Home / Di tích / Chùa / Chùa Ngọc Hoàng – Điểm đến tâm linh lý tưởng bậc nhất Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng – Điểm đến tâm linh lý tưởng bậc nhất Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải) là ngôi chùa kì lạ, người ta biết đến chùa không vì di tích văn hóa, không vì kiến trúc độc đáo, cũng không vì nơi đây từng đón tiếp vị tổng thống Mỹ Obama, mà là vì sự linh thiêng mà chùa mang đến cho du  khách đến cầu tự, cầu duyên. Chúng ta cùng tìm hiểu về Chùa Phước Hải nhé.

1. Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?

Đây là ngôi chùa được xếp hạng di tích về kiến trúc nghệ thuật bậc quốc gia, nên ít nhiều cũng có dấu ấn lịch sử.

Chùa Phước Hải

Hình ảnh Chùa Phước Hải

Chùa Phước Hải tọa lạc tại đường Mai Thị Lựu quận 1, Tp HCM. Chùa nằm bên trong con đường nhỏ, cách đường Điện Biên Phủ khoảng 100m.

2. Lịch sử hình thành chùa Ngọc Hoàng

Chùa Phước Hải còn có tên gọi khác là Chùa Ngọc Hoàng.

Trước đây, vào năm 1906 khi thời mới xây dựng chùa của sư tổ Lưu Minh ( thật ra ông là người Trung Quốc) như Ngọc Hoàng điện theo là kiểu gọi của  người Hoa, chùa Đa Kao theo cách của người Pháp.

Còn người Việt gọi đơn giản là chùa Ngọc Hoàng. Mãi về sau, khoảng năm 1994, chùa chính thức đổi tên là chùa Phước Hải.

3. Kiến trúc chùa Phước Hải quận 1

Chùa Ngọc Hoàng có khuôn viên rộng rãi, khoảng 2300m2. Ngôi chùa có kiến trúc kiểu Trung Hoa với mái ngói hình đường tròn âm dương đặc trưng.

chùa phước hải cầu duyên

Khoảng sân của chùa Phước Hải quận 1

Màu gạch đỏ có chút cổ kính và rất bắt mắt, nóc và mái chùa được trang trí bằng những tượng gốm màu sắc khác nhau.

Nhìn tổng thể về màu sắc Chùa Ngọc Hoàng có phần nổi bật, rực rỡ hơn những ngôi chùa khác ở nước ta.

Trước chùa có đặt một ngôi miếu có tượng Hộ Pháp. Cổng chùa được xây theo thế uốn lượn hình rồng.

Trong sân chùa là vô số bể cá, còn có bể rùa vốn là do những người đến đây cầu nguyện thả vào với niềm tin về sự linh thiêng gửi gắm nơi đây.

Phía trong chùa được trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc như: tranh phật, tượng phật, câu đối, hương,… với chất liệu cũng rất đa dạng như gỗ, gốm…

Tuy nhiên khi hỏi Chùa Ngọc Hoàng thờ ai thì không phải ai cũng trả lời được.

Sở dĩ, chùa có cái tên Ngọc Hoàng bởi lẽ chính điện của chùa thờ Ngọc Hoàng, Huyền Thiên Bắc Đế, Quan Thế Âm Bồ Tát.

đường vào ngoc hoang pagoda

Ngoài ra, chùa còn là nơi thờ tụng những vị thần linh quen thuộc như: thần giữ cửa (Môn Quan), Thần Thổ Địa, Táo Quân,…

Đặc biệt, tất cả những bức tượng thờ thần ở chùa đều được tạo nên từ bàn tay điêu khắc của những nghệ nhân tài giỏi nhất.

Với chất liệu bằng gỗ đạt đến độ hoàn hảo bậc nhất, chính xác đến từng chi tiết.

5. Chùa ngọc hoàng mấy giờ đóng cửa

Chùa Ngọc Hoàng mở cửa từ 7h30 đến 19h00 hàng ngày. Tuy nhiên, vào các ngày cuối tuần, chùa thường mở cửa sớm hơn ngày thường 30 phút để tránh việc du khách đến thăm quan, vãn cảnh chùa quá đông.

6. Cách đi đến chùa Phước Hải cầu Duyên

Chùa Phước Hải nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 4km, vì vậy, bạn sẽ không bị mất quá nhiều thời gian tìm đường đến ngôi chùa này.

Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quãng đường ngắn nhất để tới được ngôi chùa này, giúp bạn bạn chủ động hơn trong việc di chuyển.

  • Cách đi tới chùa Phước Hải bằng phương tiện cá nhân.

Với các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô,…. Từ khu vực chợ Bến Thành, bạn đi thẳng lên đường Trương Định rồi rẽ phải vào Nguyễn Thị Minh Khai.

Cách đi đến chùa Phước Hải cầu Duyên

Sau đó, bạn rẽ trái vào đường Phùng Khắc Khoan rồi và tiếp tục rẽ phải lên đường Điện Biên Phủ. 

Cuối cùng, bạn rẽ trái vào đường Nguyễn Văn Giãi rồi vòng xuống đường Mai Thị Lựu là tới được chùa.

  • Cách tới chùa Phước Hải bằng phương tiện công cộng:

Nếu chưa thực sự quen đường ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tới chùa Phước Hải bằng các phương tiện công cộng như: Taxi, xe bus, Grab,…

Với xe bus, để tới được chùa, bạn có thể lựa chọn các tuyến  15,19

Ngoài ra, bạn nên nhắc nhở phụ xe về địa điểm xuống của mình, tránh để bị đi quá, lạc đường,…

7. Kinh nghiệm tham quan Chùa Ngọc Hoàng

Thoạt nhìn bên ngoài, chùa Phước Hải có phần nhìn không hề bắt mắt.

Một phần chùa khiêm tốn nằm trong con đường nhỏ, đủ để xe cộ lưu thông, một phần kiến trúc sau nhiều lần trùng tu nên đã không còn nhiều dấu ấn đặc biệt.

khuôn viên điện ngọc hoàng

Tuy nhiên, thứ đặc biệt chính là những bức tượng được điêu khắc bên trong, sống động và tỉ mỉ.

  • Quan cảnh chùa Phước Hải

– Phía ngoài chùa là khoảng sân rộng, được che phủ bởi hàng cây xanh mát, khuôn viên khá thoáng và rộng rãi, để khách đến viếng có thể nghỉ chân.

– Chùa có hồ rùa,  rất nhiều rùa do khách thập phương đến viếng và phóng sinh.

Nhưng gần đây chùa đã không thu nhận nhiều, và khuyến khích khách làm công việc giải thoát cho những con vật nhỏ ra sông suối ở ngoài chùa.

Rùa phóng sanh tronh chùa

Rùa phóng sanh trong sân Điện Ngọc Hoàng

  • Bên trong chánh điện chùa Ngọc Hoàng

– Chùa Phước Hải được xây dựng với lối kiến trúc cổ, phân bố theo ba tòa, tiền điện, chánh điện, và trung điện.

– Ngày xưa, chùa còn được gọi là điện Ngọc Hoàng vì ngoài Phật ra, chùa còn thờ Ngọc Hoàng, vị đế vương cao nhất trong đất trời.

Tượng Phật và Ngọc Hoàng được thờ ở chánh điện, bên cạnh đó còn thờ các chư vị thần thánh khác nhau.

– Phía bên tay trái là nơi thờ các chư thần: Thần Tài, đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và cuối cùng là thờ 12 bà mụ .

Nơi thờ 12 bà mụ trong chùa
12 bà mụ trong chùa

– Bên cạnh đó, chùa còn có thêm một số tượng như thần văn chương, thần cúng sao giải hạn, thần dạy nghề để tăng thêm những  nhu cầu về tinh thần mà người dân muốn đến cầu khấn.

Và đây chính là nơi mà tín ngưỡng người dân đặt khá cao nơi chùa Phước Hải.

Mọi người truyền tai nhau rằng chỉ cần sờ vào Thánh Mẫu và thành tâm khấn vái đường con cái sẽ suôn sẻ.

8. Sự linh thiêng khi cầu con tại chùa Ngọc Hoàng

– Chùa là nơi người dân đến cầu duyên, cầu con là đa số. Một số người đến đây vẫn có thỉnh cầu bình an, hay làm ăn phát tài.

Chùa thờ Ngọc Hoàng
Chùa thờ Ngọc Hoàng

– Chùa Phước Hải luôn nằm trong top những ngôi chùa cầu con có tính chất “linh” nhất nước ta.

Điều khó tin nhưng có thật, có những căp vợ chồng chạy chữa khắp nơi không có con, vậy mà những lần đến đây cầu xin và khấn vái lại có tin hỉ!

Họ thường đến đây cầu Thánh Mẫu và 12 mụ bà. Theo dân gian thì những vị chư thần này chăm lo việc sinh nở cho dân gian.

Và người ta có hẳn một bài khấn đầy đủ cho các đôi vợ chồng muốn có con cái.

– Cầu con : cầu con trai khấn nguyện thành tâm xong sau đó treo vòng chỉ vào những bức tượng phía bên tay phải, nữ thì bên trái.

