Home / Di tích / Chùa / Khám phá vẻ đẹp chùa Ông Núi (chùa Phong Linh) – Bình Định

Khám phá vẻ đẹp chùa Ông Núi (chùa Phong Linh) – Bình Định

Chùa Ông Núi là một trong những địa điểm tâm linh thu hút được nhiều tăng ni phật tử cùng với khách du lịch của tỉnh Bình Định. Dự án Chùa Ông Núi Bình Định chính thức được xây dựng và khôi phục lại vào năm 1990. Ngôi chùa được biết đến không chỉ bởi sự linh thiêng mà còn bởi cảnh sắc của nơi đây.

1. Chùa Ông Núi Bình Định ở đâu?

Chùa Ông Núi còn có tên gọi khác là chùa Phong Linh. Linh Phong Thiền Tự được đặt vị trí tại thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

chùa ông núi bình định
Toàn bộ khung cảnh chùa Ông Núi

Hình ảnh ngôi chùa đứng sừng sững dựa lưng vào núi Bà, mặt trước của chùa trông ra đầm Thị Nại. Đây là một vị trí vô cùng đắc địa, được gọi là thế Tựa Sơn – Vọng Hải.

Ngôi chùa này đã từng được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành của chùa, hãy cùng tìm hiểu những truyền thuyết về ngôi chùa này.

2. Truyền thuyết về chùa Ông Núi  

Theo như truyền thuyết cũng như các tài liệu để lại, chùa Ông Núi được sáng lập vào năm 1684 do ông Tổ Giám Huyền và đệ tử của mình là Tánh Bang (tên gọi khác là Lê Ban).

 Cái tên Ông Núi cũng chính là cái tên thân thuộc mà dân gian gọi vị sư Lê Ban.

Cũng bởi sư Lê Ban quanh năm tu hành ở trên núi, quần áo ông mặc chỉ làm bằng vỏ cây.

chùa ông núi ở bình định

Bất kể trời mưa hay nắng, ông thường đi tìm những cây thuốc trên rừng để chữa trị bệnh cho người dân.

Người xưa kể rằng, môi khi trong vùng có dịch bệnh bùng phát lại có một vị sư đem thuốc xuống để cứu chữa cho người dân.

Khi người dân khỏi bệnh ông thường đi ngày mà không nhận chi phí chữa bệnh. Cũng chính vì điều này người dân nơi đây càng kính trọng ông hơn.

Cùng với đó, chúa ban cho lệnh xây lại chùa Ông Núi (tên gọi trước đây là chùa Dũng Tuyền).

Chùa tiếp tục là nơi phát triển văn hóa tín ngưỡng của người dân Bình Định. Đến năm 1967, dưới sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh chùa đã bị xóa sạch dấu tích.

Mãi cho đến năm 1990, chùa mới bắt đầu được khởi công xây dựng và phục hồi lại. Cho đến năm 2004 chùa mới dần hoàn thiện toàn bộ.

3. Chùa ông núi Bình Định bao nhiêu bậc thang

Để lên khám phá chùa Ông Núi, không thể di chuyển bằng phương tiện giao thông mà phải đi bộ. Du khách phải đi bộ từ đoạn đường trải nhựa vào đến chân núi Bà.

Chùa ông núi Bình Định bao nhiêu bậc thang

Từ đoạn chân núi Bà, du khách phải leo hàng trăm bậc đá quanh co uốn lượn mới có thể lên đến cổng chùa.

Trên đường lên chùa để tạo cảm giác đi nhanh nhiều người thường hỏi: chùa ông Núi có bao nhiêu bậc thang? Câu trả lời là có 600 bậc thang.

Trên đường lên cổng chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều những bất ngờ của thiên nhiên tạo hóa nên.

Toàn bộ những bậc đá đi lên đều được tạo nên từ những khối đá to xếp chồng lên nhau.

4. Tham quan chùa Ông Núi ở Bình Định

Hai bên đường hòa cỏ mọc chen chúc, những bông lau trổ bông xòa xuống những bậc đá, hay mùi hương thoang thoảng của các loài hoa dại.

Giúp cho tâm hồn trở nên thanh tịnh xua đi cái mệt mỏi của việc leo hàng trăm bậc đá.

Leo lên đến độ cao 100m, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn cổng tam quan của chùa sau một hành trình mệt mỏi.

  • Tam quan chùa Linh Phong

Đứng từ cổng tam quan của chùa, du khách có thể thỏa sức phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh trời, non nước hùng vĩ.

Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể ngắm nhìn hình ảnh những ngôi nhà mái ngói đỏ nổi lên giữa những cánh đồng lúa.

Phóng tầm mắt ra xa, có thể nhìn thấy toàn cảnh của đầm Thị Nải. Với làn nước trong xanh cùng với những con sóng bạc đầu đang ngày đêm vỗ vào bờ tung bọt nước trắng xóa.

  • Tượng phật trong chùa Ông Núi

Bước qua cổng tam quan, đặt chân vào trong khuôn viên của chùa dường như là một thế giới mới.

Không khí bỗng trở nên trong lành hơn, tâm hồn cũng trở nên thanh tịnh hơn. Trong khuôn viên của chùa được trồng rất nhiều loài cây cổ thụ cùng rất nhiều loài hoa.

Tượng phật trong chùa Ông Núi

Kết hợp với hương thơm của các loài hoa chính là mùi thơm nhẹ nhàng của những nén nhang vô cùng dễ chịu và tạo nên dáng vẻ cổ kính cho ngôi chùa.

Ngay từ phía trước của Chính Điện được đặt tượng Phật Bà, cũng bắt đầu từ đây du khách có thể thắp nhang hành hương khấn phật.

  • Hang Tổ trong Chùa Ông Núi

Sau khi thắp nhang tại các điện thờ, đi về hướng Tây du khách sẽ nhìn thấy một chiếc cầu nhỏ, đây là con đường dẫn lên mộ Tháp và lên hang Tổ.

Hang Tổ địa điểm không thể bỏ qua của chùa Ông Núi. Hang Tổ là một trong những khu tham quan được mẹ thiên nhiên tạo hóa nên.

Hang nằm ngay bên cạnh suối là một vách đá sâu được tạo nên từ những hòn đá tự nhiên chồng lên trông giống như một mái nhà kiên cố.

ban thờ ông núi trong hang tổ

Nơi đây, theo như tương truyền của người dân chính là nơi ngồi thiền của ông Núi, hàng ngày ngồi tụng kinh niệm phật.

Ngày này trong hang Tổ, nhân dân cùng các đệ tử của sư Lê Ban đã đặt bàn thờ cùng với một pho tượng có tên “Mộc Y Sơn Ông” (mang ý nghĩa là Ông Núi mặc áo vỏ cây) để thờ cúng và tưởng nhớ.

Đây cũng được xem là nơi linh thiêng nhất của chùa Ông Núi.

Hang Tổ ngày nay vẫn được bảo tồn và giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ vốn có từ trong hang cho tới cảnh sắc ở bên ngoài của hang Tổ.

  • Các tảng đá trong chùa Ông Núi

Điều đặc biệt của Hang Tổ không chỉ ở những tảng đá ở trong hang mà ngay cả những tảng đá ở bên ngoài hang.

Có những tảng đá được chồng 2 đến 3 viên lên nhau, nhìn qua lại tưởng đó là do bàn tay con người tạo nên.

Cũng có những tảng đá giống hệt như hình dáng một vị sư đang ngồi thiền mặc cho trời đất có thay đổi như thế nào vẫn tĩnh tâm.

  • Pho tượng phật Siêu To, Khổng lồ trong chùa Ông Núi

Đến với chùa Ông Núi, du khách không chỉ được khám phá di tích lịch sử mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của pho tượng phật ngồi lớn nhất của Đông Nam Á.

Công trình tượng phật này được khởi công từ năm 2009 cho đến nă 2016 mới hoàn thành và đưa vào tham quan hành hương.

tượng phật chùa ông núi
Tượng phật Thích Ca Mâu Ni sừng sững giữa bầu trời

Pho tượng phật chùa Ông Núi Bình Định có chiều cao là 69m (đã tính cả phần chân đế của pho tượng).

Điều đặc biệt, pho tượng này được đúc hoàn toàn tại bê tông cốt thép tại chỗ chứ không phải ghép các mảnh.

Hình ảnh tượng đức phật sừng sững cao 69m đang ngự trên một tòa sen lớn được đặt ở lưng chừng núi, cao khoảng 129m so với mặt nước biển trông vô cùng uy nghiêm.

Hình ảnh pho tượng tự lưng vào núi Bà, ánh mắt trông ra biển Đông, mang ý nghĩa đức phật luôn che chở bảo vệ đất đai hòa bình cho người dân.

5. Cách đi đến chùa linh phong

Nằm cách Quy Nhơn gần 30km. Vì vậy, bạn sẽ mất khoảng 45 phút để có thể di chuyển tới chùa.

Cụ thể, để có thể di chuyển tới chùa Ông Núi, bạn có thể đi theo các cách sau đây:

  • Di chuyển đến chùa Linh Phong bằng phương tiện cá nhân:

Để di chuyển tới chùa bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,… Từ Thành phố Quy Nhơn, bạn đi dọc theo đường Võ Nguyên Giáp rồi rẽ trái vào quốc lộ 198.

Đi dọc quốc lộ 198 khoảng 20km thì rẽ phải vào đường tỉnh 640, đi thêm khoảng 7km nữa. Cuối cùng, bạn rẽ trái vào thôn Phương Chi, đi thêm 1km nữa là tới được chùa.

đường đi tới chùa ông núi

  • Di chuyển tới chùa Ông Núi bằng Phương bằng phương tiện công cộng

Nếu mới tới Quy Nhơn lần đầu, chưa quen về mặt đường xá, bạn hoàn toàn có thể đến chùa Ông Núi bằng các phương tiện công cộng như xe bus, taxi, grab,…. Để không gặp phải tình trạng bị lạc đường.

Với những ai muốn sử dụng xe bus để tiết kiệm chi phí, bạn có thể đi theo tuyến 07: Quy Nhơn – Cát Tiến.

Lưu ý: Khi lên xe, bạn nhớ nhắc nhở phụ xe về điểm dừng của mình, tránh bị tình trạng đi quá, gây mất thời gian trong quá trình di chuyển.

6. Lễ hội chùa ông Núi Bình Định

Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân lễ hội chùa Ông Núi sẽ được tổ chức và diễn ra trong 2 ngày 24 và 25 tháng Giêng Âm Lịch.

quang cảnh chùa ông núi

Ngày này được lấy làm ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa, người có công lớn trong việc gây dựng chùa.

Cứ đến ngày này hàng năm, hàng ngàn người dân hành hương trong địa phương cũng như các tỉnh thành khác lại đổ về đây hành hương khấn phật, tham quan du ngoạn ngắm cảnh chùa đầu năm.

Cũng bởi đây là thời điểm đầu năm vô cùng đông vui và tấp nập.

Đặc biệt, là để thắp hương thành kính tưởng nhớ đến tấm lòng của vị sư Lê Ban, với cái tên thân thuộc là Ông Núi.

Có một điểm lưu ý đối với du khách, chùa Ông Núi không chỉ là một địa danh để tham quan ngắm cảnh mà còn là một chốn đền chùa vô cùng linh thiêng.

Chính vì vậy, du khách khi đến với nơi đây nên ăn mặc thật trang nghiêm, cùng với đó là những ứng xử văn minh để tạo nên nét đẹp văn hóa chốn đình chùa tôn nghiêm.

7. Những điều cấm kị khi tham quan chùa Ông Núi

Chùa là chốn tâm linh, vì vậy, bạn cũng cần phải lưu ý 1 số việc không được làm khi đến đây.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 8 điều cấm kỵ khi tới chùa Ông Núi.

tham quan chùa Ông Núi

  • Ăn mặc thiếu lịch sự khi vào chùa

Được xem là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, vì vậy, khi bước vào cửa chùa, bạn cần ăn mặc giản dị, kín đáo.

Tuyệt đối không mặc những loại quần áo quá xuề xòa như quần, váy ngắn hay diện những trang phục phản cảm khi đi chùa.

  • Mang giày dép vào chính điện

Trên thực tế, đây được xem là điều mà bạn cần phải kiêng kỵ, vì điện tam bảo là nơi linh thiêng, bạn không nên tùy tiện đi giày dép khi bước vào đây.

Ngoài ra, ở những khu vực này, bạn cũng cần phải giữ gìn trật tự, không gây ồn ào hay ăn nói thô tục bậy bạ.

chùa ông núi ở đâu
Quang cảnh nhìn từ trên chùa xuống
  • Mang nhiều vật dụng cá nhân khi hành hương tại tam bảo

VIệc mang nhiều đồ vật cá nhân lỉnh kỉnh, được xem là hành vi thiếu lịch sự và tôn trọng Đức Phật khi bạn hành hương.

Vì vậy, trước khi bước vào tam bảo, bạn nên để những vật dụng cá nhân ở ngoài.

  • Tuyệt đối không bước vào chùa từ cửa chính giữa

Theo văn hóa phật giáo, cửa chính giữa được xem là lối đi dành riêng cho Đức Phật, các vị Đức Ông, Thánh Mẫu.

Vì vậy, khi ra, vào chùa, bạn chỉ nên đi theo 2 cửa phụ ở 2 bên.

  • Không quỳ hay đứng giữa phật đường

Theo quan niệm, vị trí giữa phật đường là nơi dành cho các vị sư Trụ Trì của chùa. Vì vậy khi hành hương, bạn nên chếch 1 chút sang 2 bên để tránh được điều cấm kỵ này.

lễ hội chùa ông núi ở bình định

  • Không đốt vàng mã, thắp hương trong chùa

Quan điểm phải đốt hương, vàng mã mới thực sự đem tới may mắn, bình an được xem là hoàn toàn sai lầm.

Việc đốt quá nhiều hương khói sẽ gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới các tượng phật trong chùa. Nguy hiểm hơn, hành động này có thể dẫn tới hỏa hoạn.

  • Không tự tiện quay phim, chụp ảnh trong chùa

Khi lễ chùa để cầu bình an cho bản thân, gia đình,… bạn hoàn toàn có thể chụp những bức ảnh để lưu lại kỷ niệm nơi đây.

Tuy nhiên, bạn không được tạo dáng không đúng với phong cách lễ chùa.

  • Mang quá nhiều tiền, vàng mã khi vào chùa

Khi đi chùa, bạn không cần thiết phải đem theo quá nhiều vàng mã, tiền âm phủ. Ngoài ra, nếu công đức bằng tiền mặt, bạn cần bỏ vào hòm công đức, không để tiền lên trên tượng phật.

Xem thêm: Chùa Phật Tích Bắc Ninh – Khám phá quốc tự 1000 năm tuổi

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *