Home / Di tích / Chùa / Đi chùa Trấn Quốc Hà Nội cầu gì? Giờ mở cửa, Giá vé là bao nhiêu?

Đi chùa Trấn Quốc Hà Nội cầu gì? Giờ mở cửa, Giá vé là bao nhiêu?

Thủ Đô Hà Nội, nơi được biết đến là một vùng đất lịch sử lâu đời với hàng ngàn năm văn hiến. Đến với vùng đất thủ đô, du khách sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời. Không chỉ có danh lam thắng cảnh, nơi đây còn được biết đến là một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng với hàng ngàn ngôi đình, chùa cổ linh thiêng. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng lâu đời tại Hà Nội mọi người không thể bỏ qua – Đó chính là chùa Trấn Quốc.

1. Chùa Trấn Quốc ở đâu

Chùa Trấn Quốc tên tiếng anh là Tran Quoc Pagoda địa chỉ ở phía Đông bên Hồ Tây. Nằm ở phía cuối đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ được biết đến là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội với hơn 1500 năm tuổi.

Chùa Trấn Quốc nằm ở trên một gò đất tựa như một hòn đảo xung quanh bao bọc là nước xanh biếc, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.

chùa trấn quốc hà nội

Hình ảnh Chùa Trấn Quốc giữa lòng hồ Tây

Nơi đây được coi là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long xưa dưới thời nhà Lý và nhà Lê.

Không chỉ có vậy, chùa Trấn Quốc còn được lọt vào bảng danh sách những ngôi chùa đẹp nhất Thế giới.

Chùa Trấn Quốc có vị trí nằm ngay ở trung tâm của thành phố Hà Nội. Các tăng ni phật tử cũng như du khách khá dễ tìm được địa chỉ của chùa để du ngoạn, thắp nhang, hành hương, khấn phật.

2. Cách đi đến chùa Trấn Quốc Hà Nội

Chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4 cây số, nếu du khách di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy thì chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút di chuyển.

Du khách sẽ được miễn vé gửi xe tại chùa Trấn Quốc.

tran quoc pagoda

Nếu như du khách muốn di chuyển bằng xe bus, có 2 tuyến bus có điểm dừng rất gần cổng chùa.

Đó là tuyến bus số 33 (Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh) và tuyến bus số 50 (Long Biên – Sân vận động Quốc gia).

Với 2 tuyến xe bus này, các tăng ni phật tử trong vùng cũng như các vùng khác rất dễ bắt và di chuyển đến chùa Trấn Quốc bằng 2 tuyến xe bus này.

3. Chùa Trấn Quốc mở cửa lúc mấy giờ? Giá vé vào cổng là bao nhiêu?

Đối với nhiều du khách chưa từng đến với chùa Trấn Quốc sẽ có câu hỏi là rằng chùa mở cửa lúc mấy giờ và giá vé vào cửa là bao nhiêu?

Hàng này, chùa Trấn Quốc mở cửa từ 8h sáng và đóng cửa vào lúc 4h chiều để chào đón những du khách đến thắp hương, hành lễ tại chùa.

Giá vé vào chùa tham quan là khoảng 5.000 đồng/ người/ lượt.

chùa trấn quốc cầu gì

Hàng năm, chùa là nơi diễn ra rất nhiều những lễ hội phật giáo lớn.

Cứ mỗi dịp đầu xuân, chùa lại tổ chức lễ dâng sao giải hạn, thu hút rất nhiều người dân đến đăng ký giải hạn đầu năm cho gia đình.

Nếu du khách nào muốn đăng kí có thể đến trực tiếp chùa hoặc có thể gọi điện đến số điện thoại của chùa để đăng ký.

Cùng với đó là rất nhiều lễ hội phật lớn như đại lễ phật đản, thu hút rất nhiều người đi lễ.

4. Lịch sử chùa Trấn Quốc ở Hà Nội

Chùa Trấn Quốc tên tiếng anh là Tran Quoc Pagoda, ban đầu chùa có tên là chùa Khai Quốc.

Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế trong khoảng từ năm 541 đến năm 547, đặt tại thôn Y Hoa ngay bên bờ sông Hồng đỏ lặng phù sa.

Sau đó, chùa được di chuyển vào bên trong đường đê Yên Phụ dưới thời của vua Lê Trung Hưng.

thuyết minh về chùa trấn quốc

Lối vào chùa Trấn Quốc

Từ đây, chùa được đổi tên từ chùa Khai Quốc thành chùa Trấn Quốc và được dân gian sử dụng cho đến ngày nay.

Trấn Quốc ý nghĩa là quốc thái dân an, không còn thiên tại loạn lạc, hy vọng cho người dân có một cuộc sống yên bình và ấm no.

Thời xưa, chùa được coi như là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vị vua thời Lý và Trần thường đến đây du ngoạn và hành hương vào các dịp lễ để cầu phúc.

Chùa Trấn Quốc từ khi được thành lập đã trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử cùng với nhiều lần trung tu, xong vẫn giữ nguyên được nét đẹp kiến trúc từ thời xưa.

Chính vì vậy, nơi đây vừa được xem là một nơi lưu giữ tín ngưỡng về tâm linh, vừa được xem là nơi lưu trữ giá trị lịch sử lớn nằm ngay giữa lòng thủ đô.

Bên cạnh đó, trong chùa vẫn còn lưu giữ được rất nhiều văn tự cũng như các bài văn khấn bằng tiếng nôm.

5. Kiến trúc tại chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc được xây dựng dưới thời nhà Lý và Lê, nên đường nét kiến trúc của chùa được trạm trổ hình rồng với những mái ngói uốn cong đặc trưng kiến trúc của thời đó.

chính điện chùa Trấn Quốc

Đặc biệt hơn nữa, chùa được xây dựng ngay trên một bán đảo nằm giữa một hồ nước ngọt.

Đây chính là điểm nhấn kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cũng là một vị trí vô cùng phong thủy.

Nơi đây còn được xây dựng rất nhiều các cung điện để làm nơi nghỉ ngơi cho các vị vua mỗi khi ngự giá đến đây.

Tổng thể của chùa được thiết kế gồm nhiều lớp với 3 ngôi điện chính: tiền đường tiếp đến là nhà thiêu công và thượng điện (cả 3 khu nối lại thành hình chữ công).

Đây là nơi tập trung thờ rất nhiều pho tượng phật đẹp và mang những giá trị tâm linh vô cùng lớn.

Khám phá vẻ đẹp của chùa: Ngay từ cổng chào bước vào chùa, toàn bộ 2 bên đường lối dẫn vào chùa được cắm rất nhiều cờ phướn bay phấp phới trong gió.

Toàn bộ lối vào chùa được lát hoàn toàn bằng đá. Trước đây, dọc bên đường vào chùa được trồng rất nhiều những cây cau cao vút.

Sau này, khi chùa được cải tạo và xây dựng thêm đã chặt hạ hết toàn bộ cau. Sân của chùa được bày rất nhiều những lu hương, là nơi để du khách thắp nhang, khấn bái.

Từ cổng đi vào đến cổng tam quan của chùa chỉ khoảng tầm 20m, cổng tam quan được sơn sửa trông vô cùng lộng lẫy.

Vì cổng tam quan được sơn sửa nhiều nên không còn nhiều giá trị lịch sử ban đầu.

lịch sử chùa trấn quốc
Bảo tháp cao 11m tại chùa Trấn Quốc

Từ cổng tam quan dẫn vào là lối đi được lát gạch dài uốn lượn, đi hết đường gạch này du khách sẽ nhìn thấy một bức tường xây rất cao được sơn hoàn toàn bằng màu nâu.

Phía bên phải của bức tường là một bức tường được làm bằng đá thấp hơn.

Đi vào sâu khoảng 15m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vườn tháp, nổi bật nhất là một  tòa bảo tháp cao 11m.

  • Bảo tháp trong chùa Trấn Quốc Hồ Tây

Tòa tháp bao gồm 11 tầng, diện tích vào khoảng 10,5 m2. Phía trong bảo tháp thờ tượng phật A Di Đà được làm bằng đá quý.

Trong bảo tháp, ngoài thờ tượng phật A Di Đà còn có khoảng 66 pho tượng khác.

Bên trên tòa tháp còn được đúc 1 tòa sen 9 tầng được làm bằng đá quý sáng lấp lánh, tựa như bông sen đang nở rộ tỏa ngát hương thơm.

chùa trấn quốc ở hà nội

  • Nhà tiền đường trong chùa Trấn Quốc

Sau khi tham quan tòa bảo tháp, du khách có thể đến tham quan và hành hương khấn phật tại nhà tiền đường.

Tòa tiền đường được xây hướng về phía Tây, 2 bên của nhà tiền đường là nhà thiêu hương và thượng điện.

Tại tiền đường là nơi thờ rất nhiều các pho tượng đẹp và quan công rất độc đáo.

Nổi bật nhất có lẽ là tượng phật Thích Ca Nhập Niết được làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng (đây được bình chọn là bức tượng Niết đẹp nhất Việt Nam).

Cùng với đó là rất nhiều pho tượng phật được đúc bằng đồng sáng lung linh.

  • Thượng điện ở chùa Trấn Quốc

Phía đằng sau của thượng điện có một gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian, được xây bằng gỗ cùng mái ngói đỏ vảy cá tạo nên nét cổ kính.

Phía bên phải của gác chuông là nhà thờ tổ, bên phải là nhà bia.

Trong chùa Trấn Quốc hiện nay còn lưu trữ được 14 tấm bia, trên những tấm bia khắc các bài thơ của những vị tiến sĩ nổi tiếng.

cây bồ đề chùa trấn quốc
Cây bồ đề hàng trăm năm tuổi ở chùa Trấn Quốc
  • Cây Bồ Đề ở chùa Trấn Quốc

Tiếp theo sau khi thắp nhang hành hương xong, du khách nhất định không thể bỏ quan một khu vực. Đó chính à nơi trồng cây bồ đề tại chùa.

Để đến được chỗ cây bồ đề, từ trong điện chính quay ngược ra bên ngoài rẽ tay trái đi khoảng 20m là đến.

Sở dĩ, cây bồ đề này nổi tiếng đến vậy là vì được tổng thống Ấn Độ Prasat tận tay trao tặng cho Bác Hồ vào tháng 3/1959.

Ngoài ra, còn có rất nhiều vấn đề tâm linh về – Cây bồ đề ý nghĩa biểu trưng cho trí tuệ của Đức Phật, cùng với tấm lòng nhân ái, và lòng vị tha của ngài đối với con người.

Hàng năm, có hàng triệu khách du lịch đổ về đây để hành hương khấn phật và bái lễ trước cây bồ đề này.

Trải qua gần 60 năm kể từ ngày ông Prasat trao tặng, cây bồ đề đã được các vị sư trụ trì chăm sóc cẩn thận và vô cùng kỹ lưỡng mới có thể tươi tốt như ngày hôm nay.

Và bóng râm của cây bồ đề cũng khiến cho khung cảnh và không khí trở nên thoáng mát hơn.

vé vào chùa trấn quốc

Sau khi tham quan, thắp hương khấn phật tại chùa, du khách có thể di chuyển đến 2 địa điểm: 1 địa điểm nằm ngay bên bờ hồ tây.

Đó chính là phủ Tây Hồ và gần với đường Thanh Niên là đền Quán Thánh. Đây cũng là hai địa điểm tâm linh rất nổi tiếng tại Hà Nội.

6. Hình ảnh về chùa Trấn quốc

Chùa Trấn Quốc được xem là một trong những biểu tượng của thành phố Hà Nội, có thể thấy, ngôi chùa này đẹp từ mọi góc độ.

Mỗi thời điểm trong năm, ngôi chùa lại đem lại những xúc cảm riêng cho người tới chiêm bái

Cùng chúng tôi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa từ những hình ảnh dưới đây:

chùa trấn quốc hồ tây

đi lễ chùa trấn quốc

7. Lưu ý khi đi lễ chùa Trấn Quốc

Mặc dù là địa điểm thu hút rất nhiều khách thăm quan, du lịch, tuy nhiên, chùa Trần quốc vẫn là nơi linh thiêng. Vì vậy, khi đến chùa, bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

 đi lễ chùa Trấn Quốc

+ Giữ thái độ nhã nhặn, thanh lịch, không gây mất trật tự, nói tục, chửi bậy khi bước vào chùa.

+ Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác, hái hoa, bẻ cành trong chùa

+ Khi đến chùa, bạn cần ăn mặc lịch sự, giản dị. Tuyệt đối không ăn mặc đồ hở hang, phản cảm.

Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp cho bạn đọc có thể tìm hiểu kĩ hơn về ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi tại Hà Nội, mang tên chùa Trấn Quốc.

Xem ngay: Chùa Linh Quy Pháp Ấn- Nơi MV tiên cảnh làm nao nức lòng người

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *