Home / Di tích / Chùa / Chùa Vạn Phật quận 5 – Biểu tượng Phật giáo Trung Hoa

Chùa Vạn Phật quận 5 – Biểu tượng Phật giáo Trung Hoa

Chùa Vạn Phật  (quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh ) hay còn gọi là chùa Phật quang Đại Tòng Lâm là ngôi chùa đặc trưng cho phong cách kiến trúc những ngôi chùa của văn hóa Trung Hoa. Du khách đến chùa Vạn Phật sẽ không khỏi ngạc nhiên trước hệ thống tượng phật đồ sộ với hơn mười ngàn bức. Du khách đến đây không chỉ để cầu duyên, cầu tài, cầu phúc,… mà còn được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo và mới lạ đặc trưng của người Hoa.

1. Chùa Vạn Phật ở đâu

Chùa Vạn Phật có địa chỉ nằm tại số 66, ngõ 14 thuộc đường Nghĩa Thục – quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa nằm trong một con ngõ nhỏ gần chợ Hòa Bình.

Vậy nên, không gian của chùa không được rộng rãi và khoáng đạt như những ngôi chùa đồ sộ như chùa Ngọc Hoàng, chùa Bà Châu Đốc hay chùa Yên Tử,…

chua vạn phật ở đâu

Trong con ngõ nhỏ, hẹp và ồn ào của phố chợ, chùa Vạn Phật khép mình nơi ngóc ngách của chốn đô thị Sài Thành.

Người ta còn nói vui với nhau rằng đi qua cổng chùa nếu không để ý sẽ lướt qua lúc nào không hay!

Tuy nhiên, du khách cần chú ý để tránh nhầm lẫn chùa Vạn Phật quận 5 với chùa Phật Quốc Vạn Thành ở huyện Củ Chi.

2. Lịch sử chùa Vạn Phật quận 5

Chùa Vạn Phật là một ngôi chùa nhỏ nhưng nổi tiếng linh thiêng. Ngôi chùa cũng nổi tiếng là biểu tượng cho Phật giáo Trung Hoa xưa tại Việt Nam.

Chùa Vạn Phật được khởi công xây dựng vào những năm 1960 bởi hai vị hòa thượng gốc Trung Hoa là Diệu Hoa và Đức Bổn.

Khi đó, chùa được xây dựng với mục đích là nơi quy tụ của các phật tử gốc Hoa tại Việt Nam đồng thời là nơi sinh hoạt tôn giáo và tu học cho những vị nho sĩ này.

Lịch sử chùa Vạn Phật quận 5

Chùa Vạn Phật khi đó còn khá đơn sơ và tạm bợ.

Nhiều năm sau đó, năm 1998, chùa mới được tu bổ và dựng lại với kiến trúc mới khang trang hơn gồm 4 lầu và một sân thượng.

Năm 2008,  chùa Vạn Phật có thêm công trình mới là điện Phổ Quang Minh.

??? KHÁM PHÁ: Lịch sử hình thành Chùa Phật Tích

3. Kiến trúc chùa Vạn Phật Quận 5

Chùa Vạn Phật quận 5 là ngôi chùa nhỏ so với những công trình tâm linh đồ sộ như chùa Ngọc Hoàng, chùa Vĩnh Nghiêm hay Yên Tử,…

Nhìn từ ngoài vào, chùa Vạn Phật không có nét gì nổi bật, xét về tổng thể chùa không được sự đầu tư quá nhiều về khuôn viên với diện tích khá nhỏ.

Tuy nhiên, chùa Vạn Phật vẫn là một ngôi chùa nổi tiếng với những nét đặc sắc về kiến trúc khiến du khách đến đây đều không khỏi thán phục.

Kiến trúc chùa Vạn Phật Quận 5

Tượng Phật chùa Vạn Phật

Trước hết phải kể đến đó là hệ thống tượng phật được xếp vào hàng kỉ lục nhiều nhất tại Việt Nam. Chùa có đến hơn mười ngàn tượng phật.

Có lẽ đây cũng chính là cảm hứng tạo nên tên gọi đặc trưng của ngôi chùa “ Chùa Vạn Phật” – ngôi chùa có vạn Phật.

Quả thực đây là một điều không tưởng đối với một chùa có diện tích chưa đến 200m2.

Kiến trúc ngôi chùa có 4 tầng và một sân thượng. Mỗi tầng đều có chính điện là nơi thờ Phật, Bồ Tát, đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra còn có tháp Xá Lợi,…

quan thế âm chùa vạn phật

Đại Điện Phổ Quang Minh mới được khánh thành vào năm 2008 đánh dấu một sự cải biến lớn về kiến trúc của chùa Vạn Phật.

Cùng thời điểm đó là lúc bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh được ra đời. Đại điện Phổ Quang Minh được đặt tại tầng 4 của ngôi chùa.

Tạo nên một nhãn quan với vai trò là cái “tâm” là “ điểm nhấn” của ngôi chùa mang tên Vạn Phật.

??? XEM THÊM: Chánh điện chùa Phật Quang

điện dược sư chùa vạn phật

Đại điện Quang Minh chính là nơi để đặt bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh quý giá – tức là bộ ba bức tượng lớn của các vị phật tổ: Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Phù, Bồ Tát Phổ Hiến.

Đặc biệt đây cũng là nơi trưng biện của mười ngàn bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni.

Mười ngàn bức tượng được đặt tương ứng  trên mười ngàn tấm vuông nhỏ trên tường của đại điện Quang Minh.

Độc đáo nữa là ở chỗ mười ngàn bức tượng được thiết kế có kích thước đa dạng. Giữa những bức tượng có kích thước nhỏ lại đan xen những những bức tượng lớn hơn.

tứ đại thiên vương chùa vạn phật

Tổng thể tạo nên một không gian bốn bề với những bức tường trang hoàng rất uy nghi, hoành tráng mà độc lạ vô cùng.

Đặc biệt, kiến trúc của bức tượng Thích Ca Mâu Ni cũng vô cùng độc đáo.

Tòa sen vàng – nơi đặt bức tượng được trang hoàng bằng những bức tượng Phật nhỏ có màu trắng ngà. Mỗi cánh sen có 1000 bức tượng như thế.

bức tượng trong chùa vạn phật

Vạn phật ở chùa Vạn Phật

Đại điện Phổ Quang còn nổi bật hơn với hai cây đèn “khổng lồ” được chăm chút từng nét chạm trổ rất tinh tế, sắc sảo.

Mỗi nét vẽ đều chứa đựng những giá trị nghệ thuật và thể hiện tài năng xuất trúng của những nghệ nhân.

Trên 4 bức tường, ngoài mười ngàn bức tượng phật còn có những họa tiết trang trí hình tiên nữ, hình hoa, hình rồng bay phượng múa.

Điều này làm cho không gian chùa Vạn Phật thêm phần tinh tế trong không khí trang nghiêm.

??? KHÁM PHÁ THÊM: Thiền viện trúc lâm Giác Tâm

4. Chùa vạn phật thời gian Mở – Đóng cửa

Khi có nhu cầu thăm quan, xin xăm hay hành hương tại chùa Vạn Phật, bạn nên lưu ý đi sớm, không nên tới chùa quá muộn.

Vào ngày thường, chùa Vạn Phật sẽ mở cửa từ 7h đến 18h.

Chùa vạn phật thời gian Mở - Đóng cửa

Tuy nhiên, vào các dịp lễ hay tuần rằm, mùng 1, chùa có thể sẽ đóng cửa muộn một chút để du khách có thể kịp tới đây hành hương, lễ bái.

♻️♻️♻️ CLICK XEM: Kinh nghiệm tham quan chùa Ông Núi Ninh Bình

5. Đường đi đến chùa Vạn Phật Quận 5

Nằm cách trung tâm TP.HCM không quá xa (Khoảng 4km), ngoài ra, đường tới chùa Vạn Phật cũng khá dễ đi, vì vậy, bạn chỉ cần mất khoảng 10 đến 15 phút di chuyển là đã có thể tới được đây.

Để có thể tới được chùa Vạn Phật, bạn có thể đi theo các cách sau đây:

  • Di chuyển tới chùa Vạn Phật bằng phương tiện cá nhân:

Với việc di chuyển tới chùa Vạn Phật bằng các phương tiện cá nhân như: Ô tô, xe máy,… Từ khu vực trung tâm thành phố, bạn có thể di chuyển theo đường Lê Lai rồi đi dọc lên đường Nguyễn Trãi.

Sau đó, bạn rẽ trái vào đường Huỳnh Mẫn Đạt rồi rẽ phải lên Trần Hưng Đạo, đi khoảng 200m.

Cuối cùng, bạn đi vào đường Nhiêu Tâm, di chuyển thêm 200m nữa rồi tiếp tục rẽ trái vào đường Nghĩa Thục là có thể tới được chùa.

cách đi đến chùa Vạn Phật

  • Di chuyển tới chùa Vạn Phật bằng phương tiện công cộng

Nếu bạn chưa từng tới Sài Gòn, cũng như không thực sự quen đường, tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại phương tiện công cộng như: Taxi, Grab, xe bus,…. Nhằm tránh hạn chế tối đa vấn đề bị lạc đường.

Để đến được chùa bằng xe bus, bạn có thể di chuyển theo các tuyến: 01, 11, 13

Khi lên xe, bạn nhớ lưu ý nhắc nhở phụ xe bề điểm xuống, tránh bị đi quá, xuống nhầm bến,…

??? ĐỌC TIẾP: Những vật dụng cần mang theo khi tham quan ngôi chùa Linh Ứng

6. Trải nghiệm xin xăm chùa Vạn Phật

Trong khoảng 3 đến 4 năm trở lại đây, ngôi chùa Vạn Phật vô cùng nổi tiếng với chiếc máy xin xăm độc đáo, được nhiều du khách thập phương rất yêu thích.

Dưới đây, chúng tôi xin có 1 chút review khi trải nghiệm chiếc máy này, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nó.

điện quan thế âm chùa vạn phật

Chiếc máy nằm ngay ở phía bên trái lối đi vào chùa, thoạt nhìn, bạn có thể thấy nó khá giống với những loại máy chơi game tại các trung tâm thương mại.

Máy có 1 chiếc lỗ để bạn có thể nhét được những đồng cắc bạc vào, bên trong có thiết kế không khác gì chốn bồng lai, với hình ảnh cô tiên có thể đi ra đi vào để lấy quẻ xăm cho người thỉnh.

Để có thể xin quẻ cho bản thân, bạn chỉ cần thành tâm cầu nguyện, sau đó, lấy 1 cắc trong rổ rồi bỏ vào máy. Lúc này, cô tiên trong máy sẽ được điều khiển để đưa thẻ cho bạn.

Nhìn chung, thẻ xăm của chùa Vạn Phật sẽ không phân tích quá sâu vào vận mệnh.

Thẻ chỉ thống kê về một số vấn đề trong cuộc sống của bạn có thực sự thuận lợi hay không mà thôi.

đức văn thù phổ hiền chùa vạn phật

Với hình thức xin xăm này, có rất nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ mất thiêng. Tuy nhiên, bạn có thể thấy rằng, máy chọn xăm hoàn toàn ngẫu nhiên, cái chính là do duyên số của bạn mà thành.

Ngoài ra, yếu tố linh thiêng hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề về niềm tin cũng như lòng thành của bạn tới đâu.

Tóm lại: Nếu bạn thực sự có niềm tin, thì việc xin xăm ở chùa Vạn Phật sẽ được xem là trải nghiệm vô cùng thú vị đó.

??? TÌM HIỂU: Chùa Kỳ Quang 2 ở Gò Vấp

7. Lưu ý khi đi lễ chùa vạn phật

Khi tới chùa Vạn Phật, cũng giống như rất nhiều địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Trước hết, về vấn đề trang phục, bạn cần phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không mặc các bộ đồ hở hang, phản cảm, làm ô uế chốn linh thiêng.

chùa vạn phật sài gòn

  • Ăn nói nhẹ nhàng, không gây mất trật tự nơi cửa chùa
  • Không tự ý mang đồ của chùa về nhà khi chưa có sự cho phép
  • Khi vào chùa, nếu gặp các sư thầy hay tăng ni, phật tử, bạn nên kính cẩn chắp tay, cúi đầu và niệm câu :”Nam Mô A Di Đà Phật”.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *