Home / Di tích / Chùa / Chùa Thiên Hưng – Chốn thần tiên giữa miền đất võ Bình Định

Chùa Thiên Hưng – Chốn thần tiên giữa miền đất võ Bình Định

Bình Định vốn được biết đến là miền đất của những phái võ, những bài quyền nổi tiếng làm nên nền võ thuật Việt Nam. Ngày nay, Bình Định không chỉ được biết đến với những môn võ mà còn được biết đến là mảnh đất du lịch cả về phong cảnh lẫn tâm linh. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một điểm đến vô cùng thú vị, vừa là chốn tâm linh vừa như một khu nhà vườn tại Bình Định – Nơi đây chính là chùa Thiên Hưng.

1. Chùa Thiên Hưng ở đâu?

Chùa Thiên Hưng một trong những ngôi chùa vô cùng nổi tiếng của vùng đất Bình Định. Nơi đây không thu hút du khách bởi bề dày lịch sử hay sự linh thiêng.

Nơi đây thu hút du khách bởi chính vẻ đẹp thơ mộng, tươi mát hòa quyện với thiên nhiên của nó.

Chùa Thiên Hưng ở bình định

Dưới sự trụ trì của đại đức Thích Đồng Ngộ đã và đang ngày càng phát triển.

Chùa Thiên Hưng chỉ cách trung tâm của thành phố Quy Nhơn khoảng hơn hai chục cây số.

Chùa Thiên Hưng có địa điểm tại thị trấn Đập Đá (thuộc quốc lộ 1A) – phường Nhơn Hưng – thị xã An Nhơn – tỉnh Bình Định.

Chùa Thiên Hưng đang dần trở thành một điểm đến du lịch tâm linh thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.

🔥🔥🔥 TÌM HIỂU: Chùa Phước Huệ

2. Đường đi đến chùa Thiên Hưng An Nhơn Bình Định

Để di chuyển từ thành phố Quy Nhơn xuống Bình Định có 3 cách đi nhanh nhất. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chỉ đường.

+ Cách 1: cách này di chuyển trong khoảng 35 phút tương ứng với khoảng 22km. Từ thành phố Quy Nhơn – đường Đào Tấn – đường Nguyễn Huệ – đi vào trong đường quốc lộ 1A – đến Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, hỏi đường người dân đi khoảng 400 mét là đến chùa Thiên Hưng.

đường đi chùa thiên hưng
Bản đồ đường đi chùa Thiên Hưng Bình Định

+ Cách 2: theo hướng quốc lộ hết khoảng 37 phút di chuyển. Từ thành phố Quy Nhơn – đường Trần Hưng Đạo – đường Hùng Vương – Quốc lộ 1D đoạn Trần Quang Diệu – rẽ vào quốc lộ 1A đến Nhơn Hưng, An Nhơn rồi hỏi tìm đường vào trong chùa Thiên Hưng.

+ Cách 3: cách này sẽ lâu hơn 2 cách trước khoảng 5 – 6 phút. Từ trung tâm đi Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Thái Học – Hoàng Văn Thụ – Tây Sơn trên tuyến quốc lộ 1D tại Nguyễn Văn Cừ – rẽ vào quốc lộ 1A rồi đi theo 2 cách trên.

Ngoài các cách di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, du khách có thể lựa chọn đi chuyển bằng xe bus.

Du khách muốn di chuyển bằng xe bus có thể di chuyển bằng tuyến bus số T12.

Tuyến bus này di chuyển từ đoạn đường Lê Duẩn của thành phố Quy Nhơn – đến huyện An Nhơn (khu vực chùa Thiên Hưng) – điểm cuối là Tam Quan.

Đây là tuyến bus chạy xuyên từ trung tâm thành phố ra phía ngoại thành nên tần suất mỗi tuyến vào khoảng 35 phút một tuyến.

