Home / Làng Nghề / Vẻ đẹp làng cổ Phước Tích của một Thừa Thiên Huế cổ xưa

Vẻ đẹp làng cổ Phước Tích của một Thừa Thiên Huế cổ xưa

Cạnh bờ Ô Lâu hiền hòa, làng cổ Phước Tích với nét đẹp xa xưa, mộc mạc, là địa danh được nhiều người biết đến. Được nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Làng cổ Phước Tích ngày nay với nét đẹp rất riêng của miền Trung, trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách từ khắp nơi tìm về.

1. Làng cổ Phước Tích có từ khi nào?

Thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế, nằm giáp ranh ngay giữa hai tỉnh thành Thừa Thiên- Huế và Quảng Trị.

Làng cổ Phước Tích cách thành phố Huế 40km bên cạnh bờ Ô Lâu thơ mộng.

làng phước tích
Vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ ở làng Phước Tích

Được thành lập rất lâu đời, từ tận những năm 1470. Con sông Ô Lâu bên cạnh bao quanh toàn bộ ngôi làng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng và ý nghĩa.

Không những là nguồn nước cung cấp cho tất cả những người dân trong làng, con sông còn là chứng nhân của lịch sử.

Mỗi bước phát triển của ngôi làng, sông Ô Lâu đều chứng kiến, chia sẻ và đồng hành đến tận ngày hôm nay.

Có lẽ cũng chính vì lẽ đó, những câu chuyện cổ của ngôi làng đều gắn với hình ảnh con sông với dòng nước trong xanh, hiền hòa.

Quanh làng đến hiện giờ vẫn còn gìn giữ đủ 12 di tích bến nước.

Con số 12 mang ý nghĩa chỉ thời gian, là 12 tháng trong một năm hay 12 con giáp cho một vòng xoay bắt đầu chu kì lặp lại.

2. Khám phá ngôi làng cổ Phước Tích

Hơn 500 tồn tại, trải qua bao cuộc chiến tranh điêu tàn, khốc liệt, thế nhưng, làng cổ Phước Tích vẫn đẹp và gần như nguyên sơ.

Hình ảnh cây đa, bến nước, con đò… vẫn còn đó như bức tranh cổ ban sơ chưa bao giờ phai màu.

Những ngôi nhà rường ở Phước Tích

Những ngôi nhà rường ắt hẳn chính là điểm cuốn hút đầu tiên dành cho du khách khi lần đầu đặt chân đến nơi này.

Lối kiến trúc cổ từ tận thuở sơ khai vẫn còn gần như nguyên vẹn được khắc họa trên những ngôi nhà rường san sát.

Đặc biệt, bên trong mỗi ngôi nhà rường đều được xây dựng bằng gỗ quý hiếm, hệ thống kèo, cửa, bàn, ghế, tủ…

Được chạm khắc kĩ lưỡng đến tận những chi tiết nhỏ không thua gì những cổ vật ở viện bảo tàng hoàng cung triều Nguyễn.

làng gốm phước tích
Hàng chè ngăn cách những ngôi nhà ở làng gốm Phước Tích

Khoảng cách từ nhà này sang nhà khác ở làng cổ Phước Tích không phải là bức tường đá hay xi măng cốt thép, cổng rào…

Đơn giản chỉ là những hàng chè tàu xanh mướt, được cắt tỉa đa phần có hình dạng chữ nhật.

Mọi ngõ ngách, đường cong của tất cả những con đường nơi này đều có sự xuất hiện của những hàng chè.

Nét tự nhiên này không những mang lại giá trị thẩm mỹ mà bên cạnh đó còn thể hiện tình láng giềng thân quen đến độ gần như không có khoảng cách của những người dân trong làng.

Ngoài cây cổ thụ có niên đại gần 800 tuổi xuất hiện ở đầu làng, những ngôi nhà ở làng cổ Phước Tích cũng đều có tuổi thọ hơn 100 năm tuổi.

Bên cạnh nét kiến trúc độc đáo, sân vườn và cách bố trí từng tiểu tiết cũng mang những vẻ đẹp rất xưa.

làng cổ phước tích thừa thiên huế
Vẻ đẹp của dòng sông Ô Lâu cạnh làng cổ Phước Tích

Điểm tương đồng thường thấy rất dễ bắt gặp ở nơi đây chính là, trước sân của bất kì ngôi nhà nào cũng đều có một hồ nước với hai chiếc gầu dựng cạnh.

Theo tìm hiểu, do ngày xưa làng nổi tiếng với nghề gốm vang danh khắp cả nước. Vậy nên, hầu như nhà nào cũng có riêng cho mình một lò nung, sợ mái lá hay dễ xảy ra hỏa hoạn.

Vì thế, hồ nước trước nhà có ý nghĩa đề phòng sự cố, lỡ điều chẳng lành xảy đến thì kịp xử lý.

Nghề làm gốm lừng danh một thời ở làng cổ Phước Tích

Những năm trước đây, nói đến gốm là người ta sẽ nhắc ngay đến cái tên làng gốm Phước Tích. Nổi tiếng bởi chất lượng bền, bóng mịn và tinh xảo.

Giá trị ở đây được đong đếm bằng sự khéo léo hoàn toàn thủ công của người nghệ nhân.

Từ khâu tạo hình cho tới vẽ, chạm trỗ, đun lò bằng củi và nung trong nhiều giờ liền liên tục.

Sự vất vả đến cầu kì ngày đó của những người thợ chăm chỉ đã làm thành tên gọi cho cả một ngôi làng.

làng nghề phước tích
Lò gốm xưa ở Phước Tích

Ngày nay, du khách đến tham quan làng cổ Phước Tích vẫn còn có thể bắt gặp những di tích của nghề làm gốm trước kia như: lò nung, các sản phẩm được gìn giữ trưng bày trong những ngôi nhà rường.

3. Những di sản vô giá ở làng cổ Phước Tích

Nét đẹp bình dị, mộc mạc của làng cổ Phước Tích cũng là điển hình cho hình ảnh thôn quê vùng đồng bằng Bắc Bộ xa xưa.

Những lối đi trải gạch đều thẳng tắp và hai bên là hàng cao xanh mướt.

Phong cảnh hữu tình, nên thơ có dòng sông, cây đa, bến nước, con đò và những mái nhà cổ với những lối đi đẹp như tranh vẽ của làng cổ Phước Tích sẽ là dấu ấn rất sâu đậm.

Nếu có dịp ghé thăm Thừa Thiên- Huế, bạn đừng quên bỏ lỡ điểm tham quan lý tưởng này nhé!

Đọc ngay: Kinh nghiệm du lịch làng tre Phú An, Bình Dương mới nhất 2018

 

Đọc Thật Chậm

làng vàng mã Bắc Ninh 2

Vàng mã Bắc Ninh trắng đêm giao hàng Rằm tháng 7

Từ ngàn năm nay khi nhắc tới Đông Hồ người ta nghĩ tới ngay với …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *