Home / Di tích / Chùa / Chùa Hương: Quần thể tâm linh độc đáo ven bờ sông Đáy

Chùa Hương: Quần thể tâm linh độc đáo ven bờ sông Đáy

Chùa Hương còn gọi là chùa Hương Sơn, nơi có rất nhiều ngôi chùa gộp thành, tạo nên quang cảnh rộng lớn, trang nghiêm, làm chủ cả một góc trời Hà Nội.

1. Chùa Hương nằm ở đâu

Ngôi chùa là thành quả cống hiến, gìn giữ của biết bao thế hệ người Việt. Chùa Hương trải qua nhiều lần trùng tu, càng có nét độc đáo riêng, phong cảnh hữu tình nên thơ, mà ý cảnh lại thanh tịnh chốn nhân tâm.

Chùa Hương nằm ở đâu

Chùa Hương thuộc phạm vi: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

2. Lịch sử hình thành chùa Hương

Cuối thế kỷ 17: Chùa Hương được xây dựng.

Năm 1947: Ngôi chùa bị tàn phá trong kháng chiến chống pháp.

Năm 1988: Chùa Hương được phục hồi lại, bởi giám sát của vị Thượng Tọa Thích Viên Thành ( Hòa Thượng Thích Thanh Chân chỉ bảo).

3. Đường đi đến chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội

Bạn có thể dùng một trong số những hình thức dưới đây, để đến chùa Hương.

  • Hướng dẫn đi chùa Hương bằng ô tô

Xuất phát từ ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, bạn đi theo hướng Tây lên Đại Đồng ( Băng qua cửa hàng đồ thờ cúng Tài Kiểu, bên phải, 300m).

cách đi đến chùa hương

Tại vòng xuyến, theo lối thứ 2 vào Đại Nghĩa/ ĐT 419 ( Tiếp ĐT 419, băng qua Tế Tiêu Roundabout, bên trái, 8.4km).

Bạn rẽ phải tại Tạp Hóa Thành Công, vào ĐT 419 ( Băng qua cầu, bên trái cách 1.6km, khoảng 3km). Tại nhà sách Minh Châu, đi vào đường ĐT 978 ( 31m).

Điểm đến Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn ( bên phải), từ đây theo hướng Tây lên ĐT 978 về phía D9T74 ( 31m), rẽ trái tại nhà sách Minh Châu D9T74 ( băng qua Thượng Hải Mobile, bên trái, 3km).

Bạn tiếp tục rẽ phải ( Băng qua Trang trại nông dân, bên trái, 850m).  Băng qua Bến đò chùa Thanh Sơn, cách phải 1.2km, khoảng 1.2km.

Điểm dừng là Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, Việt Nam. Đến đây bạn chỉ có thể đi bộ kết hợp đi phà để vào.

Bạn đi về Hướng Tây Nam ( Băng qua nhà hàng Em Huệ, 400m), rẽ phải ( 70m), đi tuyến phà đò đi chùa Thanh Sơn 2.3km, đi tuyến phà đò đi chùa Hương ( 4.2km).

Tiếp tục đi thẳng qua bến trong ( Băng qua bánh mì nóng Đông Dương, 300m), đến danh thắng chùa Hương.

  • Cách đi đến chùa Hương (Động Hương Tích) bằng xe máy

Chùa Hương nằm trong động Hương Tích, thì vẫn áp dụng với ô tô mà bạn đi tự túc, đến điểm cần đến là Hương Sơn.

Sau đó, bạn đi bộ kết hợp đi phà để tiến vào trong danh thắng chùa Hương và đến Động Hương Tích. (Nhớ chọn tuyến đi Hương Tích, sau khi đến danh thắng Chùa Hương, nếu muốn đến đây).

cách đi đến chùa hương

Lưu ý: Nhớ kiểm tra hàng trang khi xuất hành và khi đến nơi chuẩn bị chuyển giao để đi bộ, đi phà vào chùa Hương thì cần hỏi thăm chỗ gửi xe uy tín và nhớ giữ giấy xe cẩn thận.

  • Kinh nghiệm đi chùa Hương bằng xe bus

Xe bus là phương tiện công cộng thuận lợi cho việc di chuyển, bạn có thể chọn gợi ý sau:

Bạn có thể chọn các tuyến xe như tuyến 01B ( Bến xe Gia Lâm – Bến xe Đục Khê, Hương Sơn), tuyến 107B

Hoặc tuyến xe 103A: Mỹ Đình – Hương Sơn. Giá vé 9.00 đồng/ lượt. ( Giá vé thay đổi theo  mệnh giá mỗi năm).

4. Các điểm tham quan trong chùa Hương

Chùa Hương có kiến trúc đa dạng, phong phú, vừa mang nét riêng của từng khu vực nhưng vừa hài hòa trong tổng thể kiến trúc chung của cả ngôi chùa.

Đến với chùa Hương, chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa theo bốn tuyến như sau:

  • Tuyến Hương Tích:

Đền Trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ), ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của suối Yến. Ngôi đền thờ các vị sơn canh, giữ cửa chùa, ai muốn vào chùa phải trình diện qua các vị.

chùa hương tích

Động Hương Tích là điểm nổi bật trung tâm của chùa Hương.

Chùa Giải Oan được gọi vì trước chùa suối giải oan. Ngôi chùa có nước giếng trong veo là giếng Long Tuyền.

 Chùa Giải Oan là nơi gửi gắm những buồn phiền, oan khuất của người có tâm sự khi đến đây.

  • Tuyến Thanh Sơn:

Chùa Thanh Sơn nằm bên suối nước từ Thung Luận chảy ra, bên cạnh là động sâu, có nhiều nhũ đá đẹp.

 Bên trong động, từng được các nhà khảo cổ phát hiện ra có nhiều hiện vật thời tiền sử.

  • Tuyến Long Vân:

Chùa Long Vân cách động Long Vân là một vòng núi. Khu cảnh ở Long Vân mang đến cảm giác thoáng rộng và êm ả như ở đồng quê, nghe và chiêm ngưỡng thứ âm thanh đồng quê nơi thanh tịnh.

giới thiệu về chùa hương

  • Tuyến Tuyết Sơn:

Theo thuyền vượt qua chặng đường suối Tuyết dài khoảng 1.5km, là đến chùa Bảo Đài và động Tuyết Sơn ( Ngọc Long Động).

Nơi từng được nhắc đến trong ca từ của Phan Huy Chú ( nhà nho, tiến sĩ nổi tiếng).

5. Chùa Hương ( Chùa Trong) thờ ai

Tại chùa Trong, có một đền thờ nhỏ để thờ vị tướng Quan Tư Mã Hùng Lang. Vị thần tướng có công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.

6. Đi chùa Hương Cầu gì

Đi chùa là để tâm hồn được thanh thản và cầu bình an, cầu duyên, may mắn cho bản thân và những người thân trong gia đình.

Đi chùa Hương Cầu gì

Chùa Hương cũng nổi tiếng và linh thiêng trong việc cầu sự nghiệp, công danh và tài lộc.

Tuy nhiên, chùa Hương nổi tiếng nhất vẫn là cầu con cầu tự, nhiều người hiếm muộn lâu năm, không có con nối giõi tông đường thường tới chùa để xin mụn con

Tuy nhiên, trên thực tế việc có con được hay không còn tùy thuộc vào Phúc phần của mỗi gia đình. Người xưa có câu” Còn con là còn Phúc, không con là vô Phúc”.

Vì vậy, bên cạnh việc đi chùa cầu con, bản thân người cầu cũng nên thay đổi tâm tính, tích đức làm lành, độ lượng khoan dung.

Năng bố thí cúng dường và đặc biệt cần đi khấn cầu bằng chính cái TÂM của mình

7. Giờ mở cửa chùa Hương

Chùa Hương có thời gian hoạt động từ thứ 2 đến chủ nhật ( toàn thời gian). Nên bạn có thể đến tham quan bất kỳ lúc nào, khi bạn cần thực hiện chuyến đi.

giờ mở cửa chùa hương

Có thể nói, với quy mô rộng lớn nhưng đảm bảo an ninh, quần thể chùa Hương luôn luôn mở cửa chào đón quý khách ở mọi thời điểm. ( Lưu ý: Cần cập nhật thêm thông tin mới).

8. Giá vé cáp treo chùa Hương

Đến với chùa Hương, bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp, hít thở không khí trong lành và cầu nguyện tâm linh.

 Bạn còn có thể trải nghiệm cảm giác đi qua các địa điểm bằng cáp treo.

Gợi ý giá vé tham khảo cho bạn, theo cập nhật mới nhất, áp dụng từ ngày 01/02/2019.

  • Đối với người lớn: Vé khứ hồi: 180K / vé, Vé 1 lượt: 120K/vé.
  • Đối với trẻ em: Vé khứ hồi: 120K/ vé, Vé 1 lượt: 90K/vé.

suối yến chùa hương

9. Đến chùa Hương ăn gì

Chùa Hương là khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng, chỉ cần bạn không quy phạm vi tắc khi vào chùa, khi đến đền thì ở những khu vực khác trong quần thể, bạn tha hồ thưởng thức món ngon.

Trên đường từ bến đò đến động Thiên Trù, có nhiều nhà hàng phục vụ với giá hợp lý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo giá trước khi quyết định dùng món ăn.

Các món ăn như tê tê, dê núi, lợn xiên, bánh tráng nướng, bánh táo đỏ,…

10. Kinh nghiệm mua đồ tại chùa Hương

Trong chùa Hương có nhiều nơi bán quà lưu niệm, bạn có thể mua để làm quà tặng cho người thân, bạn bè,… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vài điểm sau:

động tiện sơn chùa hương

+ Tham khảo giá trước khi mua, nếu mua đồ đi lễ thì nên mua sẵn trước khi đến chùa. Vì món đồ bán ở đây giá có thể đắt đỏ ( điểm đến du lịch, tham quan, cúng bái).

+ Kiểm tra chất lượng, số lượng của món đồ cần mua ( nếu bạn có kinh nghiệm mua món đồ đang lựa chọn, thì càng tuyệt).

+ Nên đến các quầy thuộc quyền quản lý của quần thể chùa Hương để mua, không nên mua đồ cá nhân riêng (Vì có thể bị lừa đấy nhé).

11. Lưu ý khi đi lễ chùa Hương

Nếu bạn quyết định đi dâng lễ, cúng bái ở các ngôi chùa, đền của chùa Hương thì cần nhớ vài điều sau đây:

+ Trang phục đơn giản, gọn gàng ( không quá phong cách, thiếu vải).

+ Ngôn hành, ứng xử cần đúng mực, không buông lời bất kính đến Phật và người.

Lưu ý khi đi lễ chùa Hương

+ Không trục lợi, buôn bán, giả mạo, lừa đảo ở chùa.

+ Những nơi linh thiêng hoặc riêng tư của các sư thì không được chụp ảnh.

+ Lúc hành lễ, nhớ tắt chuông điện thoại ( để ở chế độ rung).

Chùa Hương là điểm đến cuốn hút nhiều du khách, nhất là vào các dịp đặc biệt thì lượng khách đến càng đông.

Ngôi chùa đã không ít lần trở thành nguồn cảm hứng của nhiều danh văn, thi sĩ. Chùa Hương trong các tác phẩm như: Hương Sơn phong cảnh ca, Chùa Hương,…

Hãy đến với ngôi chùa, với chùa Hương trong động Hương Tích.

Cảm ơn bạn đã đọc. Tĩnh lạc an nhiên một kiếp đời!

 

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *