Trên mảnh đất Đồng Nai với 2 mùa rõ rệt: mưa và nắng, chùa Long Hương đã nghiêng mình chứng kiến những đổi thay ở vùng đất này. Như một người ghi sử, Long Hương tự cũng khắc trên mình chiếc áo của thời gian, dù nó được trùng tu nhiều lần. Chùa Long Hương là một trong những điểm đến thu hút tâm hồn của nhiều người.
Nội dung bài viết
1. Chùa Long Hương nằm ở đâu?
Chùa Long Hương ( Long Hương tự) tọa lạc tại: Số 1141 Lý Thái Tổ, Long Tân, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
2. Lịch sử hình thành chùa Long Hương.
Năm 1908, chùa Long Hương đã được hình thành ( Long Hương cổ tự), người có công đầu tiên chính là Ngài Thượng Tâm Hạ Thường ( vị tổ khai sơn).
Nhưng vào năm 1945, ngôi chùa bị cháy, vì một trong những thiệt hại của quốc gia trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đến năm 1956, Long Hương tự được xây dựng lại bởi vị giám sát là Hòa thượng Yết ma Thích Trí Ngô ( đệ tử của vị tổ khai sơn).
Hai năm sau, cũng vì ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh mà ngôi chùa lại không hoàn chỉnh, bị thiệt hại nặng, gần như bị phá hoàn toàn.
Năm 1992, Long Hương tự được xây dựng lại, nhờ vào đóng góp của các vị kỳ lão tại địa phương. Đồng thời, vị trụ trì là Thích Thanh Từ.
Sau hai năm làm trụ trì, Thích Thanh Từ đã bổ nhiệm thầy Thích Tuệ Hải làm trụ chì của Long Hương tự ( 1994).
Thầy Thích Tuệ Hải, đã thực hiện nhiều cuộc trùng tung chùa Long Hương và đã hoàn thành được một số công trình thiết yếu.
Giai đoạn lịch sử từ năm 1995 đến 2005, có nhiều công trình được thực hiện bổ sung thêm của chùa Long Hương như sau:
+ Bờ kè chống sạt lở, với độ dài 50m tại mặt tiền chùa ( 1995), vì chùa Long Hương nằm gần dòng chảy ngang qua của sông Hương.
+ Tôn tượng Đức Phật Thích Ca Lô được xây dựng, với chiều cao 14m, thuộc ngọn đồi lớn phía sau chánh điện của chùa Long Hương ( 1996).
+ Nâng cấp chánh điện cũ và xây lại tháp Tổ khai sơn, cao 10m ( 1997).
+ Bắt đầu xây dựng mới ngôi Đại Hùng Bảo Điện ( 2003), đến 2005 thì hoàn thành đi vào hoạt động.
Từ 2005 trở đi, chùa Long Hương ngày càng nhận được sự ưu ái, phúc khí nhiều từ thiên nhiên và từ con người vùng đất Đồng Nai và những khu vực khác.
Số lượng Tăng Ni, Phật tử ngày càng đông, nên chùa Long Hương cần thực hiện chính sách bổ sung thêm các công trình khác.
Các công trình bổ sung được cấp giấy phép xây dựng vào ngày 29/11/2012 ( nhằm ngày 16 tháng 10 năm Nhâm Thìn).
Các công trình xây thêm, được thiết kế, thực thi bởi đội ngũ chuyên nghiệp.
Chi tiết như sau:
- Tiền đường, Hậu Tổ, Trai Đường (2016, với kinh phí khoảng 60 tỷ đồng).
- Dãy nhà bếp (2013, với khoảng 6 tỷ đồng).
- Dãy tăng đường 1 ( 1 trệt 1 lầu), ( 2013, khoảng 8 tỷ đồng).
- Hai nhà khách, ba dãy tăng đường khác ( khoảng 60 tỷ đồng).
- Ngôi Đại Bảo Tháp 9 tầng, cao 49m ( khoảng 60 tỷ đồng).
- Cổng Tam Quan ( 6 tỷ đồng).
- Các công trình phụ ( khu vệ sinh, tường rào,… với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng).
Tổng chi phí cho các công trình bổ sung trên là: khoảng 220 tỷ đồng.
??? THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Giới thiệu về Chùa Hương
3. Đường đi đến chùa Long Hương
-
Đi đến chùa Long Hương bằng ô tô, xe máy:
Gợi ý từ UBND huyện Nhơn Trạch đến chùa Long Hương.
Đi về hướng bắc, lên Phạm Văn Thuận về phía Tôn Đức Thắng ( Băng qua Ban quản lý dự án Nhơn Trạch, 60m), rẽ phải về Tôn Đức Thắng ( 50m).
Tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ 4 vào Nguyễn Hữu Cảnh ( Băng qua bùng binh Nhơn TRạch 130m).
Ra khỏi vòng xuyên vào Nguyễn Hữu Cảnh ( Băng qua công ty CP xây dựng Cửu Long, 3.2km).
Rẽ vào Lý Thái Tổ- DT769 ( Băng qua UBND Xã Long Tân, 900m), rẽ phải 80m rồi tới chùa Long Hương.
-
Đi đến chùa Long Hương bằng xe bus:
Đón tuyến số 14: Căn cứ số 4 ( Xuân Lộc) – Bến xe Nhơn TRạch. Rồi từ bến xe Nhơn Trạch đến chùa Long Hương.
??? XEM NGAY: Hội chùa Thầy thuộc tỉnh nào
4. Kiến trúc chùa Long Hương.
Nói đến kiến trúc của chùa Long Hương, nếu đem những hình ảnh hiện tại đối chiếu với hình ảnh cũ, kiến trúc đã thay đổi lớn, nhưng đó là sự thay đổi bắt buộc cần có.
-
Kiến trúc chùa Long Hương trước giải phóng ( 30/04/1975).
Chùa Long Hương có kiến trúc thô sơ, đơn giản, nhưng nó chứa đựng nhiều ý niệm của người dân trên vùng đất này.
Đó là nơi gửi những tâm tình của con người vào thời buổi loạn lạc, như một hơi thở, một ánh sáng chiếu rọi trong lòng người, trong những năm tháng còn chiến tranh.
Với mái ngôi rêu phong màu đỏ đậm, hình chạm trổ đầu rồng hai bên, một ngôi chùa nằm trong khuôn viên nhỏ. Bên trong, có nơi dâng hương. Số lượng Tăng Ni, Phật Tử còn ít.
-
Kiến trúc chùa Long Hương sau giải phóng ( sau ngày 30/4/1975).
Khởi điểm là 1992, cột mốc quan trọng, trong sự biến đổi kiến trúc của chùa Long Hương.
Chùa Long Hương được xây dựng lại ( 1992), sau nhiều lần bị tàn phá bởi chiến tranh.
Từ 1992 đến nay thì kiến trúc chùa gần như không giữ lại bất kỳ một lối kiến trúc cũ nào, và điều này rất dễ hiểu ( xem lại lịch sử của chùa năm 1956).
Nếu bây giờ chúng ta đặt chân đến chùa Long Hương, sẽ bắt gặp cổng Tam Quan. Ở cổng chính có bảng ghi “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam – Chùa Long Hương”.
Hhai bên cổng chính có ghi hai câu đối: “Long Đức Trùng Hưng Tuyên Đại Pháp – Hương Thiền Tỏa Ngát Độ Hàm Linh”.
Chúng ta được phép đi vào bằng cổng bên cạnh. Vào bên trong, bạn sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp lộng lẫy, độc đáo của cảnh trí nơi đây.
?️?️?️ KHÁM PHÁ: Chùa Thanh Lương
Những bức tượng điêu khắc công phu, những công trình nhỏ phân bối rõ ràng trong toàn bộ công trình lớn.
Nhưng không vì vậy, lại tạo cảm giác sầm uất, ngược lại có cảm giác sâu sắc, đẹp thấm nhuần thiên nhiên, bởi vị trí đắc địa mà ngôi chùa đã sở hữu.
Các màu sắc chủ yếu ở chùa Long Hương là màu đỏ của mái ngói, màu vàng cam của tường, màu nâu đỏ của các bức tượng gỗ, trụ cột kết hợp màu trắng xứ một số tượng ngoài trời, của hình chạm rồng trên mái ngói.
Tất cả các màu sắc đó hòa vào cùng màu xanh của các cây lớn tuổi như sung, bồ đề,… ở đây.
Các phân khu rõ ràng, nhưng không cách xa nhau mà nối liền tạo thành nhiều khung hình, tùy vào góc đứng mà cho ra hình dạng khác nhau.
Nếu nhìn từ trên xuống, có thể xem Long Hương Tự là một thành phố bình yên, tĩnh lặng giữ tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Nếu đã đến chùa Long Hương Tự, để dễ hình dung hơn về cấu trúc, chúng ta có thể xem qua mô hình.
Nếu bỏ qua khu cổng Tam Quan, Long Hương Tự được kết cấu theo dạng hình chữ U, Khu chính giữa chữ U là chánh điện và sân trước, có hồ nước.
Mở rộng thêm, phía sau vùng đất đồi, bên phải khu bếp là nơi sản xuất đậu tương do chính những thành viên của chùa thực hiện bằng phương pháp tự nhiên, còn có cả khu trồng rau sạch.
♻️♻️♻️ NÊN XEM: Chùa Láng Đống Đa Hà Nội
5. Lưu ý khi đến chùa Long Hương.
- Ăn mặc đơn giản, chỉnh tề.
- Không mang theo chất cấm, vật dụng nguy hiểm.
- Không buôn bán trục lợi ở chùa.
- Chú ý ngôn hành, hành vi cư xử khi đến chùa Long Hương.
- Lúc thờ cúng, không được dâng lễ mặn.
- Thực hiện đúng bảng quy định của chùa.
Chùa Long Hương ( Long Hương tự), được đầu tư và xây dựng hoàn chỉnh. Một nơi không chỉ đẹp theo cái nhìn hiện đại, mà rất trang nghiêm, thoát tục theo cách nhìn tín ngưỡng.
Đó là cảm giác, ngôi chùa mang lại cho không ít vị khách đã đến tham quan, chiêm ngưỡng, lễ phái, nghe giảng bài ở đây.
Cảm ơn bạn đã đọc. Vui, buồn cũng tại tâm!