Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với những cảnh vật làm say đắm lòng người, mà đây còn là nơi có những công trình Phật giáo vô cùng phát triển. Thiền viện Vạn Hạnh cùng với Thiền viện Trúc Lâm là hai ngôi Thiền viện lớn nhất ở Đà Lạt, được nhiều du khách tham quan gần xa biết đến.
Nội dung bài viết
1. Thiền viện Vạn Hạnh ở đâu?
Nằm trên một vị trí khá cao của vùng đồi núi, Thiền viện Vạn Hạnh có địa chỉ tọa lạc cụ thể ở số 39 Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, thành phố Đà Lạt.
Đặt chân đến đây, du khách không chỉ là có thể tận hưởng được bầu không khí trong lành, mát mẻ của vùng cao.
Mà bên cạnh đó, từ trên Thiền viện phóng tầm mắt ra xa khách tham quan có thể nhìn thấy được toàn cảnh “thành phố sương mù” ngay phía bên dưới chân đồi.
“Thành phố ngàn hoa” khi được quan sát ở một góc nhìn bao quát trở nên vô cùng tươi đẹp.
Riêng đối với những du khách từ nơi khác ghé thăm, ắt hẳn đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt.
2. Đường đi đến Thiền viện Vạn Hạnh
Thiền viện Vạn Hạnh có vị trí nằm khá gần với trung tâm thành phố Đà Lạt. Bên cạnh đó, dọc đường tới đây cũng có rất nhiều cảnh đẹp, vô cùng phù hợp để bạn có được những trải nghiệm thú vị trong suốt quá trình di chuyển.
Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc các cách đi tới thiền viện Vạn Hạnh nhanh nhất, giúp bạn đọc tiết kiệm được tối đa thời gian trong suốt quá trình đi lại.
-
Cách đi tới thiền viện Vạn Hạnh bằng phương tiện cá nhân:
Nếu muốn tận hưởng không khí Đà Lạt, trải nghiệm cảm giác ngắm nhìn những khu rừng thông 2 bên đường.
Bạn hoàn toàn có thể chọn cách lên thiền viện bằng các phương tiện gia đình như ô tô, xe máy.
Với cách di chuyển này, từ trung tâm Đà Lạt, bạn đi theo đường quốc lộ 20 rồi rẽ phải vào Hồ Tùng Mậu.
Sau đó, bạn đi theo đường Trần Quốc Toản, di chuyển khoảng 2km thì đi thẳng lên đường Đinh Tiên Hoàng.
Cuối cùng, từ Đinh Tiên Hoàng, bạn đi lên đường Phù Đổng Thiên Vương, đi thêm 500m nữa là tới được thiền viện.
-
Di chuyển đến thiền viện Vạn Hạnh bằng phương tiện công cộng
Nếu chưa từng tới thành phố Đà Lạt, vẫn còn khá lạ lẫm với đường xá, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách đi đến thiền viện bằng các phương tiện công cộng như: Taxi, grab, xe bus,… Giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lạc đường.
Với các tuyến xe buýt, bạn có thể di chuyển tới thiền viện theo tuyến xe số 01, 02, 03.
Lưu ý: Khi di chuyển bằng xe bus, bạn phải nhớ nhắc phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, xuống nhầm bến.
3. Giới thiệu sơ lược về Thiền viện Vạn Hạnh
Ban đầu, Thiền viện chỉ được xây dựng đơn sơ với mái tôn, vách gạch mục đích tránh mưa, tránh nắng.
Mãi tận về sau này, được sự ủng hộ và quyên góp của các Phật tử, Thiền viện ngày nay trở nên khang trang hơn và là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với nhiều du khách.
Nguồn gốc Thiền viện Vạn Hạnh
Khởi nguyên của ngôi Thiền viện nổi tiếng ngày nay bắt nguồn từ khuôn hội Vạn Hạnh. Hội được các Phật tử trong khu vực địa phương do yêu mến Phật giáo mà chung tay dựng thành.
Đến năm 1980, dưới sự chủ trì của trụ trì Thượng tọa Thích Viên Thanh đã cho xây dựng nơi đây thành ngôi chùa trên diện tích rộng 2ha.
Bắt đầu cho khởi công xây dựng vào năm 1952, trải qua nhiều quá trình biến đổi trên nhiều phương diện.
Không gian bên trong Thiền viện Vạn Hạnh
Tính đến ngày hôm nay, Thiền viện Vạn Hạnh đã được tu sửa nhiều và cho xây dựng thêm các công trình đồ sộ.
Nơi đây trở thành khu vực có cảnh quan ngoạn mục thu hút khách hành hương từ nhiều nơi đến chiêm bái
Bên ngoài khuôn viên Thiền viện có nhiều bức tượng Phật được đặt để thờ phụng như: Tượng Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên, vườn Lâm Tì Ni, tượng Quan Âm thị hiện trên đầu rồng…
Biến khu vực bên ngoài khuôn viên trở nên sinh động, các bức tượng được bày trí và sắp xếp như một bức tranh nghệ thuật tỉ mỉ, tạo ấn tượng cho người xem ngay khi lần đầu chứng kiến.
Khu vực chánh điện luôn mang dáng vẻ trang nghiêm, ở giữa tôn trí tượng Phật Thích Ca có Cửu Long phún thủy.
So với những khu vực chánh điện của các công trình Phật giáo nơi khác trong cả nước, điều này chưa từng trùng lặp.
Ngoài Phật Thích Ca, chánh điện cũng trưng bày thêm một số vị Phật khác như: Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Chuẩn Đề, Tổ sư Đạt Ma…
Tượng Thích ca Phật Đài ở Thiền viện Vạn Hạnh
Nổi bật nhất khu vực Thiền viện Vạn Hạnh chính là bức tượng Thích Ca Phật Đài, được xây dựng vào năm 2002.
Pho tượng với dáng vẻ oai nghiêm và vẻ ngoài hoành tráng từ lâu trở thành biểu tượng cho toàn bộ Thiền viện.
Được đúc bằng chất liệu bê tông cốt thép với trọng lượng 60 tấn, chiều cao lên đến 24m.
Tượng Phật Thích Ca với dáng vẻ tay trái cầm đóa hoa sen, trong Thiền Tông có gọi đấy là “Niêm hoa vi tiếu”.
Dưới đài sen tượng Phật ngự là một ngọn giả sơn, bên trong có hang động chứa nhiều hình tượng Phật giáo vô cùng đặc biệt.
Thích Ca Phật Đài được xem là một công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo đặc thù của vùng đất “ngàn hoa”.
Ngoài ra, còn phải kể đến phòng trưng bày phong phú các loại đá thạch anh quý từ khắp nơi trên thế giới do các vị sư trong Thiền viện sưu tầm.
Chiêm ngưỡng những bức tranh mang vẻ đẹp kiêu sa được chế tác từ đá.
Vừa thưởng thức, vừa nghe thuyết giảng, chắc chắn điều này sẽ làm khách tham quan đi từ hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
4. Ăn món gì khi có dịp ghé tham quan Thiền viện Vạn Hạnh?
Đã ghé thăm Thiền viện Vạn Hạnh và tường tận hết vẻ đẹp nơi đây, chắc chắn một điều rằng, bạn không nên bỏ lỡ những món ăn làm “xao xuyến lòng người” cạnh khu vực này.
Cùng nằm trên con đường Vạn Hạnh, nơi đây có khá nhiều hàng quán với những món ăn đặc trưng tiêu biểu.
Đầu tiên phải kể đến là các món ăn vặt như: rau câu, bánh tráng nướng, thịt xiên nướng… tại đường Vạn Hạnh và đường Phù Đổng Thiên Vương cách đó không quá xa.
Những món ăn chay đặc trưng với đầy đủ các loại rau củ và mùi vị ngon miệng có giá thành cực kỳ phù hợp cho nhiều đối tượng.
Giữa Đà Lạt thậm chí bạn còn có thể dễ dàng thưởng thức một tô mì Quảng hoặc đặc sản bất kỳ ở địa danh nào đó khác.
Tất cả dường như thu nhỏ và gói ghém lại hết trên hai con đường Vạn Hạnh và Phù Đổng Thiên Vương cạnh Thiền viện Vạn Hạnh.
Cùng với chùa Linh Sơn, chùa Thiên Vương Sát Cổ, Thiền viện Trúc Lâm…Nếu có dịp đến Đà Lạt, bạn đừng quên ghé thăm Thiền viện Vạn Hạnh, nơi một phần chứa đựng giá trị văn hóa của toàn thể “thành phố sương mù”.
Đọc chậm: Thiền viện Thường Chiếu- Điểm tham quan lý tưởng khi đến Vũng Tàu