Trung Lao là một làng quê chất phác, nằm giữa đồng bằng sông Hồng, với lũy tre xanh bao bọc 19 xóm nhỏ, bên ngoài là cánh đồng lúa hai mùa hết xanh rì rồi lại vàng ươm. Từ Thành phố Nam Định đi xuôi hướng đông nam theo đường 21, khoảng 17km đến cổng làng cổ Lễ, rẽ trái men theo đường vòng sống Quít, qua cầu Ông Thực mà vào chợ Lao, ấy là ta đã về tới làng Trung Lao. về hành chính Trung Lao là một thôn của xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; về tín ngưỡng Trung Lao là một giáo xứ (có một số giáo dân ở hai xã bên Liêm Hải, Nam Thanh, và thị trấn cổ Lễ) thuộc giáo phận Bùi Chu. Đường vào làng rộng lớn, từ bảy tám chục năm nay, ô tô vẫn thường vào tận giữa làng.
Tìm hiểu về làng Trung Lao
Từ nhà thờ Trung Lao, đường tỏa xòe rộng ra các xóm, từ xưa đã được đắp cao lát đá thước, còn ngày nay đường vào làng được mở rộng 4m, trải đá xây gạch thẻ, hoặc đổ bê tông, đá thước được đưa vào lát đường trong xóm lấy lối đi trong xóm, ngõ: Đừng nói nơi hẻo lánh hay chiêm trũng lầy lội, ngay các làng thôn bao quanh các đô thị lớn cũng hiếm có nơi nào phong quang xanh sạch như Trung Lao bao năm nay.
Là làng theo đạo toàn tòng, Trung Lao có năm nhà thờ, nhưng nhà thờ xứ được coi như trung tâm của mọi sinh hoạt trong làng, hằng ngày sáng lễ, chiều kinh bất kể mưa nắng gió bão. Sừng sững trên khu đất rộng rãi, bề thế giữa làng, nhà thờ xứ là một quần thể kiến trúc hài hòa, với đủ các công trình: hội quán, gác chuông, sân gạch “đường kiệu” (lối đi rước kiệu ngày lễ trọng), cầu dẫn ra “đài Đức Mẹ” giữa hồ lớn
Nhà thờ bắt đầu xây năm 1888 đến năm 1898 thì xong phần chính cốt. Đất nền do phù sa lâu đời bồi đắp, việc trị móng phải thật công phu: Tre dài đóng cọc đều khắp khu nền, đổ đất đá lên, lại nện, lại đầm, từng tốp người và hàng đàn trâu quần thảo hết lượt này sang lượt khác cho đến khi nền không còn lún được nữa mới thôi. Khung cột toàn bằng gỗ lim, đường kính cột cái phải đủ 70-80cm. Nền nhà kè đá cao gần 2m, dài 50m, rộng 16m, diện tích tổng thể nhà thờ là 800m2. Tất cả các cột lim trụ chắc trên những đế bằng đá được đục đẽo công phu cao 1m. Phần gỗ trang trí phù điêu, phần đá có chạm gọt hoa văn. Những hàng cột lim đều tắp, đứng vững chãi trên đế đế, đầu chống đỡ các vì kèo đục mộng khéo léo, chồng ráp khít khao với rui mè đòn tay. Còn hệ thống chồng rường chạm trổ ở các vì kèo ẩn hiện trên từng bức riêng biệt hình con triện. Bông hoa, dây leo, lá cuốn được chạm trổ điêu luyện trau chuốt, tỉ mỉ, mỗi bức một sắc thái, không trùng lặp về cách bố trí chạm khắc, nhưng khi dựng lên, ráp lại đều ăn khớp, mộng mị khít khao, không dùng một đinh sắt, một chốt đồng nào. Ngoài các hàng cột “thượng thu, hạ thách”, còn mười bức vì kèo dùng toàn gỗ lim, riêng về chạm khắc được giao cho các đôi tay tài hoa của thợ làng La Xuyên, nổi tiếng truyền thống lâu đời bên huyện Ý Yên.
