Home / Di tích / Chùa / Chùa Thầy ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Thờ ai? Đi du lịch cầu gì?

Chùa Thầy ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Thờ ai? Đi du lịch cầu gì?

Chùa Thầy là một trong những di tích lịch sử tâm linh nổi tiếng tại Sài sơn, Hà Nội. Vậy Chùa Thầy thờ ai? Lịch sử hình thành thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá kinh nghiệm du lịch Chùa Thầy nhé

1. Chùa Thầy ở đâu? Thuộc tỉnh nào?

Chùa Thầy còn gọi là: “Thiên Phúc Tự” hay Chùa Cả thuộc xã Sài Sơn Hà Nội. Núi Sài Sơn trước kia là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy.

chùa thầy hà nội
Hình ảnh Chùa Thầy ngày nay

2. Lịch sử Chùa Thầy Hà Tây

Nói Chùa Thầy có lịch sử ngàn năm song hành cùng 1000 năm Thăng Long Hà Nội quả không ngoa.

Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý- vua Lý Nhân Tông, lúc đầu chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am.

Do Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm trụ trì, ông là người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước. Núi Thầy khi đó được gọi là núi Phật tích.

Chùa Thầy được xây dựng từ thế kỷ XII, thời nhà Lý. Chùa xây hình chữ tam, có 3 lớp: chùa Hạ, chùa Giữa và chùa Thượng.

Trong chùa có pho tượng Từ Đạo Hạnh bằng gỗ bạch đàn được lắp thiết bị điều khiển tự động, có thể đứng lên, ngồi xuống.

Tượng đặt trong khám sơn son thiếp vàng lộng lẫy, có rèm che trông rất kỳ bí, linh thiêng.

chùa thầy hà nội

Trước mặt chùa Thầy có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thủy đình – là nơi múa rối nước (môn nghệ thuật do chính Từ Đạo Hạnh sáng tạo).

Chiếc cầu lợp ngói từ thời Trạng Bùng, gọi là cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên.

Để có thể đỡ được sức nặng hàng trăm tấn của bốn mái; những mảng chạm trổ cầu kỳ, tinh vi sống động và những bệ đá được đục đẽo rất tinh xảo.

Tới đây, du khách có thể bắt đầu bằng việc thăm chùa cả – chùa làm theo kiểu 3 cấp, “tiền Phật hậu Thánh”.

Trong chùa Thầy có các pho tượng Lý Thần Tông, tượng Phật, tượng Từ Đạo Hạnh và các vị La Hán. Sau đó ra sau chùa xem động Phật Tích (hang Thánh Hóa).

Trong đó, có một mạch nước của khe đá tự nhiên từ trên núi được khéo léo hứng bằng miệng con rồng đắp nổi chảy vào một bể nước trong vắt suốt quanh năm.

chùa thầy quốc oai
Chính điện Chùa Thầy ngày nay

3. Tham quan Chùa Thầy

Chùa Thầy đích thực là nơi tịnh tâm cho mọi du khách. Bởi khung cảnh nơi đây là sự kì diệu mà tạo hóa ban tặng cho mảnh đất thủ đô, một chốn bồng lai tiên cảnh, sơn thủy hữu tình.

Vãn cảnh chùa

Đến với quần thể Chùa Thầy du khách sẽ lần lượt khám phá ba phần chính là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Giữa chùa Hạ và chùa Trung được nối với nhau mục đích là để tạo thế hạ công thượng nhất rất độc đáo.

chùa thầy hà nội việt nam

Phòng tầm mắt ra khoảng không gian phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng.

Cầu Nguyệt Tiên tạo một con đường cổ kính lên núi. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ thờ Tam phủ.

Vãn cảnh núi

Qua cầu Nguyệt Tiên, du khách sẽ được vãn cảnh núi non vừa hùng vĩ vừa nên thơ khi phóng tầm mắt nhìn xuống quần thể chùa và kiến trúc phía dưới.

Trên núi có chùa Cao ( Đỉnh Sơn Tự), là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách vẫn còn dấu tích những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền.

Sau chùa là động Phật Tích. Có một điển tích rất thú vị về động này: dân gian cho rằng đó là nơi sư Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông.

Cũng bởi vậy mà động còn được gọi là hang Thánh Hóa.

cầu nguyệt tiên

Chưa hết, Từ chùa Cao du khách còn có thể  đi vòng ra phía sau và khám phá hang Cắc Cớ.

Tương truyền đây chính là nơi hò hẹn của những đôi nam nữ yêu nhau vào những dịp hội hè.

4. Chùa Thầy mùa lễ hội

Du khách nếu muốn thắng cảnh chùa trong không khí nhộn nhịp mùa trẩy hội thì có thể đến Chùa Thầy vào dịp lễ hội xuân diễn ra vào đầu tháng 3 âm lịch ngày 5, 6, 7, 8 tháng 3.

Trong ngày hội chính rất nhiều tăng ni thập phương đổ về làm lễ dâng tế lên các vị thần.

Cùng với đó du khách đến đây những ngày cũng mong cầu may, cầu an, cầu hòa cho gia đình và người thân.

Trong khung cảnh trang nghiêm của những nghi lễ ấy, du khách vừa có thể tham gia cầu nguyện lại có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp không gian rực rỡ sắc màu của cờ, hoa,…

tượng bát bộ kim cương chùa thầy

Hòa mình vào những âm thanh lạ mà đặc sắc, trang nghiêm của tiếng mõ, tiếng kinh tụng, tiếng nhạc cụ dân gian.

Sau đó, là tiếng hò reo vui vẻ cổ vũ những phần thi kéo co, ném còn,…Tất cả tạo nên một âm thanh rất đặc trưng.

Một “đặc sản” không thể không kể đến trong lễ hội Chùa Thầy mà chắc chắn du khách không thể bỏ qua đó là phần hội múa rối nước.

5. Một vài kinh nghiệm du lịch Chùa Thầy

Du khách đến Chùa Thầy có thể đi bằng nhiều phương tiện khác nhau:

  • Xe bus – giải pháp tiết kiệm nhất:

Chùa Thầy nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ 20km. Bạn có thể dễ dàng đến Chùa Thầy chỉ với 10,000đ đi xe bus

Từ bến xe Mỹ Đình bạn bắt tuyến bus số 73 và đi đến điểm cuối chính là Chùa Thầy

thầy chùa giảng kinh

  • Xe máy hoặc ô tô:

Xuất phát từ Hà Nội theo hướng Láng – Hòa Lạc, đi thẳng khoảng 15km bạn sẽ bắt gặp biển chỉ dẫn vào Chùa Thầy và rẽ trái đi thêm một đoạn đường ngắn sẽ đến.

Với những du khách từ xa đến, các bạn có thể tham khảo những xe du lịch đi theo tour để nhận được sự hướng dẫn tận tình nhất.

6. Những địa điểm du lịch gần Chùa Thầy

Sẽ là một gợi ý thú vị cho du khách sau chuyến thăm Chùa Thầy, bạn có thể tìm đến những địa điểm du lịch rất gần Chùa Thầy sau đây:

  • Chùa Tây Phương:

Tọa lạc tại thôn Yên – Thạch Xá – Thạch Thất. Chùa Tây Phương cách Chùa Thầy chỉ khoảng 20km.

Chùa Tây Phương nổi tiếng với vẻ đẹp  thanh đạm, hoang sơ và cổ kính với những nét kiến trúc đặc trưng.

  • Làng cổ Đường Lâm

Đây cũng là một địa điểm du lịch rất gần Chùa Thầy cách Chùa Thầy khoảng 30km.

làng cổ đường lâm ở đâu

Do đó, sau chuyến tham quan Chùa Thầy, du khách có thể tìm đến đây để thưởng thức một nét đẹp mới lạ hơn với khung cảnh sân đình, giếng nước, cây đa, ao làng, …

Những thứ xưa kia ta chỉ được đọc và biết đến qua những câu ca dao, tục ngữ.

Với những trải nghiệm thú vị như trên thì việc bỏ ra mười ngàn đồng lệ phí thắng cảnh Chùa Thầy là quá “hời”.

Du khách đến nơi đây không chỉ cầu may mà còn được khám phá nét đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ của núi, lại có nét thanh tịnh và trang nghiêm của những vị thần uy nghi.

Rời xa cái ồn ào, xô bồ chốn thị thành, đến Chùa Thầy chúng ta sẽ cảm nhận một luồng gió mới thanh sạch trong tâm hồn, lưu luyến và đặc biệt đến khó tả.

7. Lưu ý khi đi lễ Chùa Thầy

Khi đi chùa thầy, ngoài những điều cấm kỵ ở chốn tâm linh như: Hái hoa bẻ cành, nói tục chửi bậy, ăn mặc phản cảm,…. Thì bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

du lịch chùa thầy

+ Mang theo đồ ăn ở nhà nếu muốn tiết kiệm về mặt chi phí. Tuy nhiên, nếu không muốn xách theo đồ đạc lỉnh kỉnh thì bên ngoài chùa cũng có rất nhiều hàng ăn để bạn lựa chọn.

+ Không để người dân sắp lễ cho bạn, vì họ có thể chèn ép bạn với mức giá rất cao.

+ Trên thực tế, trong khu vực chùa cũng được bố trí sẵn bản đồ, giúp bạn cảm thấy dễ dàng trong việc di chuyển.

Vì vậy, bạn không cần thiết phải thuê người dân làm hướng dẫn viên, nếu bạn không muốn mất từ 100 đến 300k

Bạn nhớ mang theo đèn pin từ nhà đi nếu có nhu cầu muốn thăm quan hang Cắc Cớ. Nếu không mang theo, bạn có thể thuê đèn với giá 5k/lượt.

Lưu ý: Hang Cắc Cớ khá tối, đường đi cũng khá vòng vèo. Vì vậy, nếu chưa quen đường, bạn có thể thuê hướng dẫn viên ở ngoài cửa hang. Tuy nhiên, bạn nên hỏi trước họ về mặt chi phí để tránh bị ép giá.

Xem ngay: Chùa Sắc Tứ Quan Âm Cà Mau ra đời trong hoàn cảnh nào

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *