Home / Di tích / Thiền Viện / Thiền viện Vạn Hạnh – Chốn tâm linh không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt

Thiền viện Vạn Hạnh – Chốn tâm linh không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt

Thiền viện Vạn Hạnh, một trong những địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch của Đà Lạt. Với địa thế nằm trên núi cao, không gian thoáng mát rất gần với trung tâm thành phố cùng với những địa điểm vui chơi nổi tiếng. Chính vì vậy, thiền viện Vạn Hạnh sẽ là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến với Đà Lạt.

1. Thiền viện Vạn Hạnh ở đâu?

Chắc hẳn câu hỏi này sẽ khiến khá nhiều du khách băn khoăn, bởi có tận 2 ngôi chùa ở 2 vùng đất khác nhau có tên là thiền viện Vạn Hạnh.

Ngôi thiền viện đầu tiên ở Sài Gòn đó chính là Thiền viện Vạn Hạnh 750 Nguyễn Kiệm – Phú Nhuận – Hồ Chính Minh (hay còn là địa chỉ 716 Nguyễn Kiệm đều là một ngôi chùa).

Ngôi chùa chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết này là Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt.

thiền viện vạn hạnh đà lạt
Cổng Tam Quan dẫn vào Thiền viện Vạn Hạnh

Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt có địa chỉ ở số 39, đường Phù Đổng Thiên Vương, P.8, Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Nơi đây đã và đang trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất của thành phố Đà Lạt mộng mơ.

Đường đi Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Chùa có vị trí khá gần so với trung tâm của thành phố Đà Lạt, chính vì vậy du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy, ô tô để đến tham quan chùa.

Lối đi gần nhất đến chùa là đi từ chợ Đà Lạt – đường Bà Huyện Thanh Quan – đường Đinh Tiên Hoàng – đường Phù Đổng Thiên Vương (gặp một con dốc nhỏ thì đi lên một đoạn ở bên tay phải của du khách sẽ nhìn thấy cổng tam quan của Thiền viện).

Có một điểm lưu ý: con dốc dẫn vào chùa khá nhỏ và dốc nên chỉ phù hợp với những du khách đi xe máy và tay lái phải chắc.

Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt mở cửa lúc mấy giờ?

Hàng ngày, thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt mở cửa từ lúc 7h sáng và đóng cửa lúc 17h chiều để tiếp đón khách du lịch đến hành hương khấn phật và chiêm bái cảnh vật của nơi đây.

Đối với những ngày lễ, hội thì giờ đóng cửa của chùa sẽ muộn hơn những ngày thường.

2. Lịch sử hình thành Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Thiền viện Vạn Hạnh là một ngôi chùa có niên đại hơn 50 tại thành phố Đà Lạt, nơi đây được biết đến là ngôi chùa có những bức tượng phật độc đáo lớn nhất tại Đà Lạt.

Thiền viện Vạn Hạnh chính thức được xây dựng vào năm 1952. 

Cho đến năm 1964 chùa chính thức được đổi tên thành chùa Vạn Hạnh, đồng thời cho xây dựng thêm một khu chánh điện với quy mô lớn.

thiền viện vạn hạnh tphcm
Khuôn viên bên trong Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Đến năm 1983, 1991 chùa xây dựng thêm các khu tiền đường cùng với khuôn viên rộng lớn cho chùa.

Vào năm 1992, chùa lại được đổi tên thành Thiền viện Vạn Hạnh và tồn tại cho tới ngày nay

Để thiền viện có diện mạo như ngày hôm nay, vào năm 1994 thiền viện đã có một cuộc trùng tu xây dựng lớn dưới sự đầu tư của chính quyền địa phương và người dân.

Ngày nay, du khách có một điểm đến tâm linh vô cùng tuyệt vời.

3. Kiến trúc Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt

Toàn bộ kiến trúc của Thiền viện Vạn Hạnh được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 2ha, trên một quả đồi nhỏ thuộc đường Phù Đổng Thiên Vương.

Với địa thế nằm trên núi cao, không gian trong chùa không những yên tĩnh mà còn vô cùng trong lành.

Đặc biệt đứng ở trên thiền viện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn rất nhiều cảnh đẹp mộng mơ của Đà Lạt: thung lũng tình yêu, trường đại học Đà Lạt, cho những cánh rừng xanh mướt trong xanh.

Đến với thiền viện, du khách sẽ có cảm giác trong lòng như được nhẹ nhõm không còn những lo âu của công việc, cuộc sống hàng ngày.

  • Cổng tam quan:

Cũng giống như những ngôi chùa – ngôi thiền viện khác, thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt cũng có cổng tam quan được xây dựng rất khang trang.

Du khách chỉ cần đi từ đầu dốc có thể nhìn thấy vẻ đẹp đồ sộ của cổng Tam quan dẫn vào trong chùa.

Cổng tam quan được xây dựng bằng gạch trát xi măng sơn màu vàng bám chút rêu phong tạo nên vẻ đẹp cổ kính cho cổng chùa.

Phần mái không thiết kế cong như những ngôi chùa ở đồng bằng bắc bộ mà xây ngang bằng cùng với những nét trạm trổ vô cùng tinh xảo.

học thiền tại thiền viện vạn hạnh
Tượng Phật Thích Ca
  • Tượng phật Thích Ca:

Di chuyển từ cổng tam quan vào trong khuôn viên của thiền viện, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp đồ sộ, hùng vĩ của bức tượng phật Thích Ca.

Bức tượng phật Thích Ca là một công trình được xây dựng với độ cao lên đến 24 m, chiều rộng vào khoảng 20m cùng trọng lượng lên đến gần 60 tấn.

Công trình được khởi công xây dựng vào năm 2002 do hòa thượng Thích Viên Thanh là người đưa ra thiết kế.

Tượng Phật Thích Ca được khắc họa với nét mặt hiền hòa đang mỉm cười, tay phải cầm một cành hoa sen tạo nên sự thanh thoát, nhẹ nhàng.

Không chỉ có vậy, hình ảnh bông hoa sen tượng Phật Thích Ca cầm trên tay còn là hình ảnh bông hoa sen xuất hiện cách đây khoảng hơn 200 năm về trước ở trên núi Linh Thứu.

Đây là hình ảnh đặc trưng thường thấy trong những pho tượng phật theo phái Thiền Tông nói riêng và của Phật Giáo nói chung.

Nơi đây không chỉ là một nơi để các phật tử đến thắp nhang mà còn được xem là một trong những công trình kiến trúc để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng du khách.

Vào ngày mùng 1 tháng 10 năm 2014 bức tượng phật Thích Ca được công nhận là một trong những bức tượng phật được làm bằng đồng lớn nhất tại Việt Nam được đặt tại Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt.

  • Khu vực chính điện:

Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng phật Thích Ca uy nghiêm ở phía bên ngoài khuôn viên. Bước chân vào khu vực chính điện quý vị sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều bức tượng phật đặc sắc.

Nổi bật nhất trong khu chính điện là bức tượng Phật Thích Ca với kích thước rất lớn và được đúc với những đường nét vô cùng tinh xảo.

Ngoài tượng phật Thích Ca, khu chính điện thờ rất nhiều các tượng phật khác vô cùng trang nghiêm.

Phải kể đến những bức tượng phật: tượng phật Bồ Tát Văn Thù, tượng phật Bồ Tát Di Lặc, tượng Bồ Tát Phổ Hiền, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Bồ Tát Chuẩn Đề… cùng rất nhiều những pho tượng phật ấn tượng khác.

thiền viện vạn hạnh nguyễn kiệm
Khu chính điện – Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt
  • Khu trưng bày các hiện vật:

Sau khi hành hương khấn phật tại các điện thờ du khách đừng bỏ qua khu trưng bày các hiện vật cổ tại thiền viện.

Hiện nay trong khu thiền viện còn lưu giữ trên dưới 1000 cổ vật quý hiếm được làm từ các loại đá quý, thạch anh… được sưu tầm từ rất nhiều nơi ở trên thế giới.

Bên cạnh những cổ vật tuyệt đẹp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm tác phẩm nghệ thuật được tạc bằng đá. Do chính tay của thượng tọa Thích Viên Thanh điêu khắc và sáng tạo nên.

Không chỉ được chiêm ngưỡng, du khách còn được đích thân trụ trì giải thích về ý nghĩa và tác dụng của các loại đá vô cùng thú vị.

Sau khi đi tham quan hết tất cả các bức tượng phật những khu điện thờ của chùa, du khách nên đi ra ngoài của khuôn viên của thiền viện để được tận hưởng không khí của nơi đây.

Nếu du khách nào có điều kiện thời gian thì nên đến thiền viện lúc sáng sớm. Khi ánh nắng vừa mới lên, những giọt sương đêm còn đọng trên lá, làn sương mờ vẫn còn giăng kín.

Chắc chắn sẽ làm du khách cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu.

Cùng với cảm nhận không khí của nơi đây, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của toàn thành phố Đà Lạt từ trên thiên viện.

Đọc thật chậm: Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ- Vẻ đẹp bí ẩn xứ Tây Đô

 

 

Đọc Thật Chậm

đường đi thiền viện phước sơn

Ghé thăm Thiền viện Phước Sơn- Điểm văn hóa lý tưởng của tỉnh Đồng Nai

Thiền Viện Phước Sơn là một trong những di tích tâm linh được nhiều du …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *