Du khách đừng nên bỏ qua một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Đà Lạt đó chính là Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Du lịch đến với Đà Lạt chắc chắn du khách khó lòng có thể bỏ qua những điểm đến sau: thung lũng tình yêu, đỉnh Lang Biang, hồ Tuyền Lâm, đường hầm đất sét….
Nội dung bài viết
1. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt ở đâu?
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phượng Hoàng, gần với Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt di chuyển đến Thiền viện chỉ mất khoảng 5 cây số. Tọa lạc ngay trên ngọn đồi Phượng Hoàng, chùa có diện tích rộng gần 25 ha.
Hình ảnh Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Từ trên đỉnh của Thiền viện, phóng tầm mắt xuống du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dãy núi Voi.
Cùng những rừng thông xanh mướt cả một quả đồi, hình ảnh gợn sóng của những hồ nước gần dãy núi Voi.
Tất cả đã tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình vô cùng độc đáo. Nơi đây là một trong 4 thiền viện lớn nhất tại Việt Nam.
Và là một điểm đến tâm linh lớn nhất của vùng đất cao nguyên Lâm Đồng – Đà Lạt.
Hàng ngày, chùa mở cửa từ lúc 7h sáng cho đến lúc 21h tối để đón tiếp du khách cùng các tăng ni phật tử đến hành hương, khấn phật.
2. Cách đi Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Nằm cách Tp Đà Lạt không quá xa (khoảng 7km), ngoài ra, đường tới thiền viện cũng khá dễ đi, vì vậy, bạn chỉ mất 1 khoảng 15 đến 20 phút là đã có thể tới được đây.
Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc 2 cách đi đến Thiền viện Trúc Lâm nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian đi lại.
-
Di chuyển tới thiền viện bằng phương tiện cá nhân:
Với việc di chuyển tới thiền viện Trúc Lâm bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,…
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn di chuyển theo dọc theo quốc lộ 20, đi thẳng lên đèo Prenn.
Sau đó, bạn rẽ xuống đường Trúc Lâm Yên Tử, đi thêm 500m nữa là tới nơi.
Tuy nhiên, nếu chưa thực sự quen đường, tốt nhất, bạn vẫn nên sử dụng các phương tiện hỗ trợ như: Google maps, bản đồ,…. Để tránh bị lạc đường.
-
Di chuyển đến thiền viện bằng các phương tiện công cộng
Nếu chưa tới Đà Lạt bao giờ, cũng như tư tin vào tay lái của bản thân, tốt nhất bạn nên sử dụng các phương tiện công cộng như: Taxi, grab,… để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
Lưu ý: Bạn cần nhắc kỹ lái xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, gây mất thời gian di chuyển.
Vì đường đi lên Thiền viện khá nguy hiểm, đối với du khách ở các vùng khác thì nên đi theo tour du lịch.
Tại hầu hết các công ty du lịch đều có tour du lịch Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Lựa chọn cách này, du khách có thể yên tâm về sự an toàn cũng như không sợ lạc đường.
Cáp treo lên Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Hiện nay để đi tham quan Thiền viện, du khách có thể lựa chọn hình thức đi cáp treo.
Đi cáp treo du khách sẽ được ngắm nhìn phong cảnh của toàn bộ thành phố Đà Lạt cũng như toàn cảnh núi Phượng Hoàng và hồ Tuyền Lâm.
Cáp treo bắt đầu từ đồi Robin lên đến tận cổng của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Giá vé 1 chiều đi cáp treo là 50.000 đồng/người, giá vé khứ hồi đối với 1 du khách là 70.000 đồng/ người. Riêng trẻ em dưới 1m thì được miễn phí giá vé cáp treo.
3. Lịch sử hình thành Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Lịch sử hình thành: Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong những thiền viện thuộc trường phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
Tổng thể kiến trúc của chùa được thiết kế theo ý tưởng của hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ.
Cùng với đó là bản thiết kế của 3 vị kiến trúc sư: Vũ Xuân Hùng, Trần Đức Lộc và Ngô Viết Thụ đã tạo nên kết cấu vô cùng đặc sắc của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Có lẽ đối với mỗi du khách khi đến với Thiền viện đều có thể cảm nhận được khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp tại nơi đây.
Chắc hẳn nhiều du khách sẽ thắc mắc tại sao Thiền sư Thích Thanh Từ lại nghĩ đến nơi đây để xây Thiền Viện.
Câu chuyện bắt đầu từ giấc mơ của Thiền Sư vào một đêm của năm 1986.
Trong khi đang chìm sâu trong giấc ngủ, thiền sư mơ thấy mình đang ôm lấy một con chim phượng hoàng theo nó bay lên trên trời.
Sau khi tỉnh giấc, điều đầu tiên trong đầu của thiền sư là tìm kiếm một nơi xây dựng thiền viện.
Khi di chuyển đến vị trí hồ Tuyền Lâm, thiền sư cảm nhận được phong cảnh nơi đây với khí hậu, thiên nhiên.
Cũng như cảnh vật nơi đây vô cùng ôn hòa, thanh vắng, tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Vừa có non và cũng vừa có nước vô cùng phù hợp để xây dựng chùa tu hành.
Chính vì vậy, thiền sư đã quyết định chọn núi Phượng Hoàng bên hồ Tuyền Lâm làm nơi xây dựng Thiền viện.
4. Kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt Lâm Đồng
Có rất nhiều du khách hỏi: Kiến trúc Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt có gì? Thiền viện được chia thành các khu riêng biệt: khu chính điện, khu gác chống, khu lầu chuông, khu nội viện, khu ngoài viện, phòng tiếp khách, nhà thờ tổ,…
-
Chính điện chùa trúc lâm đà lạt:
Có tổng diện tích khoảng 193 m2, bên trong điện chính thờ tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi.
Tượng cao khoảng 2m, tượng phật Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử, tượng phật Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng.
Bên cạnh những bức tượng phật, bên trong điện chính còn có những bức điêu khắc, lầu chuông, quả đại hồng và các bức phù điêu vô cùng tình xảo.
-
Khu gác trống trong chùa thiền viện trúc lâm đà lạt:
Khu gác trống là nơi dừng chân nghỉ ngơi của các tăng ni phật tử, du khách khi đến tham quan chùa.
Từ khu gác trống, phóng tầm mắt xuống du khách có thể nhìn thấy toàn bộ phong cảnh của hồ Tuyền Lâm, rừng trúc.
Ngoài ra, đây cũng là nơi những người phụ nữ thường xuyên đến đây xin chùa tụ tập ngắn hạn.
-
Khu lầu chuông thiền viện trúc lâm đà lạt:
Đây là nơi dành cho những tăng năng, ni phật tử đến với Thiền viện để theo học các khóa học về thiền.
Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của lầu chuông cùng với đó là có thể tham gia các khóa học thiền.
Khi ngồi thiền, tâm trạng của du khách sẽ cảm thấy an yên và tâm hồn trở nên thư giản không còn những muộn phiền âu lo.
-
Khu nội viện chùa trúc lâm đà lạt:
Đối với khu nội viện du khách không được vào tham quan khi các sư trong chùa đang thiền, ngoài giờ thiền du khách có thể thoải mái tham gia ngắm cảnh.
Bên trong khu nội viện còn có khu nội viện ni dành riêng cho nữ tu hành, nên các du khách chú ý không được vào khu này.
-
Nhà Tổ Đường ở chùa thiền viện trúc lâm đà lạt:
Nhà Tổ Đường nằm ngay đằng sau chính điện, nơi đây là nơi thờ tụng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma được là bằng đá, tượng tam tổ Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang.
-
Phòng tiếp khách và phòng phát hành kinh sách:
Phòng khách là chỗ tiếp đón những du khách xin ở lại chùa ngắn hạn và dài hạn. Phòng phát hành kinh sách là nơi lưu niệm các sổ sách, những ấn phẩm những vật lưu niệm của chùa.
-
Vườn hoa Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt:
Đây là điểm đến được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Đến với vườn hoa của chùa, du khách sẽ bị choáng ngợp với sự đa dạng và phong phú các loại hoa tại chùa.
Ngoài các loại hoa trong nước, các vị hòa thượng còn mang cả những loại hoa từ nước ngoài đem về trồng tại vườn hoa của Thiền viện.
5. Một số điểm lưu ý khi đến Thiền viện
Đối với du khách thập phương hay những du khách ngay trong vùng muốn ở lại chùa qua đêm đều có thể xin ở lại chùa nhưng không quá 1 tuần.
Ngoài ra, hàng tháng nhà chùa tổ chức các khóa tu và khóa thiền vô cùng bổ ích.
Nếu như du khách nào quan tâm có thể vào website hoặc liên hệ đến số điện thoại của chùa để có thể biết thêm thông tin về các khóa tu diễn ra tại Thiền viện.
Đọc thật chậm: Lịch sử hình thành Thiền viện Thường Chiếu Đồng Nai