Xà khóa, xà cân, bò kè (vành bàn) cùng nâng cây long cốt to lớn đỏ rực màu sơn ghi niên đại kỷ niệm, chạy dài suốt mười một gian, hợp với lớp hoành, rui mè, được chạy chỉ công phu, chịu lực hai mái lợp ngói vẩy rồng diềm một lớp rêu xanh của Thời gian; bề dầy mái nhà, do viên ngói nọ nằm đè hai phần ba viên kia, lại có mấu mặt dưới móc vào mè, chỗ mỏng nhất cũng hơn 20cm; nóc trên cùng, nơi hai mái giáp nhau, đường đai bò rộng gần 80cm chạy dài suốt từ đầu đến cuối nhà thờ. Nhà rộng mà không vươn lên cao, bầu không khí trong nhà luôn ôn hòa, mùa đông thì ấm áp, mùa hè thoáng đãng mát mẻ. Mái nặng, cột vững, cả bộ khung vững chãi bền chắc, qua mấy trăm trận bão to giống lớn hằng năm thường kéo cuộn từ biển cả đổ ập vào, ngôi nhà vẫn khang trang, hoàn mỹ, không một chút suy suyển, nghiêng vẹo. Tất nhiên, công sức, tiền gạo, nguồn chính là từ dân làng mấy đời người đổ ra, nhưng không thể không kể từ việc tìm kiếm, chọn lựa vật liệu đến việc đục đẽo lắp ráp, tất thảy, đều dưới bàn tay chỉ dẫn của những thợ cả làng Trung Lao Thời ấy là cụ phó Hậu và ông phó Khoát.
Chỉ cần nhắc lại một chuyện chuyển gỗ và đá từ núi rừng Nghệ An, Thanh Hóa ra, phải tính sát với con nước lên, khi thuận gió xuôi dòng, lúc nước ngược trái luồng. Từ sống lớn, ngòi nhỏ chuyển bè về đến khu đất đình làng là phải bẩy lên bờ. Chặt mấy chục nghìn thân cây chuối hột làm máng kéo gỗ đá đi. Cây chuối hột có nhiều nước và nhựa bôi trơn, việc kéo đá, gỗ về khu nhà thờ cũng nhẹ hơn phần nào. Muốn đặt đá và dựng cột, phải đổ cát đầy lên ngang mặt đá, lấy điểm tựa mà nâng hàng cột dần lên theo đòn bẩy. Đá và gỗ vào đúng chỗ rồi, cả làng lại dùng chân và tay đùn xúc hết đất cát ra ngoài xa nền nhà, để hiện dần ra đội ngũ bệ đá và cột lim thẳng tắp vuông vức.
Không thể không nói đến “một trong những cổ vật quý của Trung Lao còn giữ được đến nay” (đánh giá của linh mục chính xứ Lê Ngọc Hoàn), đó là quả chuông Nam(1). Chuông Nam đặt cuối nhà thờ, góc bên trái). Quả chuông này được đặt tên là “chuông sầu” hoặc “chuông từ” hay “chuông sinh thi” bởi các cha xứ qui định chỉ dùng chuông Nam này khi giáo dân đọc kinh cầu hồn, tiếng chuông nghe trầm ấm ngân nga vang xa như tiếng than khóc cho kẻ “rình sinh thi” hoặc người quá cố. Mỗi khi chuông Nam này vang rền là có một người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời. Chuông cao 80cm, đường kính 60cm, cân nặng khoảng một tạ. Phía trên có đúc hoa văn con rồng cách điệu; vòng quanh thân chuông khắc nhiều bài văn bằng chữ Nho thật rõ nét, nổi bật hơn cả là hàng
Các nhà thờ Công giáo ở Việt Nam thường vẫn chia ra hai loại chuông: chuông Tây (đúc từ bên Tây hoặc đúc theo kiểu Tây, treo trên gác cao, giật và kéo bằng dây thừng buông dài tận dưới đất) và chuông Nam thường được lấy (hoặc mua lại) từ các ngôi chùa cũ của đạo Phật (như chuông ở nhà thờ giáo xứ Lưu Phương – Phát Diệm còn ghi rõ: Phúc Hương tự chung, nghĩa là Chuông của chùa Phúc Hương: nhà thờ Tân Đê treo chuông ghi chữ Phạn Cung tự chung; các nhà thờ khác quanh vùng, như Phương Thượng, Hương thượng, và cả gác chuông lớn của Nhà thờ chính toà Phát Diệm, cũng đều dùng các chuông Nam). Chuông Nam thường treo dưới thấp, nện bằng vồ (thường là vồ nện bằng tay nắm, nhưng nếu vồ lớn và nặng, thì vồ được treo ngang má chuông, người kéo vồ ra xa rồi buông tay cho vồ nện vào núm chuông).
Sinh thi: tiếng cổ của người Công giáo, có nghĩa là chết, “rình sinh thi” có nghĩa là sắp chết chữ lớn “Đức Long tự chung”, nghĩa là “chuông chùa Đức Long”. Chùa Đức Long không còn dấu tích gì, vậy vì sao chuông của chùa Đức Long lại chuyển thành chuông sầu của nhà thờ Trung Lao, đó là một câu hỏi không dễ trả lời suôn sẻ; các cụ cố chỉ biết rằng khi xây nhà thờ Trung Lao xong thì cũng đã có quả chuông này, nghĩa là ít nhất quả chuông Đức Long này đã chuyển sang phục vụ nhà thờ hơn một trăm năm nay. Không thể không biết rằng đạo được đưa vào vùng Ninh Cường – Trung Lao đời Lê Trang Tông giữa thế kỷ XVI, vì thế đây là nơi chứng kiến cảnh cấm đạo do thi hành 14 đạo dụ cạn hẹp; chẳng thế mà sổ sách nhà đạo còn ghi Trung Lao có một vị Thánh tử đạo® lại còn thêm tám vị “Tôi tố Chúa” đang xếp hàng chờ tới lượt. Tuy nhiên, gần đây, cũng có người lại giải thích rằng nhà thờ Trung Lao dùng chuông Nam, có nghĩa là ở đây không thủ cựu, không bài xích các tôn giáo khác là “tà đạo”, và như vậy đây là một điển hình về “công giáo hội nhập văn hóa Việt Nam”. Và dẫu có giải thích xuôi ngược thế nào, thì người ngày nay ở đây cũng cứ khẳng định quả chuông này “là một cổ vật quý của Trung Lao”.
Cho dù công trình kiến trúc và di tích phong cảnh đẹp dễ in sâu trong tâm khảm các lứa tuổi, niềm tự hào lớn nhất của Trung Lao vẫn là con người làng không ít người
(1) Thánh tử đạo và Tôi tớ Chúa: theo thủ tục phong Thánh của Giáo hội Công giáo, những ai chết vì đạo có thể được lập “án tích” gửi sang Roma cứu xét. Riêng ở Việt Nam, đã có 130.000 người được coi như vào diện “chết vì đạo”. Án tích được duyệt, có thể được xếp trong 4 loại: 1 là Tôi tớ Chúa (Servus Dei); 2 là Đáng kính (Venerabilis); 3 là Chân phước; 4 là được phong làm Thánh tử đạo (Sanctus). Làm “cha”, làm quan, quan to là khác. Đứng đầu là cụ Vũ Quang Nhạ, từ nghề bang tá mà leo lên đến tận ngôi Tổng đốc tỉnh Bắc Ninh (Thời ấy thường gọi là Cụ Thượng), hàm Tử tước – Đông các đại học sĩ, kèm theo một bội tinh và lễ phục đặc biệt do Tòa Thánh Va-ti-can ban thưởng, thường được gọi là “Thánh Gri-go-ri-ô Hiệp sĩ Bội tinh danh dự”. Dân Trung Lao, dù đi đâu vẫn khắc sâu trong tim óc câu thơ quen thuộc nơi quê cũ: “Gái Trung Lao như sao trên trời”. Cũng vẫn làm ruộng, cấy lúa và gặt hái, nhưng “… con gái Trung Lao đều có dáng người dỏng cao, nước da trắng trẻo, ăn mặc gọn gàng, chải chuốt, nói năng lễ phép, đi thưa về trình, ngồi đứng khoan thai”, nhận xét này đã thành giấy trắng mực đen trong sách “Trung Lao Thời tiền chiến” của Việt Châu (Sài Gòn – 1967). Tuy trong nhà cũng có khó khăn, nhưng từ lâu, trong tay các cô gái có nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, sau lại thêm một nghề nữa đem lại sung túc cho nhiều gia đình là nghề làm ren (dentelles), thêu hoa. Khoảng những năm 1936-1937, làng Trung Lao đã cử người đi dự cuộc thi Hoa khôi toàn cõi Bắc Kỳ tại Hà Nội, và cả hai lần đều đoạt giải và được báo chí đăng tin rầm rộ: năm trước là cô Trần Thị Thư, năm sau là cô Vũ Thị Vân. Cô Thư muốn giữ theo gia phong, đã từ chối không cho báo chí chụp ảnh, còn cô Vân được nhiều chàng công tử Hà Nội, mang tờ báo đăng ảnh cô đến cầu hôn, sau cô nhận lời lấy một cậu thông phán đẹp trai đất Hà Nội. Nhưng chẳng riêng các cô Hoa khôi, con gái Trung Lao nhiều thế hệ mang vẻ đẹp xinh xắn (nhiều cậu tán “các cô là con Đức Bà”), tính tình nết na thùy mị, lời ăn tiếng nói dịu dàng, đã làm xao xuyến tâm hồn bao chàng trai xa, gần. Gái Trung Lao xuất giá, gánh vác việc gia đình nhà chồng, chịu thương chịu khó, kính trên nhường dưới, có tài nội trợ đảm đang, vừa giỏi chiều chồng, vừa khéo nuôi con.
Với tổng diện tích 3.990.600m2, Trung Lao có mười chín xóm (tiếng cổ gọi là “lý”), đồng ruộng rộng gấp đôi diện tích khu dân cư, cho nên từ bao năm nay, vẫn là một làng người đông, ruộng ít, bình quân chỉ chưa được một sào một đầu người, dẫu đã bao lần đưa người đi xây dựng quê hương Trung Lao mới. Số người hiện có tên trong “sổ nhân danh” của nhà xứ Trung Lao là gần ba mươi nghìn. Một số khá đông đàn ông mạnh khỏe đi làm gỗ, có người làm chủ bè, số đông làm thợ lĩnh công ngày, gần thì Thái Nguyên, Phú Thọ, xa hơn thì Tuyên Quang, Hà Giang, đi biệt cả tháng, cả năm, nhưng cứ cuối tháng chạp là ùn ùn kéo nhau về làng, bao lưng chặt ních tiền để đi chợ tất niên, cho vợ con Bố mẹ trả nợ, hoặc mua sắm đón năm mới.
Từ ngọn nguồn ấy mà Trung Lao tạo ra được một nếp làm ăn khác thường là mở chợ giáp Tết quanh năm, chợ Trung Lao vẫn họp hằng ngày, cũng đủ con tôm đến mớ cám; nhưng mỗi tháng có sáu phiên chính, mỗi phiên cách nhau bốn ngày, các phiên nhằm đúng ngày mồng một, ngày mồng năm, mồng mười, ngày rằm, ngày đôi mươi và ngày hai lăm. Điều đặc sắc là Trung Lao thay phiên chợ ngày mồng một tháng Giêng bằng phiên chợ tất niên giáp giờ giao thừa, dù tháng Chạp ấy đủ ba mươi ngày, hay là tháng thiếu thì họp ngày hai mươi chín lấy làm ngày tất niên.
Phiên chợ này rất lớn, có đủ mặt các nguồn hàng từ Thái Bình – Hà Nam đổ sang, từ Ninh Bình – Thanh Hóa lên. Chợ tràn sang cả hai bên bò con ngòi, lại ùa cả xuống dòng sông Chảy, gỗ tre đóng thành bè để la hệt bày hàng. Mươi năm gần đây, con ngòi đã được san lấp, mấy dãy nhà mái bằng trồi lên, đèn nê ông sáng trưng cả ngày lẫn tối. Ngày xưa, gọi là hàng quà, ngày nay, gọi là cửa hàng ăn, có đủ món tôm chua, bánh khoái Huế, cơm lam Tuyên Quang bùi mà dẻo, nem Sài Gòn, phở chua xứ Lạng, bún Quảng cay xè và cả hủ tíu Nam Vang… Chợ tất niên họp từ sáng sớm cho mãi chiều muộn và tối khuya, phút giao thừa nhiều hàng mới đôn đáo thu dọn nốt những đồng tiền cuối cùng để về nhà ngủ, sáng tinh mơ quần là áo lượt đi lễ nhà thờ theo tiếng chuông trên tháp vang rền inh ỏi (người Trung Lao không cúng giao thừa và tất nhiên cũng không cúng ba ngày Tết). Tối qua, mua bán sát sàn sạt, công nợ không ai được thiếu một đồng, để sáng nay ồn ã khắp xóm ngõ tiếng cầu chúc tốt lành, oang oang tiếng cười nói của con trẻ lẫn ông già bà cả.
Giữ tục lệ “Mồng một, tết cha. Mồng ba, tết thầy”, sau ngày mồng hai thăm họ hàng làng xóm, ngày mồng ba, mọi người dành “đi tết thầy” hiểu theo nghĩa rộng, thầy, trước hết là thầy giáo dạy học, dạy kinh sách, thầy lang chữa bệnh; sau đó, đàn em tới nhà những bậc anh cả hoặc cấp chỉ huy cũ, đến những người đã từng nhờ vả ân tình, và cả những người mà mình kính trọng như người dạy bảo mình lẽ đời, luật đạo. Lại còn cái tục ‘‘Yến lão ngày xuân” kéo dài ba ngày, không phân biệt giàu sang hay nghèo túng, cứ chiếu sổ đủ 60 tuổi là được dự; ngày đầu, giết trâu bò, giã bánh dày, đem đến từng nhà biếu các cụ bô lão, mỗi cụ một mâm bày đĩa lớn hai cân thịt bò, mỗi tấm bánh dày to và một be rượu ngon. Ngày thứ hai, từng đoàn cáng xanh đón từng cụ ra đình dự tiệc, trước cáng là trông nhạc, sau cáng là con cháu vác lọng che cụ; đến đình rồi, bốn cụ một cỗ, con cháu đứng quanh hầu. Ngày thứ ba, các cụ ngồi ở nhà, chòm xóm lân bang theo chân con cháu họ hàng, với tấm lòng trân trọng nhất, lần lượt vào chúc thọ bằng lời đẹp ý hay và bằng cả hoa quả bánh trái.
Trung Lao không có những lễ hội như Phủ Giầy, Bà Chúa Xứ hay điện Hòn Chén tôn vinh nữ thần Thiên Y A – na, nhưng một năm có Tháng Hoa với bao đám rước linh đình, ầm ỹ và tưng bừng, cũng khá tốn kém tiền bạc, công sức và thì giờ nữa. Ngày trước trong Tháng Hoa kính Đức Mẹ, ngày nào cũng rước (trừ chủ nhật)-, mười chín xóm, mỗi xóm rước một ngày; bốn họ đạo, mỗi họ một tôi; còn tối cuối tháng dành cho nhà xứ, gọi là rước Giã hoa. Các ngả đường vào nhà thờ đều dựng cột cò, kết hoa, đầu các ngõ có cổng chào. Chuông trên tháp cao thay phiên nhau kêu vang inh ỏi. Mở đầu các cuộc rước là đám trẻ vác các cây cò đuôi nheo sặc sỡ. Tiếp đó là mấy đoàn các thiếu nữ và các bà, áo trắng, miếu (khăn trùm đầu) trắng, hai tay khoanh trước ngực, sùng kính vừa bước chậm rãi, vừa đọc kinh trầm bổng êm ái, theo sau ngay đấy là nhạc Tây, kèm trông sáng loáng, âm vang ùm oạ. Đám rước rềnh ràng mấy tiếng đồng hồ, rồi thì cũng dẫn rượu về đền nhà thờ, lập tức đã có “ban ca nhi” quần áo thêu thùa sặc sỡ, tiến lên bàn thờ dâng hoa kính Đức Mẹ.
Bạn có biết: Lịch sử hình thành Làng Trình Phố – Thái Bình