Những ai yêu mến Phật giáo ở Sài Gòn thì có lẽ không còn lạ lẫm gì với tên gọi Pháp Viện Minh Đăng Quang. Ngôi chùa nằm ngay trung tâm quận 2, một trong những quận huyện có tốc độ phát triển nhất nhì thành phố về kinh tế. Tuy nhiên, song song vấn đề phát triển đó là sự bộn bề, dẫn con người nơi đây gần hơn với mệt mỏi. Một ngôi chùa với những tầng tháp cao ngút tầm mắt để khách hành hương đến viếng vào mỗi độ cuối tuần đã phần nào làm nhẹ đi những gánh nặng bên ngoài cuộc sống.
- Chùa Thiên Hưng – Chốn thần tiên giữa miền đất võ Bình Định
- Chùa Bánh Xèo An Giang- Nơi đặc sản miền Tây làm nức lòng du khách
- Chùa Tây An – Vẻ đẹp kiến trúc chùa chiền phái Bắc Tông
Nội dung bài viết
1. Pháp Viện Minh Đăng Quang ở đâu?
Dọc theo xa lộ Hà Nội theo hướng từ Thủ Đức đi lên trung tâm quận 1 của thành phố tầm khoảng 15 phút.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những tòa tháp cao tầng nằm phía tay trái cạnh bến Metro quận 2. Nơi đây chính là Pháp Viện.

Pháp viện Minh Đăng Quang nằm tại số 505 xa lộ Hà Nội, P.An Phú, Q. 2, TP.HCM.
2. Lịch sử pháp viện minh đăng quang
Pháp Viện Minh Đăng Quang chính thức hoạt động từ năm 1968, thuộc hệ phái Khất Sĩ.
Trước đây, Pháp viện chỉ là một chánh điện nhỏ, cùng với một số am, cốc bằng tre. Được xây dựng trên mảnh đất nguyên là bãi rác thành phố.
Năm 2009, Pháp viện đã được cải tạo, xây dựng với quy mô lớn cùng nhiều hạng mục công trình đặc sắc.
Tới nay, Pháp viện Minh Đăng Quang đã trở thành hệ sinh thái phật giáo rộng lớn, nổi bật ngay tại TP.HCM.
Khi đến với Pháp viện Minh Đăng Quang, bạn sẽ thấy, đây không chỉ là 1 ngôi chùa đơn thuần. Pháp viện là nơi để đào tạo Phật pháp cho rất nhiều tăng ni, phật tử.
3. Hướng dẫn cách đi tới Pháp Viện Minh Đăng Quang
Do nằm cạnh quốc lộ thuộc tuyến đường giao thông huyết mạch của thành phố nên rất dễ dàng để có thể tìm gặp được Pháp Viện.
Ngoài ra, tiện lợi hơn khi bạn có thể đến được đây bằng nhiều phương tiện.
Di chuyển bằng phương tiện xe buýt
Với những ai chưa có cho mình 1 chiếc xe máy riêng hoặc ngại lái xe vào khung giờ cao điểm thì có thể chọn phương tiện xe buýt để đến được đây.
Các tuyến xe buýt đi ngang Pháp Viện Minh Đăng Quang gồm có xe số 10, 30, 53, 6, 150, 56.

Riêng đối với những ai thuộc khu vực Thủ Đức được biết đến là quận tiếp giáp với tỉnh Bình Dương.
Cách xa trung tâm thành phố, thì việc dùng xe buýt đến chùa chỉ mất khoảng 20- 30 phút.
Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng quãng đường đi sẽ không lãng phí quá nhiều thời gian của bạn.
Di chuyển bằng phương tiện xe máy
Đối với những bạn muốn chủ động về thời gian đến cúng viếng và chọn cho mình phương tiện như xe ô tô, xe máy thì có thể đi theo chỉ dẫn sau:

Từ cầu Sài Gòn bạn rẽ theo đường Mai Chí Thọ bên hướng tay phải, chạy một quãng gần là đã có thể đến được địa điểm.
Rất dễ dàng, bạn có thể trông thấy Pháp Viện Minh Đăng Quang từ xa thông qua hình dáng những tầng tháp cao, quy mô lớn.
Ngược lại, nếu bạn từ hướng trung tâm thành phố xuống. Đi dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt, qua hầm Thủ Thiêm thì sẽ có thể bắt gặp được đường Mai Chí Thọ.
Lúc này điểm đến của bạn sẽ nằm bên tay trái, ngay sát quốc lộ.
4. Quần thể kiến trúc của Pháp Viện Minh Đăng Quang
Tới Pháp Viện Minh Đăng Quang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc Phật giáo Á Đông.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc những nét kiến trúc nổi bật nhất khi bạn tới thăm quan, vãn cảnh, cũng như hành hương tại ngôi pháp viện này.
-
Cổng Tam Quan của Pháp viện
Cổng Tam Quan của Pháp viện được xây dựng khá đơn giản, với chất liệu chủ yếu là đá.
Bên cạnh đó, phần đỉnh của 4 chiếc cột trụ cổng được gắn với hình ảnh 4 bông hoa sen. Biểu tượng đặc trưng của phật giáo.
Bên cạnh đó, khi bước qua cổng tam quan, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ từ những cây cổ thụ với tán lá xanh rì rào.
Đây được xem là thành quả của việc vun trồng cây xanh, xây dựng cảnh quan do Pháp viện chủ trương từ năm 1989.
-
Bảo tháp pháp viện Minh Đăng Quang
Sau khi bước qua cổng Tam Quan Pháp Viện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 2 tòa bảo tháp Ca Diếp, Xá Lợi.
2 tòa bảo tháp nằm lần lượt ở phía bên trái và phải của khuôn viên chùa, được xây dựng với lối kiến trúc giống nhau (9 tầng, cao 37m).
Một trong những ngôi tháp chính ở Pháp Viện
Trong đó, Tháp Ca Diếp là nơi thờ người sáng lập ra môn phái Khất Sĩ. Còn tháp Xá Lợi được xem là thư viện, nơi lưu giữ các tài liệu liên quan đến phật giáo.
-
Chánh điện Pháp Viện Minh Đăng Quang
Chánh điện của Pháp Viện Minh Đăng Quang là ngôi tháp nằm ở khu vực chính giữa. Với kiến trúc theo hình bát giác, cao 3 tầng, xung quanh là các tòa tháp nhỏ hơn.
Khu vực bên trong của được xây dựng chính bằng gỗ, được điêu khắc theo rất nhiều hình hoa văn tinh xảo.
Ban chính của chánh điện là nơi thờ đức phật Thích Ca Mô Ni bằng đồng, nặng hơn 7 tấn
5. Điểm nhấn thu hút khách tham quan ghé thăm Pháp Viện Minh Đăng Quang
Khóa tu học ngắn hạn
Ngoài việc được nghe giảng đạo khi đến chùa vào những dịp đặt biệt như: lễ Vu Lan báo hiếu, rằm tháng Giêng…
Nếu là một người có tình yêu đối với Phật pháp, bạn có thể tham dự những khóa tụ học ngắn hạn ở Pháp Viện.
Thời gian tu học được tổ chức định kỳ một ngày Chủ Nhật (học 2 buổi: sáng và chiều) trong tháng.

Tại đây bạn sẽ được nghe giảng những đạo lý Phật pháp gần gũi với đời sống giúp bản thân có cái nhìn toàn diện hơn, tâm hồn bình thản hơn.
Vẻ đẹp mê hoặc về đêm
Ban ngày, Pháp Viện Minh Đăng Quang tĩnh lặng bên cạnh giao lộ có những bánh xe không bao giờ ngừng nghỉ.
Thế nhưng, mỗi khi đêm về chùa lại có một vẻ đẹp cuốn hút người nhìn đến mê hoặc.
Những ánh đèn lấp lánh được treo trên tầng tháp phát sáng liên tục, mỗi tầng là một màu sắc riêng, khi được cộng hưởng, tất cả lại trở thành một bầu trời đêm đầy sao thu nhỏ.

Có dịp đi ngang xa lộ Hà Nội vào mỗi độ đêm về, bạn ắt hẳn khó có thể nào quên vẻ đẹp lấp lánh nhưng trầm mặc, an yên mà chùa mang lại.
Sẽ thật kì lạ nếu người ta cứ tất bật vào những vòng quay của công việc mà không dừng lại.
Đôi lúc mệt mỏi, một ngôi Pháp Viện Minh Đăng Quang bình dị cũng có thể khiến bạn bình tâm, thanh tịnh, nghĩ khác đi và tìm ra được hướng giải quyết cho mọi vấn đề.
Đọc ngay: Chùa Trăm Gian- Ngôi chùa sống cùng lịch sử dân tộc