Chùa Hà hiện nay ở đâu? Cầu duyên ở chùa Hà có linh thiêng không? Cần mua gì khi đi cúng lễ là một trong số các băn khoăn thường gặp của những bạn trẻ đang FA (độc thân) theo ngôn ngữ của giới trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp quý vị làm sáng tỏ về vấn đề này
Nội dung bài viết
- 1. Chùa Hà ở đâu
- 2. Thiết kế chùa Hà Hà Nội
- 3. Lịch sử ra đời chùa Hà
- 4. Hướng dẫn cách đi đến chùa Hà
- 5. Chùa Hà thờ ai?
- 6. Đi chùa Hà Cầu Duyên là như thế nào
- 7. Bài văn khấn cầu Duyên tại Chùa Hà
- 8. Đi chùa Hà cần mua gì để cúng lễ
- 9. Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên
- 10. Những chú ý khi đi chùa Hà cầu duyên
1. Chùa Hà ở đâu
Chùa Hà là di tích thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nằm cạnh đường 32 đi Sơn Tây.
Tương truyền chùa được làm từ lâu, đến đời vua Lê Hy Tông có 2 người làng Thổ Hà sang ngụ để bán các hàng gốm.
Tam quan ngoại chùa Hà Cầu Giấy ngày nay
Hai người này làm ăn phát đạt đã cúng tiền để xây dựng chùa bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa nguyên niên (1680).
2 làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết giao với nhau, đặt tên xóm và chùa là Bối Hà nên cũng từ đó có tên là chùa Hà.
2. Thiết kế chùa Hà Hà Nội
Chùa quay hướng tây, có kiến trúc chữ đinh, tòa tam bảo có ở gian, hậu cung có 3 gian. Phía sau là nhà tổ, hai bên là nhà hậu, mỗi nhà 3 gian.
Bên cạnh là điện Mẫu, bên phải là đình Hà. Phía sau nhà tô có một tháp thờ sư tổ.
Chùa đã bị giặc Pháp đốt phá vào năm 1947 nên các tượng Phật bị thiêu hủy không còn.
Phần lớn là mới được tạo tạc từ sau năm 1950, có thể chỉ có tượng Đức Ông và Phật Bà Quan Âm là cũ xưa.
Chùa có một quả chuông đúc năm cảnh Thịnh thứ 7 đời Tây Sơn, chuông cao 1,30m có khắc chữ “Thánh Đức tự chúng”.
Chuông có bài văn chuông do Nguyễn Khuê viết nói về những người cúng tiền đúc chuông.
Đến thời Nguyễn Gia Long có lệnh xóa các dấu vết thời Tây Sơn, dân Bối Hà đem chuông giấu xuống ao làng.
Sau đó, khi xây lại tam quan mới vớt lên nên niên hiệu chuông không bị đục như nhiều chuông khác.
Ngày 15.8.1945 đồng chí Nguyễn Quyết, bí thư thành ủy Hà Nội đã triệu tập cán bộ và đội viên tự vệ và thanh niên tuyên truyền xung phong để chuẩn bị tổng khởi nghĩa cướp chính quyền.
Năm 1982 sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội đã gắn biển di tích cách mạng.
Trong những năm gần đây chùa đã được xây dựng lại tam bảo, điện mẫu, tạc thêm tượng Phật, tu sửa xung quanh làm cho khuôn viên cảnh trí thêm đẹp đón tiếp nhiều người đến lễ bái.
Chùa Hà đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc lịch sử nghệ thuật ngày 11.5.1995.
??? TÌM HIỂU THÊM: Cách đi đến chùa 1 cột bằng xe máy
3. Lịch sử ra đời chùa Hà
Chùa Hà hay còn được gọi với cái tên Thánh Đức Tự, ngôi chùa này được xây dựng vào cuối thời Lê ( khoảng những năm 900 sau công nguyên).
Cái tên Thánh Đức Tự của chùa xuất phát từ một điển tích cổ, được người dân truyền lại rằng: Khi xưa, vua Lý Thánh Tông đã đến cầu tự ở một số ngôi chùa thuộc khu vực Dịch Vọng như: Chùa Bối Hà, chùa Hậu. Sau đó, vua hạ sinh thái tử Lý Càn Đức.
Từ đó, chùa Bối Hà có tên là Thánh Đức, còn chùa Hậu có được đặt là Thánh Chúa.
Trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chùa Hà vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật cũng như các nét kiến trúc mang giá trị từ cổ xưa.
??? NÊN ĐỌC: Kinh nghiệm tham quan Chùa Thầy Hà Tây
4. Hướng dẫn cách đi đến chùa Hà
Chùa Hà nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 7km, đường đến đây cũng khá dễ đi, vì vậy bạn chỉ cần mất khoảng 15 phút là có thể tới được chùa.
Để có thể di chuyển tới chùa, bạn có thể đi theo các cách sau đây:
-
Di chuyển tới chùa Hà bằng các phương tiện cá nhân
Với việc sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,… để tới chùa Hà, từ khu vực hồ Hoàn Kiếm, bạn đi lên đường Hàng Bông, đến cuối đường thì rẽ phải ra Điện Biên Phủ.
Sau đó, bạn đi thêm 500m nữa thì rẽ trái lên đường Trần Phú và đi thẳng theo các tuyến phố: Kim Mã, Đào Tấn.
Cuối cùng, khi tới khu vực đường Nguyễn Khánh Toàn, bạn đi thêm khoảng 500m nữa là tới nơi.
-
Di chuyển tới chùa Hà bằng các phương tiện công cộng
Nếu chưa từng tới Hà Nội, vẫn còn chưa quen đường, lúc này bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện công cộng như: Taxi, xe bus, Grab,…. Để tránh lạc đường, gây mất thời gian trong việc di chuyển của bạn.
Nếu di chuyển tới chùa Hà bằng xe buýt, bạn có thể di chuyển theo các tuyến: 07, 20A, 24
Lưu ý: Khi tới chùa bằng xe buýt, bạn cần nhắc rõ cho phụ xe và lái xe về điểm dừng của bản thân, tránh bị đi quá hoặc xuống nhầm bến.
✅✅✅ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chùa Láng Đống Đa Hà Nội
5. Chùa Hà thờ ai?
Cũng giống như các ngôi chùa khác, ban chính của chùa Hà vẫn là ban thờ Đức Phật.
Ngoài ra, ngôi chùa này cũng thờ rất nhiều vị thần linh khác, có thể kể đến như: Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Tam Tòa Thánh Mẫu,….
Các ban này đều được sắp xếp thành các khu riêng, rất thuận tiện cho người dân trong việc hành hương, lễ bái.
Sau khi vãn cảnh, hành lễ ở chùa Hà, bạn cũng có thể thăm quan thêm ngôi đình Bối Hà ở bên cạnh.
Đây là nơi thờ vị tướng, Triệu Chí Thành, vị tướng từ thời Triệu Việt Vương. Người đã có công trong việc đánh đuổi giặc Lương, bảo vệ đất nước.
??? NÊN ĐỌC: Văn khấn khi đi lễ chùa Ba Vàng
6. Đi chùa Hà Cầu Duyên là như thế nào
Đi chùa Hà cầu duyên có thiêng không là băn khoăn của rất nhiều người. Cần phải khẳng định rằng không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đồn thổi nếu cầu duyên thì nên tới Chùa Hà.
Muốn cầu tài lộc phải tới Phủ Tây Hồ, Cầu cho gia đạo được bình an thì tới chùa Trấn Quốc
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp vừa đi lễ chùa hà về thì 30 ngày sau đã có người yêu, người lâu hơn thì nửa năm sau tìm được ý chung nhân.
Có đôi vừa mới chia tay nhau hôm sau nửa kia đi lễ Chùa Hà cầu duyên, thế là tình cũ không rủ cũng tới. Cả 2 tái hợp kết duyên vợ chồng.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại chuyện tình cảm không phải cứ cầu là được. Cũng có không ít trường hợp các bạn trẻ vì nôn nóng có người yêu, ý chung nhân đã tới chùa Hà để cầu xin.
Nhưng…duyên chưa tới có cầu cũng chẳng toại.
Vậy nên, có tâm đi chùa cầu Duyên, cầu An là tốt. Tuy nhiên, không nên quá đặt nặng vấn đề có xin được duyên hay không.
Việc của bạn là hãy sống thật tốt, sống bao dung hãy tích đức, năng cúng dường, bố thí làm lành để tạo thiện duyên. Mọi sự rồi sẽ được ông trời an bài.
???ĐỌC NGAY: Chùa Tản Viên Sơn
7. Bài văn khấn cầu Duyên tại Chùa Hà
Dưới đây là bài văn cúng được sử dụng nhiều nhất khi đi lễ Chùa Hà Cầu Giấy
8. Đi chùa Hà cần mua gì để cúng lễ
Hiện trên Internet lan truyền rất nhiều các thông tin sai lệch về việc đi lễ chùa sẽ phải mua các món đồ như: Giò, chả, heo quay, thịt quay…
Đầu tiên cần phải nhìn nhận rằng Chùa là nơi thờ Phật và các vị Phật thường là những người tu hành đắc đạo nên sẽ không dùng những món đồ mặn kể trên.
Vậy đi chùa Hà cần sắm lễ gì: Không cần quá cầu kỳ trước hết là cần Tâm hướng thiện.
Tiếp đó, có thể dâng một mâm ngũ quả, 1 chai nước suối, một chút hương, hoa, và tiền vàng… như vậy là đủ.
Quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người cúng lễ. Bởi nếu không có tâm mà đi lễ bái thì các vị Phật Thánh cũng sẽ không chứng
⚠️⚠️⚠️ KHÁM PHÁ: Chùa Quán Sứ thờ ai
9. Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên
Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một số kinh nghiệm khi tới chùa Hà cầu duyên cũng như thắp hương, lễ phật.
-
Chùa Hà mở cửa đến mấy giờ?
Khi đi lễ chùa Hà, bạn không nên tới chùa quá muộn. Thông thường, chùa sẽ đông cửa vào khoảng 6h đến 6h30 chiều.
Tuy nhiên, vào những ngày đặc biệt như: Tuần rằm, mồng 1, lễ vu lan,… Chùa có thể đóng cửa muộn hơn một chút để du khách có thể kịp tới đảnh lễ
-
Thứ tự thắp hương và khấn lễ trong chùa Hà
Khi vào chùa, bạn cần sắp lễ theo 3 ban chính, với thứ tự bao gồm: Ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban tam tòa thánh mẫu.
Sau đó, bạn sẽ tiến hành đốt 5 nén hương và thắp ở bên cạnh khu hóa vàng theo thứ tự: Lư Hương, ban Đức Ông, ban Tam Bảo, ban Đức Thánh Hiền, ban thờ Mẫu. Sau khi thắp xong, mỗi ban, bạn sẽ vái 3 vái.
Sau khi thắp hương xong, bạn bắt đầu vào khấn lễ. Với bạn Đức Ông mọi người thường cầu sự nghiệp, tài lộc, Tam bảo để cầu an lạc, may mắn, và tới ban của Đức Thánh Hiền.
Cuối cùng, bạn vái 3 vái ở bức tượng 2 vị hộ pháp bên phải và 2 vị thập nhị diêm vương ở bên trái.
10. Những chú ý khi đi chùa Hà cầu duyên
Khi đi chùa Hà cầu duyên, cũng giống như những địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Khi vào chùa, bạn cần ăn mặc lịch sự gọn gàng, không ăn diện các bộ đồ phản cảm, hở hang.
+ Tùy thuộc vào tâm thành của bạn mà việc cầu duyên sẽ đến nhanh hay chậm, có người chỉ khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, có những người phải đến 3 tới 4 tháng.
+ Không cầu duyên với mục đích cho xong, bạn nên cầu nguyện để gặp được những người tâm đầu ý hợp, trăm năm hạnh phúc.
+ Chùa Hà chỉ linh nghiệm với những người chưa tìm được duyên. Còn với những người đã có ý chung nhân, bạn chỉ nên tới đây để cầu an cho bản thân, gia đình, người thân,…