Home / Di tích / Chùa / Chùa Ngọa Vân – Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa

Chùa Ngọa Vân – Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa

Nhắc đến Quảng Ninh chúng ta còn nhắc đến miền đất của du lịch tâm linh và chùa Ngọa Vân là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong những ngôi chùa tọa lạc ở miền đất này. Chùa Ngọa Vân là một trong những nhà tổ để những người theo đạo Phật tìm về, hơn nữa ngôi chùa còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, con người Việt.

1. Chùa Ngọa Vân nằm ở đâu?

Chùa Ngọa Vân được tọa lạc trên núi Bảo Đài, thuộc thiền phái Trúc Lâm, nằm ở thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Để đi đến được ngôi chùa Ngọa Vân, bạn đi qua xã Tây Sơn, theo hướng di chuyển lên núi tầm khoảng 4km.

chùa Ngọa Vân thờ ai

Sau đó, di chuyển theo hướng lên núi đến độ cao khoảng 500 mét so với mực nước biển thì bạn sẽ nhìn thấy ngôi chùa Ngọa Vân.

Hoặc bạn có thể di chuyển bằng hệ thống cáp treo Ngọa Vân, di chuyển bằng cáp treo giúp bạn tiết kiệm thời gian của mình hơn.

Ngôi chùa được tọa lạc ở một vị trí thuận lợi và rất phong thủy, lưng của ngôi chùa được tựa vào núi.

Hai bên là hai ngọn núi ôm quanh, phía trước là ngọn núi thấp hơn và xa xa là hình ảnh của thung lũng với con nước của sông Cầm êm đềm trôi.

Do cao hơn mực nước biển 500 mét nên quanh năm ngôi chùa Ngọa Vân luôn chìm trong sương mờ, ảo ảnh. 

Và hình ảnh của những cây cối mọc chen chúc trên những tảng đá, suối chảy róc rách như tiếng chơi nhạc cụ.

ngọa vân mây trắng

Thiên nhiên còn ban tặng cho khu chùa Ngọa Vân hàng trăm loài động vật, thực vật quý hiếm, có những loài cây có tuổi thọ lên đến hàng trăm tuổi.

Có thể thấy rằng, ngôi chùa Ngọa Vân như là một vùng tiên cảnh giữa trần gian, nó luôn lưu giữ đôi chân của những du khách đã từng hành hương về đây.

??? ĐỌC NGAY: Chùa Yên Tử

2. Lịch sử của chùa Ngọa Vân

Ngôi chùa Ngọa Vân được xây dựng vào thời vua Trần Nhân Tông đã chọn Ngọa Lâm.

Trên núi Bảo Đài để làm nơi yên tĩnh để tu, thiền và đây cũng là nơi Vua Nhân Tông trút hơi thở cuối cùng.

Khi vua Trần Nhân Tông từ trần, các để tử của ông đã hỏa thiếu và để lại ngôi chùa một phần xá lỵ của ông.

am Ngọa Vân

Ngôi chùa Ngọa Vân đã đi theo dòng lịch sử của đất nước ta, từ những thời xa xưa của các triều đại phong kiến đến các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, và cả những thời kì đổi mới của đất nước.

Cùng với sự biến thiên theo dòng lịch sử thì ngôi chùa Ngọa Vân cũng có những nét thăng trầm theo năm tháng.

Khi nhà Lê Sơ lên ngôi, cũng là thời kỳ mà Nho giáo phát triển thì ngôi chùa Ngọa Vân bị xuống cấp một cách trầm trọng.

Mãi đến năm 1707 ngôi chùa mới có một cuộc đại trùng tu và nó trở nên khang trang và đẹp hơn.

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôi chùa trở thành căn cứ hoạt động của quân du kích huyền Đông Triều.

Đã có lần thực dân Pháp đánh vào đây làm ngôi chùa hư hại nghiêm trọng. Mãi đến năm 2002 ngôi chùa mới được sửa lại và khang trang như bây giờ.

tham quan chùa Ngọa Vân

??? TÌM HIỂU: Khóa tu mùa hè ở chùa Tản Viên Sơn Tây

3. Kiến trúc độc đáo của chùa Ngọa Vân

Ngôi chùa mang kiến trúc của thời các vua Trần, bước lên ngôi chùa là hình ảnh của hai tòa tháp là tháp Đoan Nghiêm và Tháp Phật Hoàng.

Hai tòa tháp được xây dựng theo lối kiến trúc thời Trần với mặt bằng, hình vuông, có hai tầng thân và trên là có phần chóp tháp.

Chua Ngọa Vân

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôi chùa trở thành căn cứ hoạt động của quân du kích huyền Đông Triều

Đi lên thì ngôi chùa được bố trí thành ba lớp, lớp dưới cùng là quần thể kiến trúc với hình ảnh một tháp đá bị đổ.

Lớp thứ  hai là cách ngôi chùa khoảng 200 mét có gian phòng với bốn ô cửa cùng dòng chữ “Ngọa Vân Tự”.

Đây là gian chùa cổ với một phần mái, còn phần cao nhất của ngôi chùa được thiết kế bằng kiến trúc chữ Nhất.

Và ở trong đấy là thờ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế sư tử nằm, và ở bên dưới là hình ảnh của nhà sư Bảo Sái ngồi chầu.

Đây cũng là nơi thu hút nhiều du khách hành hương đến đây nhất.

♻️♻️♻️ TÌM HIỂU: Chùa Cầu thờ ai

4. Đường đi đến chùa ngọa vân

Chùa Ngoạ Vân nằm cách thành phố Uông Bí khoảng 37km, vì vậy, bạn sẽ phải mất khoảng 60 đến 90 phút để tới nơi.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc các cách di chuyển tới chùa Ngọa Vân nhanh nhất, giúp bạn giảm mệt mỏi cũng như tiết kiệm thời gian đi lại.

  • Di chuyển tới chùa Ngọa Vân bằng phương tiện cá nhân:

Sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,…. Được xem là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất khi có nhu cầu di chuyển tới chùa Ngọa Vân.

cách đi đến chùa ngọa vân

Để tới được tới được chùa bằng các tiện này, từ trung tâm thành phố Uông Bí, bạn đi thẳng quốc lộ 18 rồi rẽ phải lên đường Yên Tử.

Sau đó, bạn rẽ trái ra đường tỉnh 326, đi khoảng 10km thì rẽ vào khu vực đường Trung Lương.

Cuối cùng, bạn đi dọc theo đường Trung Lương khoảng 15km là tới được chùa.

Lưu ý: Khi qua khu vực Trung Lương, đường khá khó đi, có nhiều điểm mù, tốt nhất bạn nên đi chậm và lái xe cẩn thận.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phương tiện điện tử như google maps,… để có thể tới chùa dễ dàng hơn.

  • Di chuyển tới chùa bằng phương tiện công cộng

Nếu chưa từng Quảng Ninh, cũng như chưa tự tin về tay lái của bản thân, tốt nhất, bạn nên di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng như: Taxi, grab…. 

chùa ngọa vân đẹp

Vừa giúp đảm bảo an toàn, vừa giúp bạn tránh khỏi việc bị lạc đường, mất thời gian trong việc đi lại.

Hiện tại, chưa có tuyến xe buýt nào đi thẳng tới chùa Ngoạ Vân. Vì vậy, bạn sẽ không thể tới đây bằng phương tiện này.

✳️✳️✳️ XEM THÊM: Khung cảnh chùa Quán Sứ

5. Chùa Ngọa Vân Đông Triều Quảng Ninh thờ ai

Giống với tất cả các ngôi chùa khác ở Việt Nam, cũng như trên thế giới. Chùa Ngọa Vân là nơi thờ đức phật Thích Ca Mô Ni, cùng rất nhiều vị Bồ Tát, La Hán,…. 

Ngoài ra, đây còn là nơi tu hành của phật hoàng Trần Nhân Tông, vì vậy, chùa có thể được xem là thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm.

Hàng tháng, vào các thời điểm tuần rằm, mồng 1,… Bạn cũng có thể tới chùa để thắp hương, cầu an cho bản thân, gia đình.