Tiếp đó, dùng tay xoa vào bụng bà mụ 3 cái, rồi xoa xuống bụng mình 3 cái. Xoa lên bức tượng con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa bụng mình 3 cái.

chùa ngọc hoàng tp hcm

Cần phải thành tâm nhất để có thể đến tai các bà , họ sẽ dùng phép tiên để trả lời thỉnh cầu của du khách.

– Sau khi làm xong, ở đó sẽ có một bà lão giúp du khách châm đèn, đọc rõ to tên tuổi và lời khẩn cầu của người đến khấn vái.

Thật sự, đây là vấn đề tâm linh mà thôi, nhưng người dân vẫn rất có tín ngưỡng đối với ngôi chùa Phước Hải.

Mỗi ngày chùa tiếp lượng khách lớn, trong nước và có khi khách nước ngoài cũng đến thăm ngôi chùa cổ nổi tiếng này.

9. Lưu ý khi đi lễ Chùa Ngọc Hoàng

Hàng ngày ở những nơi như chùa, đình, thường sẽ có rất nhiều người chào bán hàng. Hương, đèn, đồ cúng bái, một vài động vật nhỏ để du khách mua phóng sinh như chim rùa, cá..

Chung quy khu vực trước cổng bao giờ cũng nhộn nhịp, du khách đến, nếu có chuẩn bị trước càng tốt.

Bởi việc đốt hương ở đây vì lượng khách đông nên một người chỉ được đốt một cây hương mà thôi.

chùa hải phước an tự
Trước cửa chùa Phước Hải.

Bên cạnh đó, cũng có những thành phần hành khuất, xin ăn, bán vé số dạo…

Tuy lực lượng an ninh có trấn tĩnh, và bảo vệ giữ gìn trật tự nhưng vẫn có một số trà trộn vào chùa. Du khách chú ý để bảo vệ tư trang của mình.

Giữ xe trong khuông viên chùa cũng là một trong những biện pháp tránh chặt chém, giá xe khoảng 5000 đồng/lượt.

10. Đi chùa Ngọc Hoàng vào thời điểm nào?

Khách đến cầu tại chùa vào ngày thường đã rất đông, dịp lễ hội lại càng đông hơn.

Chùa Ngọc Hoàng có nhiều lễ hội trong năm nhưng lễ hội lớn nhất là hội Vía Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9 tết nguyên đán hàng năm.

điện thờ kim hoa thánh mẫu chùa ngọc hoàng

Một thời điểm lý tưởng mà các gia đình dâng lễ giải hạn, cầu bình an, cầu duyên, cầu tài lộc, may mắn cho năm mới.

Tuy nhiên đến Chùa vào dịp lễ hội thường rất đông và khó tránh khỏi chen lấn và chờ đợi.

Cho nên, bạn cũng có thể đến Chùa Ngọc Hoàng vào ngày thường để vừa có thể cầu nguyện lại được vãn cảnh chùa, khám phá không gian tâm linh độc đáo nơi đây.

11. Cách đi đến chùa Phước Hải cầu Duyên

Hiện các phương tiện đến chùa Phước Hải đã khá phổ biến. Các tuyến bus các bạn có thể bắt để đến chùa.

– Từ Chợ Bà Chiểu: tuyến 104, 44

– Từ chợ Hạnh Thông Tây tuyến bus 44, 18.

– Từ bến xe miền Tây – Tôn Đản chuyến số 10 – sau đó đi bộ đến chùa.

– Từ bến xe miền Đông – Tôn Đản đi chuyến 60-4, di chuyển tiếp khoảng vài phút sẽ đến chùa.

Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ đến và tham quan ngôi chùa nổi tiếng  này.

12. Chùa Ngọc Hoàng từng đón tiếp tổng thống B.Obama

Trong chuyến thăm của thống thống Mỹ B. Obama đến Việt Nam hồi T5/2016.

Hiếm có ai biết rằng chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn là nơi đầu tiên mà vị tổng này ghé thăm sau khi rời sân bay.

Chùa Ngọc Hoàng từng đón tiếp tổng thống B.Obama

Chùa Ngọc Hoàng không những là ngôi Chùa linh thiêng gắn liền với thương hiệu mà người dân đã gán cho như “Chùa Cầu Con” hay “ Chùa Ngọc Hoàng cầu duyên”.

Ngôi chùa có cả một bề dày lịch sử đáng kính, có những câu chuyện và bí ẩn thú vị, có một kiến trúc đẹp và lạ mắt bởi sự hòa trộn tinh tế giữa nét đẹp Trung Hoa và văn hóa người Việt.

Tất cả tạo nên một sự hài hòa cho tổng thể, một vẻ đặc trưng mà không ngôi chùa nào có được

Đọc thêm: Khám phá chùa Diên Quang Bắc Ninh- Lịch sử, Kiến Trúc, Đường đi

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *