Những nét chung về hội hè đình đám miền Nam đã được trình bày, theo đó thường tại các đình, dân làng chỉ thờ vị THÀNH HOÀNG BỔN CẢNH không có tính danh. Tuy nhiên cũng có những biệt lộ, một số ít các làng thờ các danh thần nghĩa sĩ, vi cũng có một số ít hơn thờ các vị tôn thần hữu danh tính, như trường hợp làng Bình Thủy thờ ông Đinh Công Chánh, hai vị công chúa là Trầm Hương và Huệ Cổ cũng chúa cùng hai vị nhân thần khác là các ông Nguyễn Xuân Quế và Phan Nhựt Vinh.
Đình Bình Thủy là một ngôi đình lớn. Du khách có dịp đi trên con đường Cần Thơ, Bình Thủy, khi đi khỏi cầu sắt Bình Thủy, nhìn sang tay phải sẽ thấy ngay ngôi đình trắng lộ, kiến trúc rất mỹ quan. Chung quanh đình có tường hoa cột trụ xây gạch gắn song xi măng. Hai bên cửa, về phía hữu thờ Thản Triệt Lộ, phía tả thờ Thần Phong Thủy. Ngoài ra lại có cả miếu thờ Thần Hổ.
THẦN TÍCH ĐÌNH BÌNH THỦY
Ông Đinh Công Chánh trước làm bốn bái trông nom việc đình miếu. Lúc chết hiển linh thành Thần về cơ báo cho dân xa biết Ngày 29-11 năm Nhâm Tuất (1862), vua Tự Đức có sắc phong Thành hoàng Bổn Cảnh.
Theo dân làng thuật lại, ngôi đình trước kia cất bằng lá, mãi tới năm Tân Hợi (1911) đình mới được xây cất như ngày nay. Hai ông Nguyễn Xuân Quế và Phan Nhựt Vĩnh là những người chết gặp giờ linh thiêng được thành Thần. Trầm Hương và Huệ Cô công chúa, thần tích không ghi rõ.
Tương phong rằng, ngôi đình hiện tại, sau khi được cất xong, dân làng có tổ chức lễ cầu cơ tạ ơn thần tại chùa Nam Nha, các vị thần đều giáng bút để ngợi khen.
TỤC LỆ KỲ AN TẠI ĐÌNH BÌNH THỦY
Hàng năm tại di tích lịch sử đình Bình Thủy, dân làng cúng kỳ an hai lần, mỗi lần đều có tế lễ. Lần thứ nhất là lễ Thượng Điền vào các ngày 12, 13 và 14 tháng Tư âm lịch; lần thứ hai vào hai ngày 14 và 15 tháng Chạp là lễ Hạ Điền.
Trước đây trong kỳ lễ Thượng điền, dân có lệ thỉnh sắc thần bằng bè thủy lục, lại có hát bộ ba đêm. Đê thủy lục ghép thành hai ba chiếc thuyền, trên có trang hoàng mỹ lệ. Từ năm Bính Thìn, 1916, nhận thấy cuộc rước sắc bằng bè thủy lục rất tốn kém, dân xã thay bè thủy lục bằng một kiểu xe gọi là Long xa phụng tán, xe rồng tán phượng. Trong ngày lễ còn có cuộc thi làm bánh mứt tế thần để khuyến khích phụ nữ trong công việc nữ công.
Trải qua những biến cố của thời cuộc, năm 1945, đình làng bị quân Pháp chiếm đóng, mọi cuộc tế lễ tại đình làng không thể có được; trong Nhang năm này sắc thần phải đem về chùa Nam Nha tạm thời. Mãi tới năm 1955, quân Pháp trừ đi, dân làng mới lại rước sắc thần từ chùa Nam Nha về thờ và các tục lệ lễ kỳ an lại được khôi phục, và dân chúng thập phương lại kéo nhau tới lễ thần và dự những cuộc vui như hát bội rất đông đúc tạo nên một quang cảnh nhộn nhịp tưng bừng.
Nhắc tới đình làng, dân làng Bình Thủy thường kể đến sự linh thiêng của đức Thành hoàng Bổn Cảnh và thường thuật lại câu chuyện về bộ lư đồng của đình làng.
Nguyên đình làng có bộ lư đồng rất lớn cao độ một thước, để bày trước điện. Với biến cố năm Ất Dậu (1945), bộ lư bị mất không biết tiêu tán đi đâu.
Năm 1961, dân làng tu bổ lại đình, có nhắc tới bộ lư. ít ngày sau, ông Lê Văn Dương, một hàng chức sắc được thần linh mách bảo bộ lư đó để ở chùa Ba Chúc trên núi Tượng. Ông Nguyễn Tấn Thời, một người làng tình nguyện đi núi Tượng tìm kiếm. Đến chùa Ba Chúc ông đa nhận ra được bộ lư đồng của đình làng mình.
Ban Trị Sự trong làng lên chùa Ba Chúc để chuộc; các vị sư trong chùa khi rõ chuyện đã xin hoàn lại và đích thần chờ bộ lư từ Ba Chúc đến ấp Long Tuyên xã Bình Thủy trả vào đình.
Tìm lại được bộ lư thờ, dân làng rất lấy làm hân hoan. Từ đó tới nay, hàng năm hai kỳ dân làng làm lễ Thượng Điền và Hạ Điền tại đình Bình Thủy theo như cổ tục.
Và du khách, trong dịp lễ Thượng Điền, ai có dịp về thăm Bình Thủy sẽ được chứng kiến từng lớp sóng người tới đình lễ Thần và dự xem các buổi hát bội hoặc hát tiều rất lý thú.