Home / Di tích / Chùa / Chùa Dâu Bắc Ninh- Nơi chứa đựng nét cổ truyền của dân tộc Việt

Chùa Dâu Bắc Ninh- Nơi chứa đựng nét cổ truyền của dân tộc Việt

Cách Hà Nội 30km, xuôi theo hướng quốc lộ 5, chùa Dâu là một trong những địa điểm tham quan thu hút khách du lịch bởi bề dày lịch sử cùng kiến trúc độc đáo. Trải qua nhiều thế hệ, chùa Dâu chẳng những là địa điểm tâm linh được người dân thờ phụng mà còn mang ý nghĩa truyền thống, đi vào lịch sử và cả trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam. 

1. Chùa Dâu ở đâu? 

Còn có tên gọi khác là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, tuy nhiên tên gọi chùa Dâu thường phổ biến hơn cả và được nhiều người biết đến.

chùa dâu
Chùa Dâu được xem là ngôi chùa cổ nhất, “tổ đình của Phật giáo Việt Nam”

Trước đây, chùa tọa lạc tại trung tâm phát triển văn hóa bậc nhất của Kinh Bắc, cũng là thủ phủ của quận Giao Chỉ xưa kia.

Ngày nay, chùa thuộc xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Nơi đây ngoài là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút khách du lịch, bên cạnh đó còn là chứng tích một thời kì dài hàng chục thế kỉ đi xuyên suốt lịch sử.

2. Lịch sử chùa Dâu

Ấn Độ là nơi bắt nguồn hình thành Phật giáo, tuy nhiên nếu nói về sự phổ biến và lan truyền thì phương Bắc có phần phát triển hơn.

Theo con sông Dâu, Phật giáo được lan truyền đến Bắc Ninh và chùa Dâu bấy giờ chịu sự ảnh hưởng của quá trình kết hợp hai nền tư tưởng.

Trong chùa Dâu chứa nhiều bảo vật lâu đời quý giá, một trong số đó phải kể đến có bản khắc “Cổ Châu Pháp vân Phật bản hạnh” có niên đại 1752.

hậu điện sau chùa dâu

Năm 1962, chùa Dâu được xếp hạng vào di tích lịch sử và được ghi nhận là tổ đình của Phật giáo Việt Nam.

Vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sai Mạc Đĩnh Chi đến trùng tu lại ngôi chùa cổ kính thành “ chùa năm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”.

Trải qua nhiều thế hệ với nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp diễn ra mà đất nước phải gồng lên chống chọi.

Chùa Dâu vẫn sừng sững, cổ kính và nguy nga, là chứng nhân lịch sử quý giá của cả một nền dân tộc Việt.

??? ĐỌC THÊM: Chùa 1 cột xây dựng từ thời nào

3. Những kiến trúc lâu đời của chùa Dâu Bắc Ninh

  • Các tượng Phật hàng thế kỉ

Hiện toàn bộ kiến trúc của chùa Dâu là kết quả của quá trình tu bổ và tôn tạo vào thế kỉ 18 của thời kì Hậu- Lê.

Được biết, đây là kiểu thiết kế “nội công ngoại quốc”- bốn dãy nhà liên thông xuyên suốt với nhau bao quanh ba ngôi nhà chính.

các vị la hán trong chùa dâu bắc ninh

Các pho tượng Bồ Tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.

Ngoài ra còn có rất nhiều hình tượng Phật với điêu khắc tinh xảo, thủ công  như: tượng tổ sư Tỳ- ni-đa-lưu- chi, 18 vị La Hán…

  • Tháp Hòa Phong

Tháp Hòa Phong nằm chính giữa sân của chùa Dâu. Trước đây, ngọn tháp khá rộng rãi với tất cả 9 tầng.

Tuy nhiên, trải qua rất nhiều năm tháng, hiện tại, tháp Hòa Phong chỉ còn 3 tầng, tuy nhiên, nhìn về tổng thể, tòa tháp vẫn rất uy nghi, tráng lệ.

Phần mặt tiền của tòa tháp có 2 bảng đá với dòng chữ :”Hòa Phong Tháp”.   Bên trong Hòa Phong Tháp cũng trưng bày rất nhiều hiện vật cổ, có thể kể đến như: Chiếc chuông đồng được đúc từ cuối những năm 1700,…

chùa dâu thờ ai

Tiếp đó, khi vào trong tháp, bạn còn được chiêm ngưỡng 4 bức tượng thiên vương cao 1,6 m và được dựng ở 4 góc.

Ở đằng trước tòa tháp phía bên trái có một bức tượng con cừu bằng đá, cao gần 1m và dài khoảng 1,3m. Bức tượng này là cổ vật từ thời nhà Hán.

Tất cả kiến trúc trong chùa Dâu Bắc Ninh đều mang nét phong kiến cổ xưa, trải qua hàng thế kỉ và được giữ gìn đến tận ngày hôm nay.

??? XEM NGAY: Các địa điểm tham quan trong chùa Hương Tích

4. Chùa Dâu thờ ai

Cũng như các ngôi chùa khác, chùa dâu là nơi thờ đức phật Thích Ca Mô Ni. Ngoài ra, chùa còn thờ Pháp Vân (thần gió)

Vì vậy, ngoài việc đến chùa lễ phật, bạn cũng có thể thăm quan các ban thờ thần linh của ngôi chùa.

Ngoài ra, trong thời kỳ chiến tranh, chùa Đậu tại vùng Dâu bị tàn phá 1 cách nặng nề. 

Vì vậy, pho tượng bà Đậu cũng được chuyển về và thờ chung tại chùa Dâu.

Chùa Dâu thờ ai

Hàng năm, vào các dịp lễ hội lớn như: Đại lễ phật đản, lễ vu lan, tết nguyên đán,…. 

Chùa thường có rất nhiều hoạt động vô cùng ý nghĩa như: Thả cá phóng sinh, nghe các vị sư thầy giảng đạo,… giúp bạn thấm nhuần được những vẻ đẹp sâu sắc của văn hóa phật giáo.

♻️♻️♻️ HƯỚNG DẪN: Cách đi chùa Thầy bằng xe máy

5. Đường đi đến chùa Dâu Bắc Ninh

Nằm cách Thành Phố Bắc Ninh không quá xa, chỉ khoảng hơn 20km, đường đi cũng khá thuận tiện. Vì vậy, bạn sẽ không bị mất quá nhiều thời gian trong việc tìm đường tới chùa Dâu.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn những cách đơn giản nhất để có thể di chuyển tới ngôi chùa này:

  • Di chuyển đến chùa Dâu bằng phương tiện cá nhân:

Với việc di chuyển đến chùa Dâu bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,…. Từ trung tâm thành phố Bắc Ninh, bạn chỉ cần đi theo đường Lý Thái Tổ, sau đó rẽ phải sang Nguyễn Trãi và đi thẳng ra Quốc Lộ 38.

chùa dâu bắc ninh đường đi

Tiếp theo, bạn rẽ trái vào đường Quốc Lộ 17 đi khoảng 2km rồi vòng vào đường Thanh Khương. Cuối cùng, bạn đi thêm khoảng 1km nữa là tới được chùa.

  • Di chuyển đến chùa Dâu bằng phương tiện công cộng

Nếu chưa từng tới Bắc Ninh, bạn cũng có thể lựa chọn các loại phương tiện công cộng như grab, taxi, xe bus,… để giảm thiểu tối đa khả năng bị lạc đường.

Với xe bus, bạn có thể di chuyển theo tuyến xe 204: Thị trấn Hồ – Long Biên.

Lưu ý: Khi chuyển bằng xe buýt, bạn cần nhắc phụ xe về điểm xuống, tránh việc bị đi quá gây mệt mỏi trong quá trình đi lại.

??? NÊN TÌM HIỂU: Chùa Bửu Long

6. Lễ hội ở chùa Dâu

Hoạt động chính của lễ hội

Lễ hội thường niên ở Chùa Dâu dễ ra vào ngày 8/4 âm hàng năm

Sử sách ghi lại, các vị vua chúa trước đây thường đến tham dự hội, thậm chí tượng Pháp Vân còn nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long với mục đích cầu an yên, thiên hạ thái bình, thịnh trị.

chùa dâu bắc ninh thờ ai

Điều đặc biệt của lễ hội là người dân sẽ tổ chức các “lễ rước” các pho tượng từ các chùa trong làng về chùa Dâu.

Đám rước diễn ra long trọng với ngựa tườ, cờ lọng, cống bát quái… Dẫn đầu là rồng, phượng theo sau là kiệu rước các tượng.

Ngày hội diễn ra với đa dạng các hình thức trò chơi dân gian có từ lâu đời, thu hút đông đảo du khách gần xa.

Nhiều người mặc áo Phật tử đến viến chùa, cúng lễ, dân hương và dự hội.

Ý nghĩa của lễ hội

Ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, đối với vùng đồng bằng lúa nước.

Đây là ước vọng ngàn đời của người nông dân để hoa màu tươi tốt, gia đình phát đạt.

chùa dâu thuận thành bắc ninh
Ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa

Nếu có dịp đến Bắc Ninh một lần, sẽ là thiếu sót nghiêm trọng nếu như bạn không ghé thăm chùa Dâu- ngôi chùa mang bản sắc truyền thống, văn hóa của dân tộc.

??? PHẢI ĐỌC: Đi chùa Ba Vàng cần chuẩn bị những gì

7. Các địa điểm tham quan khác quanh chùa Dâu

Nằm tại thành phố Bắc Ninh, nơi được xem là trung tâm phật giáo của khu vực Miền Bắc.

Vì vậy, sau khi hành hương tại chùa Dâu, bạn còn có thể thăm quan thăm quan thêm các ngôi chùa, đền nổi tiếng khá của thành phố, có thể kể đến như: Chùa Phật Tích, Chùa Bút Tháp, Chùa Khúc Toại,…

Ngoài ra, khi đi vãn cảnh chùa vào những dịp đầu năm, bạn cũng có thể được tham gia rất nhiều lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh như: Hội Lim, Hội Đền Đô….

chùa bút tháp bắc ninh

Hình ảnh chùa Bút Tháp

??? CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Chùa Quán Sứ thời ai

8. Lưu ý khi đi lễ chùa Dâu Bắc Ninh

Khi tới chùa Dâu để thăm quan, vãn cảnh, hành hương,… Cũng như tất cả các địa điểm tâm linh khác bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

+ Ăn mặc nghiêm túc, giản dị, không diện những bộ đồ phản cảm như: Váy ngắn, quần đùi, trang phục hở hang, phản cảm.

+ Giữ thái độ lịch sự khi vào chùa, không nói tục, chửi bậy, gây ồn ào, mất trật tự tại nơi cửa chùa.

+ Không sử dụng đồ mặn để dâng lên các ban thờ Đức Phật.

Đến với chùa Dâu không chỉ là tham quan mà còn là thực tế hóa lịch sử, giúp bạn hiểu hơn về cội nguồn.

Ắt hẳn, đây sẽ là điểm đến thú vị dành cho những ai yêu thích khám phá trong thời gian sắp tới.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *