Du lịch tâm linh, đang dần trở thành chuyến đi được rất nhiều du khách yêu thích. Đến với những ngôi đền, chùa du khách không chỉ được du ngoạn ngắm cảnh mà nơi đây còn là nơi để tĩnh tâm, suy nghĩ lại về những gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày đầy bộ bề lo toan.
- Chùa Đại Tuệ Nghệ An Nam Đàn & Sự linh thiêng của một cổ tự
- Chùa Láng (Chiêu Thiền Tự) Đống Đa Hà Nội
- Chùa Cầu Hội An – Ngôi chùa đặc biệt nhất thế giới
Nếu như du khách nào có dịp được đặt chân đến Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn không thể bỏ qua một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng.
Đó chính là Chùa Bát Bửu Phật Đài (hay còn có tên gọi thân thuộc khác là chùa Phật Cô Đơn).
Du khách nào chưa từng đặt chân đến chùa Phật Cô Đơn thì đừng nên bỏ qua bài viết này. Bài viết này sẽ cung cấp rất nhiều thông tin vô cùng thú vị cho du khách.
Nội dung bài viết
1. Chùa Phật Cô Đơn nằm ở đâu?
Chùa Phật Cô Đơn tên tự là chùa Bát Bửu Phật Đài. Cái tên chùa Phật Cô Đơn chỉ là tên gọi thân thuộc mà người dân thường sử dụng.
Chùa Phật Cô Đơn địa chỉ ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp Hcm
Chùa Phật Cô Đơn nằm ở khá xa so với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không phải vì vậy mà giảm bớt lượng tăng ni, phật tử đến với nơi đây.
Chùa Phật Cô Đơn gây ấn tượng với mọi người ngay từ tên gọi. Không chỉ có vậy, mọi người còn biết đến nơi đây là một địa điểm cầu duyên vô cùng tâm linh.
Hàng năm, nhất là vào dịp lễ tình nhân, chùa lại thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến để cầu duyên.
2. Đường đi chùa Phật Cô Đơn Lê Minh Xuân
Di chuyển từ trung tâm của Thành phố đến chùa Phật Cô Đơn Lê Xuân Minh Hồ Chí Minh, du khách phải di chuyển khoảng hơn 30 cây số về phía Tây Nam.
Dù quãng đường không quá xa nhưng đường đi rất khó tìm nên du khách cần cân nhắc việc tự di chuyển bằng xe máy hoặc đi xe bus để đến chùa.
Di chuyển bằng xe máy:
- Đối với du khách di chuyển từ trung tâm thành phố thì đi vào đường Trường Chinh, Quốc lộ 1A (ngã tư An Sương)
- Rẽ trái và chạy xe khoảng 15 phút đến một ngã rẽ.
- Nhìn bảng chỉ dẫn và đi thêm khoảng nửa tiếng trên quốc lộ 1A thì sẽ vào được cổng chùa số 2.
- Ngoài ra, du khách có thể di chuyển lên đường Phan Văn Hớn, Hóc Môn, đài tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giòng
- Đi khoảng 200m rẽ trái đi vào một con kênh, đi khoảng tầm nửa tiếng là sẽ vào đến cổng số 1 của chùa.
Di chuyển bằng xe bus:
Vì đường đi đến chùa khá khó đi nên du khách có thể lựa chọn bằng xe bus vừa an toàn và không sợ lạc đường.
Ủy ban Nhân dân Thành phố đã cho hoạt động tuyến bus số 71 có chiều từ bến xe An Sương – chùa Phật Cô Đơn để phục vụ người dân đi lễ chùa.
3. Sự tích và lịch sử về chùa Phật Cô Đơn
Theo rất nhiều sự tích dân gian truyền lại, chùa có tên là Phật Cô Đơn. Bởi vì, trước đây nơi đây chưa được xây dựng khang trang như bây giờ, trên một mỏm đá chỉ xuất hiện một bức tượng phật tổ.
Thông thường, xung quanh tượng Phật tổ sẽ có những tiểu đồng tử ngồi bên dưới hầu. Chính vì điều này, mọi người mới gọi là Phật Cô Đơn.
Cũng theo một số người khác nói rằng trong thời bom đạn, chiến tranh, vùng đất này đã chịu rất nhiều tổn thất và mất mát.
Chính vì thế một người muốn xây dựng một ngôi chùa để tích công đức.
Sau đó bà đã thỉnh một tượng phật Thích Ca với trọng lượng cùng với chiều cao rất lớn ngay sau khi xây xong ngôi Phật Đài, những phần còn lại của chùa để xây dựng sau.
Tuy nhiên, khi tượng phật vừa được thỉnh về, mọi kiến trúc của chùa còn chưa được hoàn thành thì phong trào Đồng Khởi diễn ra khiến cho người dân phải di tản hết.
Chính vì vậy, giữa vùng đồng bằng hoang vu chỉ còn lại một bức tượng phật Thích Ca.
Nhiều năm ròng rã trôi qua trong kháng chiến chống Mỹ, tượng phật không một lần được thắp nhang, khấn bái, các công trình kiến trúc còn chưa xây xong.
Cũng chính vì điều này mọi người mới gọi bằng cái tên thân thuộc chùa Phật Cô Đơn.
Lịch sử hình thành chùa Phật Cô Đơn Lê Xuân Minh
Chùa được xây dựng khoảng 60 năm trở về trước, chùa được xây dựng trên mảnh đất rộng hoảng 30ha (đây là mảnh đất được cư sĩ Lê Chí Bình hiến cúng).
Năm 1955 công trình kiến trúc Bát Bửu Phật Đài (Phật Cô Đơn) được khởi cây xây dựng và đến năm 1956 xây xong.
Sau này, trải qua những thăng trầm của năm tháng lịch sử kháng chiến chống Mỹ.
Chùa đã bị tàn phá nặng nề chỉ còn lại một bức tượng phật Thích Ca vẫn đứng sừng sững giữa một vùng đất hoang vụ.
Đến năm 1988, dưới sự chỉ đạo cửa Thành hội Phật Giáo thành phố Hồ Chí Minh đã bổ nhiệm và giao trọng trách cho thượng tọa Thích Thiện Bốn làm trụ trì.
Cũng từ đây, trụ trì đã cho xây dựng lại các khu di tích và mở rộng thêm.
Ngày nay, khi chùa được xây xong đã thu hút được hàng ngàn hàng du lịch cùng các tăng ni – phật tử đến đây để cúng bái lễ phật.
4. Kiến trúc chùa Phật Cô Đơn
Tổng thể kiến trúc của chùa được xây dựng trên một mảnh đất khoảng hơn 30ha. Chính vì vậy, mọi không gian trong chùa các khu điện thờ đều vô cùng khang trang, thoáng mát và rất rộng rãi.
Chùa Phật Cô đơn ngày nay đã được tu sửa nhiều xong vẫn mang đậm nét nguyên sơ, cổ kính, lấp ló trong những khu rừng bạch đàn xanh mướt tạo nên vẻ yên tĩnh và trầm mặc.
Đặc trưng của những ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
Cổng Tam Quan, chắc chắn sẽ là địa điểm đầu tiên du khách nhìn thấy sau khi băng quá cánh rừng bạch đàn xanh mát.
Đôi lúc xen chút những tiếng chuông chùa và mùi nhang thơm thoang thoảng.
Cổng Tam Quan của chùa được xây dựng rất cao, to và vô cùng trang nghiêm với những đường trạm trổ uốn lượn và vô cùng tinh xảo.
Khuôn viên của chùa được xây dựng trên diện tích khoảng 5ha, chính vì thế nơi đây được trưng bày và thờ rất nhiều tượng phật khác nhau.
Đi qua khu khuân viên của chùa, du khách sẽ di chuyển vào bên trong chánh điện là nơi thờ tụng tượng phật Di Đà, kế bên là tượng phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp.
Tiếp đến là các khu điện thờ tượng phất bồ tát Chuẩn Đề, tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng phật Di Lặc, tượng Địa Tạng cùng rất nhiều những pho tượng phật khác được trạm khắc vô cùng tinh xảo.
Bước ra khỏi khu chánh điện, phía bên cạnh tượng Phật Cô Đơn, du khách sẽ nhìn thất một điện thờ Đức Thánh Quan Công. Di chuyển tiếp là điện thờ vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền thờ ông Hổ….
Tượng Phật Cô Đơn
Đây có lẽ là bức tượng phật được nhiều người chú ý và mong muốn được đến tham quan và chiêm ngưỡng nhất.
Tượng Phật Cô Đơn ngày nay đã được tôn tạo và tu sửa lại rất nhiều lần do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh.
Mặc dù, được tu sửa nhiều lần, xong tượng Phật vẫn giữ nguyên được đường nét chạm khắc như xưa. Tổng thể tượng phật Thích Ca cao khoảng 7m và nặng gần 4 tấn.
Nhìn tổng thể cả ngôi chùa, tượng phật hiện lên vô cùng trang nghiêm và uy nghi giữa rừng bạch đàn xanh mướt.
Đến với chùa Phật Cô Đơn, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mà còn là nơi cầu duyên của rất nhiều người.
Hàng năm, cứ vào dịp lễ tình nhân (14/2) chùa lại thu hút rất nhiều người đến đề cầu duyên tìm một nửa của đời mình.
Bên cạnh đó, chùa còn là điểm đến của rất nhiều cụ ông, cụ bà người già neo đơn không nơi nương tựa đến để sinh sống trong những ngày cuối đời.
Đọc ngay: Chùa Vạn Phước- Địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất tại Bến Tre