Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là công trình phật giáo có quy mô lớn nhất tại thành phố Cần Thơ và là một trong những ngôi chùa lớn nhất của vùng đất Tây Nam Bộ. Thiền viện không chỉ được biết đến là một chùa linh thiêng mà còn được biết đến là một điểm du lịch đặc sắc của thành phố Cần Thơ.
Nội dung bài viết
- 1. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ ở đâu?
- 2. Giờ mở cửa và vé vào thiền viện trúc lâm cần thơ
- 3. Đường đi Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
- 4. Lịch sử hình thành Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ
- 5. Kiến trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
- 6. Những lễ hội và các khóa tu tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
1. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ ở đâu?
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam có địa chỉ tại ấp Mỹ Nhơn – xã Mỹ Khánh – huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ, ngay bên cạnh chùa là khu du lịch Mỹ Khánh vô cùng nổi tiếng.
Hình ảnh kiến trúc Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Đến với thiền viện, du khách vừa có thể hành hương, khấn phật vừa chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp của Thiền viện.
2. Giờ mở cửa và vé vào thiền viện trúc lâm cần thơ
Chắc hẳn sẽ rất nhiều du khách muốn hỏi về giờ mở cửa cũng như giá vé vào chùa là bao nhiêu?
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách không phải trả tiền vé vào.
Du khách được hoàn toàn miễn phí khi đến tham quan, hành hương tại chùa. Hàng ngày, chùa mở cửa tầm khoảng 6h sáng cho đến tầm chiều tối thì đóng cửa.
Để biết thêm về giờ mở cửa chi tiết của những ngày bình thường cũng như những ngày lễ của chùa, du khách có thể liên lạc qua số điện thoại của chùa.
3. Đường đi Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Nếu có dịp tới Cần Thơ, bạn hãy tới chiêm bái thiền viện Trúc Lâm Phương Nam một lần. Tới để cảm nhận không gian thanh tịnh, cũng như những nét đẹp về mặt kiến trúc ở nơi đây.
Bên cạnh đó, đường tới thiền viện cũng không quá xa so với trung tâm thành phố. Vì vậy, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn trong việc lựa chọn phương tiện để di chuyển:
-
Di chuyển đến thiền viện Trúc Lâm Phương Nam bằng ô tô, xe máy:
Với việc tự di chuyển tới chùa bằng các phương tiện gia đình, bạn có thể đi đến thiền viện theo tuyến đường sau đây:
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, bạn di chuyển theo đường 91B. Sau đó, rẽ vào đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, đi thẳng khoảng 8km.
Tiếp theo, khi đến khu vực thị trấn Ninh Kiều, bạn rẽ phải và đi thêm khoảng 300m nữa là tới được thiền viện.
Bạn nên mang theo các thiết bị hỗ trợ như: Google maps, bản đồ, kết hợp với việc hỏi đường,….
-
Cách đi tới thiền viện Phương Nam bằng các phương tiện công cộng
Ngoài các phương tiện cá nhân, thì di chuyển tới thiền viện bằng các phương tiện công cộng như: Xe bus, taxi, Grab,… cũng đem tới cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị đó.
Với việc sử dụng những phương tiện này, bạn sẽ hạn chế được tối đa khả năng gặp phải các vấn đề như: Lạc đường, tai nạn,….
Nếu có nhu cầu đi xe bus, bạn có thể tới chùa bằng tuyến xe 06. Tuy nhiên, khi lên xe, bạn nhớ nhắc phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, xuống nhầm bến.
4. Lịch sử hình thành Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ được biết đến là ngôi chùa lớn nhất của vùng đất Cần Thơ. Chùa được xây dựng với mục đích khôi phục lại thiền phái trúc lâm Yên Tử của vua Trần Nhân Tông.
Bên cạnh đó, chùa được xây dựng với mục đích phát triển phật giáo, làm nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho các tăng ni, phật tử trong vùng.
Thiền viện được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 16/07/2013 tức ngày 19/06/2013 âm lịch.
Sau gần một năm xây dựng dưới sự góp sức của người dân cũng như chính quyền.
Đến ngày 17/05/2014 (tức ngày 19/04 âm lịch) chùa chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng với tổng diện tích khoảng 38.000 m2.
Hàng ngày, chùa đón tiếp hàng ngàn các tăng ni, phật tử đến với nơi đây hành hương khấn phật.
Ngày nay, chùa Trúc Lâm Phương Nam đang dần trở thành một điểm đến du khách khó lòng bỏ qua khi đến với thành phố Cần Thơ.
5. Kiến trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Tổng thể kiến trúc của chùa được xây dựng trên một vùng đất rộng khoảng 38.000 m2. Mọi không gian của chùa đều vô cùng thoáng mái, kết hợp hài hòa giữa những khu điện với không gian bên ngoài.
Nét kiến trúc độc đáo Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Toàn bộ cái khu trong chùa đều được xây dựng theo phong cách kiến trúc từ thời nhà Trần.
Mái ngói được thiết kế uốn lượn, phần ngói được làm theo hình vảy cá màu đỏ, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giống như những ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
Mọi cánh cửa trong các khu đều được làm hoàn toàn bằng gỗ lim cùng các loại gỗ quý khác.
Chính vì vậy, khi bước vào trong các điện thờ, du khách có thể cảm nhận được mùi thơm của gỗ, không khí bên trong các điện thờ cũng rất mát mẻ.
-
Tam quan chùa thiền viện trúc lâm cần thơ
Du khách khi đến với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, sẽ ấn tượng với ngôi chùa này ngay từ lúc nhìn thấy cánh cổng tam quan của chùa.
Cổng tam quan được xây dựng rất cao và to, toàn bộ phần mái đều được lợp bằng ngói hình vảy cá màu đỏ. Cổng mái được thiết kế cong vút ở các đầu.
Các đầu của phần mái đều được trạm trổ vô cùng tinh xảo. Ngay chính giữa của cổng tam quan của chùa được gắn một bức hoành phi ghi tên của chùa bằng chữ quốc ngữ.
Đây là một trong số ít những ngôi chùa biển hiệu viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ.
Hai bên cổng tam quan có 2 vị tướng. Đó là Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ nét mặt nghiêm nghị đứng canh giữ ở cổng. Hai vị tướng sĩ thể hiện cho cái thiện và cái ác.

Đi qua cổng tam quan, bước vào khoảng sân của chùa được ốp hoàn toàn bằng gạch đỏ rất đẹp mắt và sạch sẽ.
Nhìn sang hai bên, du khách sẽ nhìn thấy có ngôi lầu nhỏ được xây 2 tầng nằm ở giữa là một cái ao sen nhỏ tạo nên sự cân đối trong tổng thể kiến trúc.
Vào mùa sen, sen nở rộ ao sen trông vô cùng đẹp, cùng với đó là hương sen thoang thoảng nhẹ nhàng vô cùng dễ chịu.
Tiếp tục di chuyển vào bên trong, du khách sẽ nhìn thấy khu chính điện của chùa được xây rất rộng và vô cùng uy nghiêm.
-
Tòa chính điện chùa thiền viện trúc lâm cần thơ
Được thiết kế gần giống như 2 ngôi lầu nhỏ bên ngoài. Chính điện cũng được xây dựng thành 2 tầng cùng với 8 mái chạy dài.
Mái của tòa chính điện được thiết kế giống với những mái đình làng cổ của vùng quê bắc bộ xưa. Những chiếc mái ngói được thiết kế cong vút tựa như mũi thuyền xưa.
Phần trên của mái được thiết kế nhỏ, thoải thoải và trải rộng ra ở phần bên dưới.
Bên trong tòa chính điện thờ tượng phật Thích Ca Mâu Ni được đúc hoàn toàn bằng đồng nặng gần 4 tấn.
Du khách khi đến đây, đều trầm trồ vì vẻ đẹp của tượng phật Thích Ca Mâu Ni. Vào buổi tối, khi ánh đèn được thắp lên tạo nên sự lung linh huyền ảo vô cùng huyền bí.
Ngoài tượng phật Thích Ca Mâu Ni, bên trong chính điện còn thờ rất nhiều tượng phật khác nhưng được làm bằng gỗ.
Một vài bức điện phật được thờ ở các gian của điện: tượng phật Đạt Ma, phật hoàng Trần Nhân Tông (người khai sáng ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử), thiền sư Pháp Loa, thiền sư Huyền Quang…. cùng các vị phật pháp khác.
Toàn bộ các bức tượng phật, đều được các nghệ nhân vô cùng nổi tiếng điêu khắc nên.
Chính vì vậy, mỗi bức tượng lại có những sắc thái rất riêng, xong trong đó vẫn toát lên sự uy nghiêm trong chốn đền chùa linh thiêng.
Không chỉ bên trong chính điện được thiết kế độc đáo, bên ngoài dọc 2 dãy hành lang cũng được trưng bày rất nhiều các bức tượng.
Các bứ tượng này đều được tạc từ đá hoa cương, mỗi một bức tượng là tâm sức của những nghệ nhân làng nghề nổi tiếng.

Ngoài khu chính điện với kiến trúc độc đóa vô cùng nổi bật, tổng thể của chùa còn có rất nhiều khu vực với kiến trúc độc đáo, du khách nên đến tham quan.
Khoảng hơn 20 công trình lớn nhỏ được xây dựng bố trí và cân đối bên cạnh chính điện:
- Nhà tổ (là nơi thờ tụng các vị phật pháp cùng những vị thiền sư quá cố).
- Khu giảng đường (nơi sinh hoạt, tụng kinh chung của các tăng ni phật tử ở trong chùa),
- Bảo tháp 9 tầng được thiết kế giống như chiếc bút lông hướng lên trời xanh (thể hiện cho khát vọng ),
- Tháp chuông, khu tăng xá (đây là khu du khách không được đi vào).
- Thư viện (đây là nơi lưu trữ những sổ sách kinh phật, lịch sử hình thành của chùa).
- Nhà khách (đây là nơi tiếp đón các tăng ni, phật tử đến đây ngắn hạn ở lại chùa),….
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, du khác không chỉ ấn tượng bởi kiến trúc với nét độc đáo của chùa mà còn bởi khung cảnh xung quanh chùa.
Chùa Trúc Lâm Phương Nam được biết đến là một trong những ngôi chùa có không gian bên ngoài rộng nhất. Hơn một nửa diện tích của chùa dùng để làm khuôn viên.
Cũng chính vì điều này, khi đặt chân vào trong chùa, du khách có thể cảm nhận được không khí bên trong chùa khác hẳn với bên ngoài.
Càng tiến vào sâu bên trong chùa, trong lòng sẽ càng cảm thấy bình yên và nhẹ nhõm hơn.
Đây là một nơi vô cùng lý tưởng dành cho những du khách đang tìm kiếm sự yên tĩnh, trong lòng và muốn tĩnh tâm.
6. Những lễ hội và các khóa tu tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ dù chỉ mới được thành lập vài năm trở lại đây.
Tuy nhiên, nơi đây đã thu hút được hàng ngàn người dân cùng khách thập phương đến đây du lịch và hành hương.
Hàng tháng, cứ vào ngày mùng 1 hay hôm rằm lượng phật tử tìm đến với nơi đây rất đông để lễ phật cầu may mắn, sức khỏe, công việc được thuận lợi.
Cùng với đó là tận hưởng không khí trong lành và yên bình của chùa sau những ngày làm việc và sự xô bồ của cuộc sống.
Hàng năm, cứ vào khoảng giữa tháng 4 âm lịch, chùa tổ chức đại lễ Phật Đản – đây là sự kiện lớn nhất trong năm.
Đến với đại lễ, các tăng ni phật tử được hòa mình vào ngày hội lớn nhất của phật giáo, cùng với đó tham gia các hoạt động cũng như những trò chơi vô cùng thú vị.
Hình ảnh đại lễ tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Bên cạnh đó, vào tầm rằm tháng 7 hàng năm, chùa còn tổ chức đại lễ Vu Lan báo hiếu cũng thu hút được rất nhiều các tăng ni, phật tử.
Khóa tu tại thiền viện Trúc Lâm Phương Nam hàng năm cứ đến mùa hè, nhà chùa thường tổ chức những khóa tu ngắn hạn chủ yếu dành cho các em nhỏ.
Đến với khóa tu, các học viên sẽ được học về những triết lý sống, tu dưỡng đạo đức và rèn luyện nếp sống văn minh hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. Nếu như du khách đang có dự định đi du lịch tới Cần Thơ, đừng bỏ qua điểm đến vô cùng hấp dẫn này nhé!
Đọc thêm: Kinh nghiệm đi du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc 2018