều người tán thưởng là Phủ Chúa là một hình chữ nhật tương ứng với các phố ngày nay là: hai bề dọc là hai đoạn đầu phố Bà Triệu và phố Quang Trung, hai bề ngang là hai đoạn giữa phố Hai Bà Trưng và Trần Hưng Đạo.
Đó là một tòa thành, hẳn cũng xây bằng gạch, bao bọc nhiều cung điện, lầu các mà tám đời chúa Trịnh đã lần lượt cho xây dựng, bắt đầu từ Trịnh Tùng vào năm 1592. Ngoài ra, các chúa còn cho xây nhiều cung điện ở ngoài Phủ, ở giữa Hồ Gươm và từ bờ hồ phía đông ra sát sông Hồng.
Một số sách sử cũ cũng đã đề cập đến một loạt các công trình và vị trí có liên quan đến Phủ chúa Trịnh, nằm ở khoảng giữa hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng. Đó là lầu Ngũ Long (sau này thuộc thôn Cựu Lâu, ở khoảng chỗ Nhà Bưu điện Quốc tế và bộ Lao động Thương binh Xã hội), ở đó chúa Trịnh nhiều lần đã dùng làm nơi duyệt quân làm khán đài trong những ngày lễ Tế cờ. Gần đấy là đàn Tế kỳ dùng làm nơi cử hành lễ Tế cờ đó.
Các sách du ký của các lái buôn phương Tây sống ở Thăng Long – Kẻ Chợ lúc đó thì lại miêu tả và họa hình quần thể Phủ chúa Trịnh dường như có những cơ sở ở giáp bờ sông Nhị Hà. Đó là chuồng voi mà Dampier ước chừng có từ 150 đến 200 con, hàng ngày được dẫn xuống sông uống nước và cho tắm rửa. Đó là Kho thuốc súng và Bãi duyệt quân mà Dampier miêu tả: “Đằng trước Phủ Chúa có một bãi rộng hình vuông cho quân lính luyện tập và duyệt đội ngũ. Ở một bên có chỗ cho các quan ngồi xem quân lính luyện tập. Ở một bên khác có một kho chứa súng ông và đạn đại bác ” . (Thời Nguyễn ờ chỗ ngã năm phố Ngô Quyền – Lý Thái Tổ hiện nay, gần bờ sông, còn có một thôn tên gọi là “Cựu kho súng”).
Còn Baron thì đã miêu tá kỹ càng về bãi tập này mà ông ta gọi tên là Theckeedavv (chắc là phiên âm của Tế kỳ đàn: đàn tế cờ). Ba trong 9 tấm bản đồ Thăng Long thời Lê có ghi rõ vị trí của Bãi duyệt quân đó (với tên là Diễn vũ trường) ở giữa hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng.
Trên sông Hồng, lực lượng thủy quân của chính quyền Lê – Trịnh cũng luyện tập thường xuyên. Đến Kẻ Chợ cùng lúc với Dampier, du khách Trung Quốc Phan Đỉnh Khuê nhân xét: “Trên bãi cát dọc sông, suốt khoảng 50, 60 dặm, có nhiều chiến thuyền”. Đối chiếu các nguồn tư liệu, có thể đưa ra giả thuyết: Quần thể Phù chúa Trịnh được xảy trên một diện tích rất rộng, trong đó khu chính ở phía tây nam hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Sau đấy có thêm nhiều công trình kiến trúc, tiến dần sang phía đồng và đông nam, sát bờ sông Hồng (trải dài trên một quãng từ Viện bảo tàng lịch sử đến bệnh viện Việt Xô ngày nay).
Đương thời, kiến trúc chính của Phủ Chúa Trịnh hình chữ nhật, có tường bao bọc ăn thông ra ngoài bằng hai cửa Chính môn (phía nam) và Tuyên Vũ môn (phía đông, trông ra hồ Hoàn Kiếm). Hồ Hoàn Kiếm lúc này khá rộng, phía trên là hồ Tả Vọng, phía dưới là hồ Hữu Vọng (quãng phố Lò Đúc và Hàng Chuối bấy giờ), ngụ ý hướng về phía Phả Chúa. Ven hồ, chúa Trịnh cho xây dựng nhiều nguyệt đài, thủy tạ, dựng Tả Vọng đinh trên gò Rùa (nến Tháp Rùa ngày nay), dựng cung Khánh Thụy, đắp núi Ngọc Bội để tượng trưng võ công ở bên bờ phía tây hồ. Vì hồ rộng và gần Phủ Chúa, nên chúa Trịnh cũng thường cho tập thủy quân ở đây.
Ở gần cửa ô Tây Long (Bảo tàng lịch sử ngày nay) là lầu Ngũ Long được xây bên hồ khoảng đầu thế kỷ XVIII, mang hình năm con rồng, mình rồng dát bằng mảnh sứ và có đá cẩm thạch xây quấn chung quanh. Năm 1784, chúa Trịnh còn tổ chức cuộc thi cống sĩ ờ địa điểm này. Năm 1786, sau khi Tây Sơn ra Bắc lần thứ nhất (rổi rút về), vua Lê Chiêu Thống còn cho họp các tướng sĩ ở “dưới lầu Ngũ Long”. Về sau, lầu này đã bị phá hủy. Phủ chúa Trịnh là một dãy lâu đài nguy nga đồ sộ, đã được bố trí thêm rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên được tô điểm. Rất tiếc là năm 1787 vua Lý Chiêu Thống đã cho đốt trụi, làm mất đi một quần thể kiến trúc đẹp của Thăng Long – Hà Nội.