Chùa Ngọa Vân Đông Triều Quảng Ninh thờ ai

Với các dịp lễ lớn trong năm. Chùa cũng thường hay có các hoạt động ý nghĩa như: Phóng sinh, giảng đạo,… giúp du khách, phật tử thập phương có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của phật giáo.

??? NÊN ĐỌC: Chùa Bút Tháp

6. Vé cáp treo chùa Ngọa Vân

Đến với chùa Ngọa Vân, du khách hoàn toàn có thể di chuyển bằng cách đi bộ. Hoặc sử dụng cáp treo, tùy thuộc vào thời gian cũng như sở thích của bản thân.

Nếu di chuyển bằng cáp treo, bạn sẽ mất khoản chi phí là 180k nếu đi khứ hồi và 100k nếu đi ngược chiều.

Vé cáp treo chùa Ngọa Vân

Lưu ý: Khi đến chùa vào các dịp lễ hội, tốt nhất, bạn nên mua vé cáp treo khứ hồi, không nên mua 1 chiều, tránh việc phải chờ đợi lâu.

⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Điện Ngọc Hoàng

7. Lễ hội đặc sắc của chùa Ngọa Vân

Lễ hội Xuân của chùa Ngọa Vân được diễn ra từ ngày mùng 9 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ hội được diễn ra gần 3 tháng, và mùa lễ hội cũng là dịp để những người con theo đạo Phật tưởng nhớ về cội nguồn của mình.

Những người đã gây dựng đất nước, đưa đạo Phật đến với con người Việt.

Đây là một trong những hoạt động mang ý nghĩa văn hóa, tinh thần lớn của người dân ở nơi đây.

Và trong mùa lễ hội, những người con của Đức Phật dâng lên những mâm ngũ quả.

chùa Ngọa Vân Quảng Ninh

Những thứ quà bánh của quê hương để cùng cầu mong một năm thật bình an, thật hạnh phúc, thành công và đầy an lạc.

Ngoài phần lễ dâng hương, cầu lộc, cầu tài, thì những du khách còn được thưởng thức những phần hội đầy đặc sắc.

Và lễ hội mùa xuân của chùa Ngọa Vân được diễn ra trước lễ hội Yên Tử một ngày, nó được coi là những bước đệm đầu để mang không khí lễ hội đi khắp nơi.

Chào đón đông đảo du khách đến đây để hòa mình vào không khí thiêng liêng và đầy thành kính của suốt cả 3 tháng lễ hội

??? AI CŨNG ĐỌC: Pagode Trấn Quốc

8. Lưu ý khi đi lễ chùa ngoạ vân

Khi lễ chùa Ngoạ Vân, cũng như với tất cả các địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau đây:

  • Khi vào chùa, bạn cần ăn mặc nghiêm túc, lịch sự, không mặc các trang phục lòe loẹt, phản cảm.
  • Ăn nói nhỏ nhẹ, không gây ồn ào, nói tục, chửi bậy,… gây mất trật tự nơi cửa chùa.

lưu ý khi đi lễ chùa ngọa vân đông triều

  • Không tự tiện mang bất cứ đồ thờ cúng gì của chùa về nhà khi chưa được sự cho phép.
  • Không cúng thịt ở các ban thờ đức phật.
  • Khi ra, vào chùa, bạn chỉ được đi ở lối cửa 2 bên, không đi cửa chính giữa.
  • Nếu công đức cho chùa, bạn nên bỏ tiền vào hòm công đức, không đặt tiền lên các bức tượng của phật.

Có thể nói rằng, ngôi chùa Ngọa Vân là ngôi chùa mang đầy nét cổ kính, nơi đây thu hút rất nhiều du khách.

Đến với ngôi chùa, bạn không chỉ được dâng hương, cầu mong no ấm, hạnh phúc mà bạn còn được đắm mình vào chốn tiên cảnh ở trần gian.

Chính vì thế, nếu như bạn đã đến du lịch vùng đất mỏ thì bạn không thể không ghé đến ngôi chùa Ngọa Vân.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *