Home / Di tích / Thiền Viện / Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở đâu? Lịch sử, Đường đi tới chùa

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở đâu? Lịch sử, Đường đi tới chùa

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, một điểm đến không thể bỏ qua tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ngôi chùa này không chỉ biết đến là một chốn tâm linh thiêng liêng mà còn được biết đến với kiến trúc độc đáo. Nơi đây là một trong 3 thiền viện lớn nhất của nước ta bên cạnh Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử và Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

1. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm ở đâu?

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên địa chỉ thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 65 cây số đường bộ về phía Tây Bắc.

thiền viện trúc lâm tây thiên vĩnh phúc

Dù chỉ cách Hà Nội hơn 60 cây số, nhưng không khí nơi đây trong lành khác hẳn chốn đô thị.

Đến với chùa Tây Thiên, du khách sẽ cảm nhận được cái se lạnh cùng làn sương mờ tựa như trên thiên đường vô cùng huyền ảo.

2. Đường đi đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc:

Với vị trí địa lý không quá xa với trung tâm thành phố Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng.

  • Cách đi đến chùa tây thiên vĩnh phúc bằng Xe máy

Bắt đầu từ Hà Nội đi theo tuyến quốc lộ 2A (tuyến đường Thăng Long di chuyển đi Nội Bài) đến thành phố Vĩnh Yên.

Du khách nhìn theo bảng chỉ đường rẽ phải lên phía chân dãy núi Tam Đảo thuộc xã Hợp Châu của huyện Tâm Đảo.

Tại đây du khách rẽ sang bên trái khoảng 11 cây số sẽ lên đến thiền viện trúc lâm Tây Thiên.

Nếu du khách muốn lên khu nghỉ mát Tam Đảo thì rẽ sang bên phía tay phải.

Để di chuyển đến chùa Tây Thiên bằng xe máy hoặc ô tô tự lái, du khách nên sử dụng bản đồ hoặc tham khảo kinh nghiệm để tránh lạc đường.

cách đi đến chùa tây thiên vĩnh phúc

  • Cách đi đến thiền viện tây thiên bằng Xe khách

Ngoài ra, để đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách có thể đi xe khách di chuyển lên thành phố Vĩnh Yên.

Tuy nhiên, với cách này du khách sẽ phải đi xe ôm mới có thể lên được chùa Tây Thiên. Chính vì vậy, sẽ gây ra một số bất tiện đối với du khách.

Hiện nay có rất nhiều tour du lịch thiền viện trúc lâm Tây Thiên được mở ra để phục vụ nhu cầu đi du lịch Tây Thiên trong khoảng 1 đến 2 ngày.

Việc lựa chọn tour thiền viện trúc lâm Tây Thiên sẽ giúp du khách không phải lo ngại về việc di chuyển cũng như chỗ nghỉ ngơi trong những ngày đi du lịch.

  • Kinh nghiệm đến đi thiền viện trúc lâm tây thiên bằng xe Bus

Bên cạnh đó, ngày nay các bạn có thể đi xe bus từ Hà Nội đến chùa Tây Thiên. Du khách bắt xe bus số 07 và 58 để đi đến Mê Linh Plaza sau đó bắt tuyến bus số 01 đi lên bến xe Vĩnh Phúc.

Tiếp đó bắt tuyến số 07 để lên đến bến Đại Đình rồi xuống bắt xe ôm hoặc đi bộ khoảng 3 cây số là lên đến chùa Tây Thiên.

Tuy nhiên, nếu di chuyển bằng cách này sẽ gây bất tiện và tốn nhiều thời gian của du khách.

3. Lịch sử hình thành Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Có thể nói Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Việt Nam.

Chùa được hình thành khoảng từ thế kỷ thứ 3, chùa do một vị hòa thượng với danh là Khương Tăng Hội lập nên với mục đích là truyền giáo đạo phật.

khóa tu tại thiền viện trúc lâm tây thiên

Chính vì thế, nơi đây biết đến như là cái nôi của Phật giáo Việt Nam ta.

Trước đây, lúc bắt đầu được thành lập chùa được xây dựng tại một thiền tự cổ, nên diện tích rất nhỏ cùng với cái tên là Chùa Thượng.

Trải qua hàng ngàn năm, với sự tàn phá của thời gian chùa Tây Thiên dần bị phong hóa và mất dần đi những di tích quan trọng.

Sau này, chùa mới được đổi thành chùa Tây Thiên và được xây dựng với quy mô lớn.

4. Quá trình xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Vĩnh Phúc

Từ một ngôi chùa nhỏ bé được xây dựng trên một thiền tự cổ, vào ngày 04/04/2004 tức ngày 15/02 âm lịch năm Giáp Thân, chùa được khởi công xây dựng với hàng chục tỷ đồng.

Sau hơn một năm ngày 25/11/2005, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đã được hoàn thành.

du lịch chùa tây thiên

Công trình này được coi là một trong những công trình xây dựng đền chùa mang tầm cỡ quốc gia.

Để hoàn thành xong công trình này, tất cả là nhờ sự nỗ lực của những người xây dựng cũng như sự đóng góp của người dân cũng như các nghệ nhân từ các làng nghề trên cả nước.

Để bây giờ chúng ta mới được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa Tây Thiên nằm giữa vùng núi Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc.

5. Khám phá quang cảnh thiền viện trúc lâm tây thiên

Khu danh lam thắng cảnh Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng nằm bên sườn của ngọn núi Thạch Bàn.

Giữa khu vực rừng nguyên sinh Tam Đảo với cảnh quan nguyên sơ cùng rất nhiều động, thực vật quý hiếm.

Nơi đây được biết đến là trung tâm huyết mạch quốc gia bao gồm các địa danh như Đền Hùng, cố đô Hoa Lư – Ninh Bình, núi Tản, Sông Đà, Chùa Hương, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Tất cả đã tạo nên tổng thể cấu trúc đền chùa, phong cảnh non nước hữu tình trải dọc khu vực phía Bắc của nước ta.

du lịch thiền viện trúc lâm tây thiên
Phong cảnh kiến trúc khu di tích Tây Thiên

Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên không chỉ để thắp nhang, hành hương mà còn để ngắm nhìn chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của quần thể Thiền viện này.

Đặt những bước chân đầu tiên lên đến chùa Tây Thiên, du khách đã có thể cảm nhận ngay được không khí vô cùng trong lành, cùng với đó là cảm giác vô cùng thanh bình và thanh tĩnh.

Dọc đường lên trên chùa Tây Thiên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng mộc mạc, nguyên sơ.

Trong làn khói sương mờ xen lẫn tiếng chim hót, cùng với mùi hương của những loài hoa trong rừng khiến cho con người ta cảm thấy yêu đời, trong lòng cũng cảm thấy vui tươi và an yên hơn.

Đứng từ phía trên của chùa Tây Thiên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác Bạc đang ngày ngày đồ nước xối xả tung bọt trắng xóa.

Những dòng nước thác đổ xuống tựa như những bộ râu dài trắng muốt của các tiên ông.

6. Giá  vé cáp treo chùa tây thiên

Giá vé cáp treo một chiều đối với người lớn là 130.000 đồng/người, đối với trẻ em là 80.000 đồng/người . Riêng trẻ em cao dưới 1m được miễn phí.

cáp treo chùa tây thiên

Đối với giá vé khứ hồi, người lớn giá là 200.000 đồng/ người, trẻ em là 140.000 đồng/người.

7. Kiến trúc độc đáo của khu di tích Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Để khám phá kiến trúc cũng như hành hương tại chùa, du khách có thể lựa chọn cách di chuyển bằng cáp treo hoặc đi bộ, mỗi cách sẽ có những trải nghiệm rất khác nhau.

Đối với những du khách lựa chọn phương thức đi bộ có thể đi men theo đường suối để lên đến đỉnh của Tây Thiên.

Trên đường đi, chắc chắn du khách sẽ được khám phá và chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên của nơi đây vô cùng thú vị.

Không chỉ được ngắm cảnh, với cách thức này du khách còn được rèn luyện sức khỏe.

Ngoài ra, để phục vụ du khách có thể thuận tiện lên đến đỉnh Tây Thiên, ban quản lý đã cho xây dựng cáp treo.

Nếu muốn di chuyển bằng cáp treo, du khách đi đến đền Thông rồi di chuyển đến ga cáp treo.

đi thiền viện trúc lâm tây thiên
Kiến trúc Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Kiến trúc của thiền viện: từ cổng Tam quan phía bên tay trái dẫn vào khu Đại Bảo tháp Tây Thiên.

Đây là một công trình mới được xây dựng và đang dần hoàn thiện.

Đại Bảo tháp được thiết kế cao 3 tầng với chiều cao là 37m và xây dựng trên nền kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa.

Sau khi đi qua khu Đại Bảo tháp, du khách sẽ lên đến đền Thông còn có tên gọi khác là đền Trình.

Từ đây, du khách có thể hành hương khấn phật, cầu mong tiền tài – hạnh phúc – sức khỏe.

Nơi đây được xây dựng vào năm 1998 được coi như là điểm xuất phát để đi lên đến đỉnh Tây Thiên.

Cũng từ đền Thông, du khách có thể di chuyển bằng cáp treo để lên đến đỉnh Tây Thiên. Tại đền còn lưu giữ rất nhiều những bia đá, di tích lịch sử cùng các cổ vật lâu đời.

Tiếp theo là lên đến đền Cậu. Ngôi đền được tu sửa lại vào năm 1993 và là nơi được rất nhiều người dân đến cầu may mắn nhất là cầu tài lộc.

Bên cạnh đền Cậu đó chính là đến Cô, 2 ngôi đền này chỉ cách nhau khoảng 2 cây số.

Đền Cô trong truyền thuyết chính là một vị con của trời đã cùng với Quốc Mẫu giúp dân và đất nước được bình an.

đại bảo tháp mandala

Khung cảnh của đền cô vô cùng thanh tịnh và mát mẻ với những tán cây lớn cùng với làn sương mờ giăng kín.

Ngoài ra, nơi đây còn có suối Giải Oan (tương truyền xưa kia quốc mẫu sử dụng con suối này làm nơi rửa oan cho những binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh).

Du khách đến đây thường lấy nước suối để uống để cầu may mắn.

Đi từ đền Cô men theo một lối đường mòn nhỏ trong rừng, qua những khe suối chảy róc rách, du khách sẽ lên được đến đỉnh Tây Thiên.

Quang cảnh nơi đây vẫn còn những nét nguyên sơ của vùng đất núi rừng.

Ngôi đền chính của chùa Tây Thiên chính là đền Quốc Mẫu (Lăng Thị Tiêu – Vương phi của vua Hùng thứ 7).

Bà đã có công lao to lớn cùng với vua Hùng mở rộng bờ coi, thông nhất lại nước nhà, giúp nhân dân cày cấy, xây dựng đất nước yên bình.

kinh nghiệm đi thiền viện trúc lâm tây thiên

Trước những công lao to lớn của bà, bà được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ tại vị trí cao nhất chính là đền Thượng để tưởng nhớ công ơn của bà.

Sau khi khám phá vẻ đẹp của khu Thiền viện du khách có thể di chuyển đến trai đường của Thiền viện để thưởng thức cơm chay ngay tại chùa.

Để thưởng thức cơm tại chùa du khách phải đăng kí từ trong khoảng từ 9h sáng đến 10h sáng, thưởng thức cơm vào lúc 11h trưa.

8. Các lễ hội, chương trình du lịch diễn ra tại chùa Tây Thiên

Hàng năm, khu di tích danh lam Tây Thiên thường tổ chức lễ hội Tây Thiên vào tháng 2 âm lịch và thu hút được rất nhiều khách du lịch đến với nơi đây.

lễ hội thiền viện trúc lâm yên tử
Lễ hội Tây Thiên

Tại lễ hội Tây Thiên, du khách sẽ được tham gia vào các phần lễ và phần hội với những nghi lễ cùng các trò chơi dân gian rất hấp dẫn.

Bên cạnh những lễ hội chính trong năm, vào những dịp hè chùa Tây thiên thường tổ chức những khóa tu luyện tại chùa cho rất nhiều đối tượng (đặc biệt là trẻ em).

Đến với khóa tu, sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động cùng và được rèn luyện cả về đạo đức và phong cách sống của con người.

9. Đặc sản tại Tây Thiên

Tây Thiên được biết đến là khu vực có nhiều núi rừng. Vì vậy, nơi đây có rất nhiều món đặc sản vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

 Đem lại những trải nghiệm ẩm thực vô cùng thú vị sau khi bạn vãn cảnh, hành hương tại thiền viện.

  • Ngọn su su:

Khi tới Tây Thiên, bạn có thể được thưởng thức ngọn su su xào (1 trong những đặc sản nổi tiếng tại Tam Đảo).

Ngọn su su xào

Ngoài ra, cũng có rất nhiều người mua ngọn su su về làm quà sau khi hành hương tại Thiền Viện.

  • Gà đồi:

Cũng như rất nhiều khu vực gần đồi, núi khác, một trong những đặc sản không thể không nhắc tới ở Tây Thiên chính là món gà đồi.

Đây là những chú gà được thả rông, chạy bộ trên núi, vì vậy thịt gà ở đây rất chắc, thơm ngon.

  • Lợn mán:

Bên cạnh 2 món trên, bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn khác được chế biến từ lợn mán như: Thịt lợn nướng, lợn 7 món,….

 Đây cũng được xem là món đặc sản vô cùng hấp dẫn của Tây Thiên.

Lưu ý: Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là nơi thanh tịnh, vì vậy, nơi đây không phục vụ các 

10. Lưu ý khi đi du lịch Chùa Tây Thiên

Khi tham quan chùa Tây Thiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề nổi bật sau đây:

Lưu ý khi đi du lịch Chùa Tây Thiên

  • Nếu di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, tốt nhất, bạn nên mang một chút đồ ăn nhẹ, nước uống để thưởng thức dọc đường. Đồng thời để xe sát chân núi để tránh phải đi bộ xa.
  • Đường tới thiền viện Trúc Lâm Tây tương đối khó đi. Vì vậy, bạn nên mặc các bộ quần áo rộng rãi, đi giày bệt để thuận tiện cho việc di chuyển.
  • Hội  Chùa Tây Thiên thường diễn ra từ 15 đến 17/2 âm lịch. Thời điểm này, chùa sẽ có rất nhiều hoạt động thú vị để bạn trải nghiệm.
  • Bên cạnh đó, khi vào chùa, bạn vẫn phải tuân thủ 1 số nguyên tắc khi tới nơi linh thiêng như: Không diện đồ phản cảm, ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự,…

Trên đây là tất cả những thông tin vô cùng hữu ích, mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu biết hơn về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, một trong 3 thiền viện lớn nhất của nước ta.

Đọc ngay: Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt- Địa điểm du lịch tâm linh HOT nhất 

 

Đọc Thật Chậm

đường đi thiền viện phước sơn

Ghé thăm Thiền viện Phước Sơn- Điểm văn hóa lý tưởng của tỉnh Đồng Nai

Thiền Viện Phước Sơn là một trong những di tích tâm linh được nhiều du …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *