Home / Di tích / Chùa / Du lịch Sơn Tây chùa Mía- Nơi chứa đựng truyền thống văn hóa lâu đời

Du lịch Sơn Tây chùa Mía- Nơi chứa đựng truyền thống văn hóa lâu đời

Khi đến Chùa Mía quý vị sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh, thanh vắng sẽ khiến du khách tạm quên đi những ồn ào, tất bậc bên ngoài.

1. Chùa Mía ở đâu?

Chùa Mía còn có tên gọi khác là Sùng nghiêm tự thuộc làng cổ Đường Lâm, vùng Sơn Tây, cách thủ đổ Hà Nội 45km.

Chùa được xây dựng trên một quả đồi giữa làng Đông Sàn, được hình thành lâu năm và là nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa cổ xưa của dân tộc.

sùng nghiêm tự ở đâu

Là mảnh đất du lịch rất đẹp, tuy không nổi tiếng và đông đúc như những ngôi chùa tên tuổi khác.

Thế nhưng, chùa Mía lại mang một nét rất riêng, giữ trong mình sự cổ kính, trang nghiêm nơi chốn cửa Phật.

Vẻ đẹp cổ truyền nơi đây thường được những người đam mê nhiếp ảnh, nghệ thuật và hội họa tìm về.

Dẫu vậy, hàng năm khách thập phương vẫn có rất nhiều người tìm đến đây để tham quan và cầu nguyện

❌❌❌ XEM NGAY: Chùa Lá Sen

2. Chùa Mía thờ ai? 

Sách sự tích xưa kể lại rằng, chùa Mía trước đây đã được xây dựng từ rất lâu nhưng lại bị bỏ hoang phế, không ai canh quản hay dòm ngó đến.

chùa mía sơn tây
Quang cảnh từ bên ngoài chùa Mía

Năm 1632, cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong vốn là phi tần ở phủ chúa Trịnh Tráng thấy miếu bỏ hoang nên đã nhờ người cùng nhau tôn tạo lại.

Phi tần vốn là người làng Nam Nguyễn trong Tổng Mía, Vì cảm phục trước những đóng góp của bà nên người dân trong vùng đã tạc tượng bà thờ trong chùa cùng với đó tên gọi “Bà Chúa Mía” cũng được hình thành từ đây.

Tấm bia dưới gác chuông có đề thời gian năm Vĩnh Tộ thứ 3 tức là năm 1621 cũng đề cập đến thời gian thành lập chùa.

Trãi qua thời gian, chùa phải tu sửa lại nhiều lần thế nhưng các kiến trúc và khuông viên chùa vẫn gần như nguyên vẹn.

Mặc dù cách trung tâm thị xã Sơn Tây tận 5km và không được phổ biến như nhiều ngôi chùa khác trên địa bàn Hà Nội.

chùa mía sơn tây

Tuy nhiên, nét cổ truyền nơi đây lại ngày càng thu hút đông đảo khách hành hương từ tứ xứ.

Con đường đi vào chùa giờ đây cũng đã được làm lại tươm tất như lời chào đón những ai có lòng đến viếng chùa.

??? KHÁM PHÁ: Chùa Trăm Gian

3. Hướng dẫn cách đi đến chùa Mía

Nằm trong quần thể Làng Cổ Đường Lâm, cách trung tâm thủ đô khoảng 55km. Vì vậy, việc tới chùa mía, kết hợp thăm quan làng cổ được xem là một trong những ý tưởng tuyệt vời cho chuyến dã ngoại cuối tuần.

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tới chùa Mía nhanh nhất, giúp tiết kiệm tối đa thời gian 

  • Cách tới chùa Mía bằng phương tiện cá nhân

Nếu tới chùa Mía bằng các phương tiện cá nhân như: Xe máy, ô tô,… Bạn có thể đi theo lộ trình sau đây:

Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi dọc theo tuyến đường Kim Mã rồi rẽ trái theo đường Nguyễn Trí Thanh.

Sau đó, từ Nguyễn Trí Thanh đi thẳng thêm 25km đến hết đại lộ Thăng Long thì rẽ phải theo hướng Quốc lộ 21A.

sự tích chùa mía

Đi dọc Quốc lộ 21 khoảng 20km, đến khu vực cầu sông Tích thì bạn rẽ phải theo hướng vòng xuyến rồi nhập làn vào quốc lộ 32.

 Đi thêm 5km nữa thì bạn rẽ trái vào khu vực làng cổ Đường Lâm. Cuối cùng, bạn đi khoảng 1km đến cuối làng là tới được chùa.

✅✅✅ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chùa Trấn Quốc

  • Cách tới chùa Mía bằng phương tiện công cộng

Nếu không quen đường hoặc chưa thực sự tự tin vào tay lái của mình, bạn có thể lựa chọn tới chùa Mía bằng các phương tiện công cộng như: Xe bus, taxi, grab,…

Với xe bus, có rất nhiều tuyến xe để bạn lựa chọn, bao gồm:

+ 70: Lương Yên – Bến xe Sơn Tây

+ 71: Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây

+ 77: Bến xe Yên Nghĩa – Tả Lĩnh

động quan âm nam hải chùa mía sơn tây hà nội

Lưu ý: Các tuyến xe này chỉ đi qua khu vực làng cổ Đường Lâm chứ đây không phải bến cuối.

 Vì vậy, bạn nhớ phải nhắc phụ xe về điểm dừng của mình để tránh bị đi quá, gây mất thời gian trong việc di chuyển.

??? ĐỌC NGAY: Chùa Nôm

4. Kiến Trúc ở chùa Mía Sơn Tây

Chùa Mía là ngôi chùa cổ, xây dựng cách đây gần 400 năm. Vì vậy, chùa được xây dựng theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc”, mang đậm phong cách của các ngôi chùa khu vực miền Bắc.

Cụ thể, chùa được xây dựng với 3 gian chính, bao gồm:

  • Tiền đường chùa mía làng cổ đường lâm

Đây là nơi du khách có thể sắp lễ, chỉnh đốn tư trang để chuẩn bị bước vào khu vực tam bảo. Phía trái tiền đường có 1 tấm bia lớn, được dựng trên lưng rùa.

Tấm bia này có niên đại từ thời Lê và được xem là tấm bia lớn và có niên đại cổ nhất của chùa.

  • Đại hùng bảo điện ở chùa mía sơn tây

Đi sâu thêm vào trong chính là tòa Đại hùng bảo điện uy nghi, rộng lớn. Các tượng thờ ở đây được bài trí rất trang nghiêm.

ban thờ đức thánh hiền chùa mía ở sơn tây

Cùng với đó, hình ảnh hương khói nghi ngút hòa quyện với tiếng chuông ngân vang tại khu vực này sẽ khiến bạn cảm thấy trong lòng trở nên thanh tịnh, bình yên hơn.

  • Thượng điện chùa mía sơn tây hà nội

Khu vực trong cùng của chùa chính là tòa Thượng điện, đây chính là nơi đặt tòa kim cương của tam thế Phật, cùng với đó là rất nhiều tượng của các vị La Hán được đặt ở 2 bên.

??? NÊN XEM: Chùa Cao Linh Hải Phòng

5. Những pho tượng cổ đẹp nhất Việt Nam

Tòa bảo tháp cử phẩm Liên Hoa

Kiến trúc chùa Mía Sơn Tây bao gồm các tòa tam quan, chính điện, thượng điện, các dãy hành lang liên tiếp sát cạnh nhau được nối theo hình chữ Mục.

Đến đây, khi bước qua tòa tam quan du khách sẽ cảm thấy ấn tượng trước ngọn tháp cử phẩm Liên Hoa được trưng bày nơi đối diện gốc đa già.

chùa mía đường lâm
Cử phẩm Liên Hoa có hình dáng như một ngọn bút kình thiên trấn giữ mạch văn cho ngôi làng cổ Đường Lâm nơi này

Tòa tháp uy nghiêm với những nét điêu khắc tinh tế, họa tiết ấn tượng nằm giữa khuôn viên chùa Mía Sơn Tây Hà Nội.

Theo như lời của các vị sư trong chùa, bảo tháp cử phẩm Liên Hoa không phải có từ lâu đời bằng với năm ra đời và tuổi thọ của chùa mà chỉ mới được xây dựng gần đây.

Tháp thờ xá lợi đức Phật, có hình dáng như một ngọn bút kình thiên trấn giữ mạch văn cho ngôi làng cổ Đường Lâm nơi này.

??? TÌM HIỂU: Lưu ý khi đi lễ tại Chùa Pháp Hoa

287 pho tượng kiệt tác

Bên cạnh nét kiến trúc cổ xa xưa, toàn bộ chùa còn được xây dựng bằng những loại gỗ quý hiếm ngày nay rất khó để tìm.

Các nét điêu khắc trên những cột gỗ cũng là điểm thu hút khách tham quan đến cúng viếng.

Năm 2006, Sách kỉ lục Việt Nam đã công nhận chùa Mía là một trong 10 ngôi cổ tự lưu giữ nhiều tượng Phật nhất Việt Nam với con số cụ thể lên đến 287 pho tượng Phật.

chùa mía ninh bình

Mỗi pho tượng trong chùa Mía đều mang trong mình một câu chuyện, một giá trị đạo đức góp phần hướng con người đến đạo đức, hoàn thiện hươn nữa nhân cách vốn có của mỗi người.

Riêng pho tượng Bồ Tát Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát có khuôn khổ rất khác so với các pho tượng khác.

Tượng cao 120cm với 12 cánh tay đưa lên, buông xuống nhịp nhàng khiến người xem tưởng như đây là một “bức tượng động”, không lúc nào dừng lại.

??? AI CŨNG ĐỌC: Chùa Diệu Pháp

6. Không gian yên tĩnh, cổ kính giữa lòng Sơn Tây

Trước khi đặt chân đến chùa Mía Đường Lâm, du khách sẽ bắt gặp khung cảnh họp chợ Mía tấp nập, bày bán đủ mọi thứ sản vật quê hương.

chùa mía ở sơn tây

Nét bình yên đôi khi chỉ là được trông thấy và trở về những điều đơn sơ và giản dị như thế.

Trong chùa, trên tầng Tam Quan có treo một quả chuông cổ được đúc từ tận năm Cảnh Hưng thứ 6 đời Lê,.

Chuông có tiếng kêu thánh thót, ngân dài tận đến vùng chợ Mía đang bày họp và vang xa khắp cả vùng Đường Lâm cổ kính.

Trước chùa Mía có một cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tán lá xanh bao trùm bóng mát khắp cả ngôi chùa.

Rễ đa ngày càng bám sâu trong lòng đất, bền bỉ theo tháng năm che nắng che mưa cho ngôi chùa thanh tịnh như một mái nhà thứ hai không thể thiếu.

đi chùa mía
Cây đa hàng trăm năm tuổi bên cạnh chùa Mía

Khác hẳn với những ngôi chàu giữa lòng thủ đô lúc nào cũng đông đúc người ra vào, chùa Mía Sơn Tây nằm trên một quả đồi yên tĩnh, vắng lặng.

Vào những dịp đầu xuân hay các ngày lễ lớn của đạo Phật như: lễ Vu Lan báo hiếu, rằm tháng Giêng… chùa vẫn mang nét đẹp cổ kính, không ồn ào chen chúc.

Lâu dần thành lệ, người dân lân cận vào thăm viếng cũng chẳng ai dám phá vỡ không khí thanh tịnh của nơi này.

Dành cho những ai thật sự có lòng và quý trọng những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt, chùa Mía Sơn Tây Hà Nội sẽ là điểm đến phù hợp để bạn tìm về.

⚠️⚠️⚠️ ĐỌC NGAY: Chùa Cổ Am

7. Những đặc sản nổi tiếng gần chùa Mía

Đến với chùa Mía, ngoài việc thăm quan, lễ phật,… Bạn còn được thưởng thức những đặc sản bình dân, mang đậm phong cách làng quê Việt của người dân địa phương.

đặc sản chè lam

Ngay trước cửa chùa chính là chợ Mía nổi tiếng.

Bước vào chợ, bạn có thể lựa chọn rất nhiều loại đặc sản để mua làm quà cho gia đình, có thể kể đến như: Bánh tẻ, chè lam, kẹo dồi, tương nếp,…

Mặc dù không được đông đúc, sầm uất khách ra vào như các khu chợ nổi tiếng ở chùa Hương hay những ngôi chùa khác của thủ đô. Tuy nhiên, chợ Mía lại khiến bạn có cảm giác bình yên, thoải mái khi tới đây.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *