Nhắc đến những điểm đến tâm linh, chắc hẳn trong mỗi người sẽ nghĩ ngay đến Hà Nội. Nơi đây không chỉ biết đến là trung tâm chính trị của đất nước mà còn là trung tâm của phật giáo nước ta. Đến với Hà Nội, du khách sẽ được khám phá rất nhiều ngôi chùa cổ có niên đại hàng ngàn năm tuổi. Một trong số đó phải kể đến chùa Vạn Niên – ngôi chùa cổ tự hàng ngàn năm tuổi.
Nội dung bài viết
1. Giới thiệu về chùa Vạn Niên cổ tự
Chùa Vạn Niên ngôi chùa cổ kính ngay trung tâm Hà Nội. Địa chỉ chùa Vạn Niên nằm ở khu vực phí Tây của Hồ Tây – phường Xuân La – quận Tây Hồ – thành phố Hà Nội.
Chùa được xây dựng dưới thời nhà Lý, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm tuổi và được coi là một trong những ngôi chùa thiêng liêng nhất của kinh thành Thăng Long xưa – Hà Nội ngày nay.
2. Đường đi chùa Vạn Niên Tây Hồ
Để di chuyển từ trung tâm của thành phố Hà Nội đến chùa Vạn Niên chỉ chưa đầy 30 phút với gần 10 cây số di chuyển.
Có rất nhiều đường để di chuyển đến chùa, nhưng đường nhanh nhất là đi qua đường Thụy Khuê. Dưới đây sẽ là chỉ dẫn đường đến chùa Vạn Niên Tây Hồ theo hướng đi Thụy Khuê.
Di chuyển từ Hồ Gươm – đi hướng Nam lên Lê Thái Tổ – hàng Trống – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Thụy Khuê – Trích Sài – Lạc Long Quân.
Khi đến Lạc Long Quân thì hỏi đường người dân, họ sẽ chỉ chi tiết đường vào chùa Vạn Niên cho du khách.
Ngoài cách di chuyển bằng ô tô, xe máy trên, du khách có thể di chuyển đến chùa bằng phương tiện công cộng là xe bus.
Có 2 tuyến xe bus đi qua khu vực chùa là tuyến bus số 25 và tuyến bus số 33. Tuy nhiên, cách di chuyển này sẽ không chủ động được thời gian và phải đi bộ một đoạn từ điểm xe bus vào chùa.
??? ĐỌC NGAY: Chùa Định Quán
3. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Vạn Niên Hà Nội
Chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên. Tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra kinh thành Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay).
Trước đây chùa có tên là chùa Vạn Tuệ sau này mới được đổi tên thành chùa Vạn Niên và là một trong những ngôi chùa theo phái Mật Tông.
Nơi đây hiện nay không chỉ được biết đến là một địa điểm tâm linh mà còn là một địa điểm du lịch thú vị tại Hà Nội.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi chùa xuống cấp nhiều và phải trùng tu rất nhiều lần. Lần trùng tu lớn nhất, gần như cải tạo lại toàn bộ kiến trúc của chùa là vào khoảng thế kỷ 19 dưới thời nhà Nguyễn.
Chính vì vậy, mọi phần kiến trúc của chùa đều mang theo hơi hướng kiến trúc của thời Nguyễn.
Vào năm 1996, chùa Vạn Niên Hà Nội được bộ văn hóa – thông tin và du lịch công nhận là di tích nghệ thuật cấp Quốc gia.
Ngày nay, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của các tăng ni phật tử trong và ngoài thành phố.
??? ĐỌC TIẾP: Chùa Liên Phái
4. Sự tích chùa Vạn Niên mật tông
Theo như nhiều sự tích kể lại: vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên.
Sau khi được vua phê chuẩn, chùa bắt đầu được xây dựng cho đến ngày nay. Dưới thời nhà Lý, vị sư trụ trì của chùa là Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường.
Và cũng bắt đầu từ thời nhà Lý, chùa được quan tâm xây dựng cải tạo kiến trúc nhiều hơn. Chùa Vạn Niên cũng trở thành chốn tùng lâm của rất nhiều tăng ni, phật tử…
♻️♻️♻️ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chùa Nghệ Sĩ
5. Kiến trúc chùa Vạn Niên
Toàn bộ kiến trúc chùa Vạn Niên được hoàn thành gần như được làm bằng gỗ. Những công trình được làm bằng gỗ đều được trang trí, trạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo đậm chất nét văn hóa của người phương Đông.
Hầu hết các gian điện của chùa được xây dựng quay về phía Đông, hướng ánh sáng mặt trời mọc thể hiện những ước vọng, khát khao.
Tổng thể thiết kế kiến trúc của chùa bao gồm cổng tam quan, chùa chính (hay còn gọi là đền Mẫu thờ bà chúa Liễu Hạnh), nhà Tăng và nhà phụ.
Xung quanh không gian của chùa được trồng rất nhiều cây cảnh và cây cổ thổ tạo sự tươi mới, trong lành cho ngôi chùa.
-
Cổng tam quan chùa
Cũng giống như bao ngôi chùa khác, chùa Vạn Niên cũng được xây dựng với lối kiến trúc đầu tiên là cổng tam quan.
Để vào chùa Vạn Niên có 2 cổng để vào, một cổng nằm ngay trên mặt đường Lạc Long Quân (đây được gọi là cổng phụ của chùa), cổng nằm ở hướng ven hồ Tây là cổng chính.
Cổng chính được xây dựng bằng gạch và trát xi măng và vôi, lâu ngày rêu phong bám vào tạo nên sự cổ kính cho chùa.
Cổng phụ của chùa là công trình kiến trúc được làm hoàn toàn bằng gỗ, tạo nên nét cổ kính, uy nghiêm.
??? XEM THÊM: Kiến trúc thiết kế Chùa Trầm
-
Chùa chính:
Đi qua cổng tam quan vào đến bên trong khuôn viên của chùa. Khuôn viên được xây dựng và sắp xếp vô cùng trang nghiêm, sạch sẽ, cây cối nhiều tạo cảm giác thanh mát.
Từ sân chùa, du khách có thể nhìn thấy chùa chính (đền Mẫu). Chùa chính được xây theo kiểu kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa hay các cột chính của đền Mẫu đều được làm hoàn toàn bằng gỗ.
Bước vào trong điện Mẫu, du khách có thể cảm nhận được mùi hương từ gỗ và hương, cùng với là cảm giác mát lạnh, không khí trong lành hơn.
Nơi đây là nơi thờ tụng bà chúa Liễu Hạnh. Mọi du khách khi đến với đền Mẫu không phải để cầu tài vận làm ăn, mọi người thường đến chùa Vạn Niên cầu bình an, sức khỏe cho bản thân, gia đình và con cháu.
Chùa Vạn Niên không chỉ được biết đến là một ngôi chùa tâm linh, nơi đây còn được biết đến là một trong những nơi lưu trữ rất nhiều những kỷ vật mang nhiều giá trị lịch sử.
Trong chùa hiện tại còn lưu trữ 46 pho tượng phật, tượng mẫu, tượng tổ các loại từ thời nhà Lý. Cùng với đó là 2 quả chuông được đúc hoàn toàn bằng đồng dưới triều Nguyễn.
Ngoài ra chùa Vạn Niên còn có một bức tượng phật ngọc tượng phật Thích ca cao lên gần 1,5 mét và nặng khoảng 600 cân.
??? PHẢI ĐỌC: Chùa Phước Hải
6. Tượng Phật ngọc chùa Vạn Niên
Công trình tượng Phật ngọc tại chùa Vạn Niên Tây Hồ là một công trình kiến trúc mới trong các phần kiến trúc của chùa Vạn Niên Tây Hồ.
Toàn bộ lên ý tưởng, phương thức, chất liệu của tượng phật đều do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng.
Cùng với đó là sự góp sức của rất nhiều các tăng ni – phật tử, chính quyền địa phương mới có thể hoàn thành pho tượng phật Thích Ca này.
Pho tượng Thích Ca nặng gần 600 cân này được tạc hoàn toàn từ một phiến đá quý nặng gần một tấn chứ không hề có sự chắp ghép và pha trộn.
Phiến đá tạc tạo nên tượng phật Thích Ca có xuất xứ từ Myanma. Sau đó được vận chuyển đến tận Trung Quốc và thực hiện trong vòng 2 năm thì mới hoàn thành xong và vận chuyển về Việt Nam.
Pho tượng phật Thích Ca được khánh thành vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7) trước sự chứng kiến và lòng hân hoan của rất nhiều người.
Cho đến ngày nay, pho tượng phật Thích Ca là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc và gây ấn tượng nhất với nhiều du khách khi đến tham quan chùa Vạn Niên Hà Nội.
Ở khu vực Hồ Tây, ngoài chùa Vạn Niên còn có rất nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng như phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh…
Đều vô cùng linh thiêng du khách nên thử một lần đặt chân tới, cảm nhận được không khí yên bình, an yên của chốn đền chùa tâm linh.