Thiền Viện Phước Sơn là một trong những di tích tâm linh được nhiều du khách tìm tới tham quan, vãn cảnh tại Tp Hcm . Bài viết ngày hôm nay sẽ dẫn dắt các bạn khám phá điểm văn hóa thú vị này.
- Thiền viện Thường Chiếu- Điểm tham quan lý tưởng khi đến Vũng Tàu
- Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã- Địa điểm du lịch phải ghé khi đến Huế
- Thiền viện Sùng Phúc- Điểm văn hóa tâm linh của Hà Nội
Nội dung bài viết
1. Thiền Viện Phước Sơn ở đâu
Ngôi Thiền viện sở hữu một vị trí khá yên tĩnh, ngay giữa khu vực vùng đồi Lá Giang thanh vắng. Từ xa du khách đã nhận ra mái chùa ẩn hiện trong rừng cây tĩnh lặng.
Thiền viện Phước Sơn tọa lạc ở thôn ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành.
Bao quanh Thiền viện là những hàng cây xanh, lúc nào cũng tạo nên không khí thoáng đãng, mát mẻ cho toàn bộ khuôn viên Thiền viện.
Dưới chân đồi Lá Giang có dòng suối nhỏ, tiếng suối chảy róc rách suốt ngày, dòng nước xanh trong, mát mẻ dài trên 600 mét, chảy quanh năm.
2. Lịch sử Thiền viện Phước Sơn
Cách thị trấn Biên Hòa 20km. Thiền viện Phước Sơn được Hòa thượng Giới Nghiêm sáng lập và xây dựng vào năm 1970.
Ban đầu, thiền viện chỉ được dựng bằng những mái lá đơn sơ, che mưa che nắng.
Mãi tận về sau này, cụ thể là vào năm 1985, Sư Bửu Chánh nhận thấy sự xuống cấp rõ nét của ngôi thiền viện mới cho tổ chức trùng tu, sửa chữa.
Trụ trì của Thiền viện từ năm 1984 đến nay vẫn là sư thầy Đại đức Thích Bửu Chánh.
Hàng năm, cứ vào ngày 12 tháng 10 âm lịch, Thiền viện thường tổ chức đại lễ Dâng Y Kathina, lễ Để Bát Hội và lễ Xuất Gia Gieo Duyên.
Ngày nay, Thiền viện Phước Sơn với vẻ ngoài khang trang là nơi thu hút nhiều du khách thập phương từ khắp nơi đến hành hương, cúng bái.
3. Cách đi đến thiền viện Phước Sơn
Ngoài các vấn đề về lịch sử, kiến trúc,…. thì đường đi, cách di chuyển tới thiền viện Phước Sơn cũng được xem là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm.
Để giúp bạn đọc thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn 2 cách đi đến thiền viện
-
Di chuyển đến thiền viện Phước Sơn bằng xe máy, ô tô
Với việc di chuyển tới thiền viện bằng các phương tiện cá nhân, bạn có thế đi theo tuyến đường như sau:
Từ thành phố Đồng Nai, bạn đi theo tuyến đường Đặng Văn Trơn rồi rẽ ra quốc lộ 51.
Sau đó, bạn di chuyển dọc theo đường Võ Nguyên Giáp khoảng 15km.
Cuối cùng, bạn rẽ trái vào Bắc Sơn – Long Thành, đi thêm 500m nữa rồi rẽ trái là tới được thiền viện.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm 1 số thiết bị hỗ trợ như: Google maps, bản đồ,… Để hạn chế tối đa việc bị lạc đường.
-
Cách đi tới tới thiền viện Phước Sơn bằng các phương tiện công cộng
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các phương tiện công cộng như: Xe bus, taxi,..
Các loại xe này sẽ rất phù hợp với những ai mới đến Đồng Nai lần đầu, chưa có kinh nghiệm trong việc tìm đường.
Với xe bus, bạn có thể di chuyển tới thiền viện theo các tuyến xe số 04, 24.
Lưu ý: Khi lên xe bus, bạn nên nhắc phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, xuống nhầm bến.
4. Khuôn viên Thiền viện Phước Sơn
Thiền Viện Phước Sơn là quẩn thể kiến trúc tâm linh nằm giữa núi đồi. Bao gồm các khu vực như nhà Thiền Đường, chánh điện, nhà trai đường…
Mỗi kiến trúc đơn lẻ ở đây được xây dựng theo những kiểu khác nhau.
Đó là những căn nhà được khai thác triệt để từ những đường nét kiến trúc cổ của những ngôi chùa xưa ở Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan.
Chánh điện, Trai đường, Phật học viện và hai thiền đường đều được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo nguyên thủy: nhà dài 4 mái, nóc nhọn phỏng theo kiến trúc các chùa, thá ở Thái Lan và Campuchia.
Trên bờ nóc và đường diềm mái đều được trang trí lá cây bồ đề- tượng trưng cho sự giác ngộ
Trong chánh điện, một không gian rộng rãi, thoáng mát với lối xây dựng cột ẩn tường, thờ độc tôn đức Phật Thích Ca tọa tòa sen với bộ hoàng y thiếp vàng lộng lẫy.
Khói hương tạo cho nội thất chánh điện vừa trang nghiêm lại vừa thiêng liêng, tạo được nét rất riêng trong cách bài trí tượng thờ của thiền viện.
Đối diện phía chính điện, từ ngoài cổng đi vào là hai hàng cao to lớn, xanh ngát ở hai bên lối đi.
Tượng Phật Thích Ca ở Thiền viện Phước Sơn
Vẻ mỹ quan này tạo cho người tham quan thiện cảm ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc.
Sau hai hàng cây là không gian vô cùng rộng lớn, thấp thoáng đâu đó nhiều khung cửa sổ từ kiến trúc chính của ngôi Thiền viện.
Điểm nổi bật nhất nơi đây không thể không nhắc đến, chính là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được đặt ngay giữa khuôn viên, với kích cỡ to lớn. Tượng Phật dáng vẻ oai nghiêm, hiền từ trong tư thế đứng thẳng.
Phật Thích Ca không tô vẽ cầu kì, tượng chỉ đơn giản với gam màu trắng tự nhiên, chiếc áo cà sa Người khoát cũng chỉ mang nét tỉ mỉ ở phần điêu khắc, chạm trổ.
Gần tượng Phật là cảnh giới chư thiên. Toàn bộ công trình khiến khách tham quan chứng kiến lần đầu ai cũng phải trầm trồ, khen ngợi.
Ngoài ra, khuôn viên rộng lớn của Thiền viện Phước Sơn còn chứa rất nhiều cây xanh và tượng Phật khác, phủ kín hai bên lối đi.
Cả khuôn viên rộng lớn là vậy, thế nhưng đi đến đâu cũng được bao trùm bởi bóng mát.
5. Thiền đường ở Thiền viện Phước Sơn
So với khu vực chính điện, Thiền đường có diện tích khá tương đương. Đây là khu vực để các Tăng Ni, Phật Tử từ phương xa đến đây tu tập và nghe giảng pháp.
Chính vì vậy, Thiền viện được bố trí khá nhiều tượng Phật, bao gồm cả bức phù điêu khắc họa về cuộc đời đức Phật cũng được trưng bày ở đây.
Màu sắc, đường nét của bức tranh đều cân đối, hài hòa, quan trọng là thông qua những nét vẽ, Phật tử mới tu học có thể hiểu rõ hơn về những bài giảng Phật giáo.
Ngoài ra, trong khuôn viên của thiề viện Phước Sơn, dưới các tán cây rừng được xây dựng 6 cảnh động tâm diễn tả cuộc đời của đức Phật Thích Ca làm cảm xúc động lòng người như: tượng Phật đản sanh, đức Phật xuất gia, đức Phật khổ hạnh, được Phật nhập Niết bàn…đã làm tăng thêm tính huyền diệu của chốn thiền môn.
Thiền viện Phước Sơn cũng thường xuyên tổ chức lễ Dâng Y tắm mưa vào ngày 12/6 âm lịch, lễ nhập Hạ vào ngày 12/10 âm lịch hằng năm.
Mỗi tháng có hai khóa thiền (từ ngày 2 đến 8 âm lịch và từ 12 đến 22 âm lịch) do Đại Đức Thích Bửu Chánh giảng dạy
6. Tháp Tổ ở Thiền viện Phước Sơn
Phía sau Thiền viện là khu vực Tháp tổ. Đây là nơi lưu giữ những đồ vật kỉ niệm như: hình ảnh, kinh sách, tượng… của Hòa Thượng Thiền Sư Giới Nghiêm.
Khu Tháp là cả tấm lòng thành của toàn bộ Tăng Ni, Phật Tử nơi đây dành cho người đã có những công lao, đóng góp to lớn với ngôi Thiền viện này.
Sau lưng Tháp Tổ là kiến trúc tương đối giống nhà sàn. Ngôi nhà màu đỏ này có diện tích khá rộng, lại ở một ví trí trên cao, bên dưới là hồ nước tạo thành những cơn gió mát.
Khách tham quan, hành hương khi đến đây thường chọn nơi đây làm điểm nghỉ ngơi, thư giãn.
Như vậy, với bề dày lịch sử và ý nghĩa văn hóa mang đậm giá trị truyền thống mà Thiền viện Phước Sơn mang lại.
Nơi đây xứng đáng là điểm đến tâm linh được nhiều du khách lựa chọn nhất khu vực Đồng Nai.
Nếu có dịp một lần ghé thăm tỉnh thành này, bạn đừng quên dành thời gian thực hiện chuyến khám phá ngôi Thiền viện lâu đời này nhé!
Đọc thêm: Thiền viện Vạn Hạnh – Chốn tâm linh không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt