Một trong những ngôi đền này – đối thủ của Solomon – chiếm một vị trí đáng tôn kính bên cạnh những công trình đẹp nhất của chúng ta. Ngôi đền còn hùng vĩ lụm tất cả những gì còn lại dành cho chúng ta ở Hy Lạp hay La Mã. Là một tuyệt tác kỹ thuật và cũng là kim tự tháp bậc thang đồ sộ nhất thời trung cổ tọa lạc trên lục địa Đông Nam Á, lăng mộ-đền Angkor Vat vào thế kỷ 12 sau CN nằm ngay trung tâm nước Campuchia trong số các đống đổ nát Angkor. Thành phố này là thủ đô của vương quốc Khmer bao gồm Campuchia, nhiều phần đất thuộc Việt Nam, Lào và Thái Lan.
- Giới thiệu sơ lược về lịch sử Đền Quán Thánh
- Đền Sòng Sơn- Đền thờ bà chúa Liễu
- Đền Voi Phục (Đền Thủ Lệ)- Một trong thăng long tứ trấn
Một số gọi là sự tiêu phí sức lực cực kỳ lớn của thế giới trong cách giải quyết một thi hài (của vua Khmer Suryavarman II), toàn bộ phức hợp bao gồm một kim tự tháp bậc thang trang trí công phu cao 65m (213 ft) chiếm diện tích Ikm2 (0,38 dặm vuông) gồm năm sân trong đồng tâm hướng theo các phương hướng chính. Bên ngoài có tường hào bao quanh, lối vào chính nằm ở hướng Tây, có đường đắp cao dài 200m (655 ft) dẫn vào. Công trình chính nằm ở giữa sân nhỏ này, có đường đắp cao dần đến và kết thúc ở vách trong có 12 ngưỡng cửa nhô ra, cứ mỗi ba ngưỡng hướng về phương hướng chính.
Trong sân trong thứ hai này là ba sân trong- bậc thang nữa chồng lên nhau. Sân trong-bậc thang thứ nhất xác định bằng một hành lang do vách trong và hai dãy cột hình thành, có các cổng chính và công trình ở góc. Hầu hết vách hành lang được trang trí bằng 10002 (10.764 ft vuông) tác phẩm chạm nổi mô tả quang cảnh từ sử Hindu – Ramayana và Mahabharata – cũng như thể hiện đời sống vương triều Khmer, xung đột và địa ngục. Lối vào chính được nối bằng một sân trong làm hàng lang dẫn đến một bậc thang thứ hai, cũng được xác định bằng một hành lang với các cổng chính và các tháp ở góc. Từ lối vào phía tây, con đường chính dẫn chúng ta đến chân cầu thang trung tâm dốc đứng hướng lên bậc thang thứ ba. Bậc thang thứ ba cuối cùng này hình vuông với 12 cầu thang, cứ mỗi ba cầu thang theo một hướng chính, xác định bằng các hành lang có mái vòm liên kết. cầu thang ở góc nổi lên bằng bốn tháp có đỉnh nhọn hình hoa sen. Hành lang có mái vòm lại từ các cổng chính vào tháp chính, cao 42m (138 ft) phủ hình một hoa sen trên đỉnh nhọn của tháp, vươn cao 65m (213 ft) so với xung quanh.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ ĐỀN ANGKOR WAT
Angkor Wat xây dựng trong thời vương triều Suryavar-man 11 (1113-1145 sau CN). Một viên quan tư lệnh sau khi đánh bại hai đối thủ kình địch tự xưng mình là người thống trị Angkor. Sau đó ông mở chiến dịch chống lại kẻ thù lâu đời của Khmer, người Chăm và An-nam. Trong 19 năm chinh chiến, ông phần lớn hoàn tất đền Angkor Wat, một trong sô 15 công trình quan trọng của hoàng gia trong thành phố Angkor, do Yasovarman I thành lập năm 889 sau CN về hướng bắc của hồ lớn Tonle Sap. Angkor lúc đầu gọi là Yasodhapura, dùng làm thủ đô gần 500 năm, gồm vùng đất có hào bao quanh, diện tích 4 X 4km (2,5 X 2,5 dặm), nằm ngay giữa kim tự tháp bậc thang, xây trên một ngọn đồi tự nhiên. Điều rất rõ là công trình của Yasovarman được dùng làm khuôn mẫu cho các nhà cầm quyền sau này, những người đã bổ sung các kim tự tháp- bậc thang của riêng mình bên trong thành phố, Angkor Wat là đỉnh cao kiến trúc điển hình cho sự phát triển này.
Vật liệu và kỹ thuật xây dựng khu đền Angkor Wat
Khi xây dựng Angkor Wat người ta không dùng vữa hay vòm. Hai loại sa thạch sử dụng trong công trình gồm : loại hạt cỡ trung bình để xây vách và loại nhỏ hơn để xây vách hành lang có chạm trổ công phu. Cả hai loại khai thác ở núi Kulen cách 45km (28 dặm) về hướng Đông Bắc, các tảng đá có lẽ dùng bè chỏ xuôi dòng Siem Reap, chở đến công trường bằng hệ thống kênh. Năm 1861, Henri Mouhot, một trong số khách tham quan người châu Âu đầu tiên, nhận thấy hầu hết các tảng đá đều có các lỗ đường kính 2,5cm (1 inch), sâu 3cm (1,2 inch) được khoan một bên, kích thước tảng đá càng lớn thì số lỗ càng nhiều. Trong khi một số học giả cho rằng đây có thể là những phiến đá liên kết bằng các chốt sắt. Ngày nay người ta cho rằng các chốt tạm thời này nhằm giúp việc định vị tảng đá dễ hơn, có lẽ sử dụng voi, dây xơ dừa, pu-li và giàn giáo bằng tre kết hợp.
Không sử dụng vòm, việc xây vòm trong công trình được xây dựng dựa trên nguyên tắc tay đờ, vì thế các lớp đá đẽo chồng lên nhau và liên kết với nhau bằng trọng lượng và trọng lực. Nhiều tháp ở các bậc thang thứ nhất và thứ hai vẫn còn sót lại các khung giàn giáo bằng gỗ. Kỹ thuật của nghề mộc đem áp dụng cho các bộ phận bằng đá, chẳng hạn các cột của ba hành lang liên kết bằng các rầm đá đẽo với vách, sử dụng mối nối kiểu ghép mộng, trong khi ở các khu vực khác trong khu phức hợp, đôi khi có các tảng đá lắp mộng đuôi én để tăng thêm sức chịu lực. Những kỹ thuật này đều hạn chế kiểu dáng kiến trúc vì mái cong dạng vòm có tay đỡ hay dầm bằng đá không thể đỡ một nhịp rộng, kết quả chỉ tạo ra các công trình hẹp, tầng đơn.
Thoạt nhìn, Angkor Vat có vẻ được xây dựng bằng sa thạch, nhưng thực ra loại đá này phần lớn dùng để phủ lên các phiên đá hay các chi tiết kiến trúc đặc biệt. Người ta xẻ rãnh vào trong công trình đế nghiên cứu tính ổn định của nền móng, và nhận thấy phần nền móng gồm nhiều lớp cát và đá cuội sa thạch nhỏ được các lớp đá ong – một loại đất ở địa phương có thể cắt thành tảng và phơi nắng để cứng – dày bao phủ. Chỉ cần một vài thợ nề có tay nghề, nên phần lớn khối lượng thi công giao cho tốp lao động phổ thông đảm nhiệm. Vì thế các bậc thang hoa mỹ của Angkor Wat vẫn dựa trên cơ sở thế tục – khiến đền ít mang ý nghĩa là một kỳ công kiến trúc hơn trong khi tạo ra ảo giác lộng lẫy nhiều hơn.
Angkor Wat được gán cho vô số chức năng, kể cả việc sử dụng làm đài thiên văn, một biểu tượng trong bốn thời kỳ của đạo Hindu, thậm chí được xem là mô hình chuồng ngựa trên trời của Indra. Thế nhưng, nhìn chung ngày nay mọi người đều thừa nhận đây là một lăng mộ-đền cũng như các kim tự tháp-bậc thang khác trong thành phố. Trong khi một số nhà cầm quyền Khmer khác là những người sùng bái thần Siva, Indra hay Buddha, Suryavarman II lại dành công trình này để sùng kính thần Vishnu. Người ta cho rằng điều này giải thích cho sự định hướng theo hướng Tây duy nhất của đền vì phương hướng này thường liên tưởng đến thần Vishnu. Thật ra, sau khi chết, Suryavarman còn được gọi là Paramavisnuloka hay “một người đã đi đến thế giới tối cao của thần Vishnu” và công trình của ông trở thành trung tâm thờ cúng – di hài sau khi hỏa táng của ông có lẽ đã đặt ngay giữa đền.
Hoạt động thờ cúng ở Angkor Wat được rất nhiều người chức sắc tiến hành dưới sự bảo trợ của các viên chức nhỏ, hình thành một thành phố bên trong thành phố. Mặc dù chúng ta không biết số lượng nhân viên ở Angkor Wat là bao nhiêu, nhưng một lời đề tăng ở Ta Phrom, một lăng mộ-đền nhỏ hơn xây dựng từ năm 1181 đến 1219 sau CN, ghi rằng đã bổ nhiệm 80.000 người. Có lẽ các khoảng trông lộ thiên để nhận thấy bên trong sân trong ngoài của Angkor Wat là nơi để ở, vì chỉ có thần thánh mới cư ngụ trong đá.
Angkor Wat không gì khác hơn là một lăng mộ-đền khổng lồ. Đây cùng là một vũ trụ thu nhỏ tượng trưng cho ngôi đền, đất nước và toàn bộ vũ trụ. Thật vậy, nhiều học giả cho rằng pho tượng đặt trong căn phòng giữa đền không những là hiện thân của thần Vishnu mà còn là hình ảnh của chính Suryavarman n, và 19 pho tượng thiên thần giáng thế của thần Vishnu, hay các chúa tể thuộc quyền, đặt trong các phòng nhỏ hơn trong đền tượng trưng cho 19 quan cai quản các tỉnh của Suryavarman. số học giả khác cho rằng công trình là một mô hình vũ trụ: hào và vách thành ngoài tượng trưng cho biển nguyên thủy và cakravala, hay dãy núi bao quanh vạn vật, tháp trung tâm và bốn tháp phụ tượng trưng cho năm đỉnh núi Meru – trung tâm vũ trụ – thành phố các vị thần. Sự giải thích này dựa trên hiểu biết về truyền thống Hindu – sự hiểu biết mô tả qua các phù điêu thể hiện cảnh âm phủ, sự hình thành vũ trụ, sử thi Ramayana và Mahabharata.
Angkor Wat rõ ràng thông báo cho mọi người biết sự huy hoàng và uy thế của Suryavarman II và tính cách thần thánh trong cá nhân nhà vua. Nhưng việc xây dựng kỳ quan thế giới này làm cho nguồn lợi kinh tế của nhà nước cạn kiệt khiến những người kế vị phải gánh lấy hậu quả nghiêm trọng
Có thể bạn quan tâm: Đền Trình Chùa Hương – Ngũ Nhạc