🌟🌟🌟 NÊN ĐỌC: Chùa Phổ Quang

3. Giờ mở cửa chùa Thiên Hưng ở Bình Định

Chùa Thiên Hưng bắt đầu mở cửa đón du khách đến hành hương bắt đầu từ lúc 9h sáng. Du khách nên đến từ lúc bắt đầu mở cửa thì mới tham quan hết được chùa.

chùa thiên hưng bình định
Khung cảnh chùa Thiên Hưng

Bởi vì chùa Thiên Hưng  sẽ nghỉ, đóng cửa một số khu vực từ 11 giờ trưa đến 15h chiều mới bắt đầu mở cửa lại.

Bên cạnh đó, chùa Thiên Hưng cũng có nấu cơm chay để phục vụ du khách đến hành hương tại chùa từ lúc 10h cho đến tầm khoảng 12h trưa.

Du khách có thể di chuyển xuống nhà ăn và báo lại cho nhà bếp để được chuẩn bị cơm chay.

🏵️🏵️🏵️ NÊN ĐỌC: Chùa Vạn Phật

4. Vẻ đẹp kiến trúc chùa Thiên Hưng thị xã An Nhơn

Chùa Thiên Hưng là một trong những địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhất của vùng đất Bình Định.

Chùa Thiên Hưng với vẻ ngoài bình dị, không quá hoành tráng cổ kính linh thiêng nhưng lại có sức hút vô cùng đặc biệt đối với du khách.

Nơi đây là nơi chốn tâm linh bình yên, đây cũng là nơi lưu giữ phật Ngọc Xá Lợi. Đây được xem như là sự hiện diện của phật tổ đang ban phước lành cho người dân.

Khung cảnh bao quanh chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng được xây dựng trên một thửa đất khá rộng, bao quanh chùa là khung cảnh đồng quê vô cùng giản dị và mộc mạc.

chùa thiên hưng ở bình định
Cổng Tam quan chùa Thiên Hưng

Phía trước cổng tam quan của chùa, du khách có thể nhìn thấy những cánh đồng lúa xanh mát đung đưa trong gió vào mùa cấy lúa.

Đến mùa gặt, cả cánh đồng ngả sang sắc vàng cùng với mùi hương thơm ngọt dịu dàng của lúa chín phảng phất xung quanh chùa vô cùng dễ chịu.

Xung quanh của chùa Thiên Hưng là những hào nước với những nhịp cầu tre nhỏ xinh bắc ngang qua.

Những nhịp cầu đó như là sự kết nối đưa những con người ở ngoài cuộc sống hối hả về với sự yên bình, thanh tĩnh, không vướng chút lo toan tại chùa Thiên Hưng.

♻️♻️♻️ XEM TIẾP: Chùa Miếu Nổi

Cổng Tam Quan chùa Thiên Hưng Bình Định

Dạo quanh con đường nhỏ nơi có những cánh đồng lúa, du khách sẽ đến được với cổng tam quan của chùa.

chùa thiên hưng an nhơn bình định
Khu vực chánh điện chùa Thiên Hưng

Phần cổng được xây dựng khác uy nghi và rộng rãi. Phần cột trụ được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông, cốt thép tạo nên sự vững chãi.

Phần cánh cổng được làm bằng gỗ tạo nên sự hoài cổ và nhẹ nhàng hơn. Phần mái được xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng, phần góc mái được thiết kế cong vút hình lưỡi đao hướng lên trời.

Đây là một trong những nét đặc sắc của kiến trúc Phật giáo của miền Bắc.

Khu vực chánh điện Chùa Thiên Hưng

Bước qua khu vực cổng tam quan vào trong chùa, du khách sẽ có cảm nhận như mình đang được lạc vào trong một xứ sở thần tiên nào đó.

Với sự hòa quyện của những công trình kiến trúc mang hơi hướng cổ xưa cùng với những dòng nước, cây xanh, những nhịp cầu….

chùa thiên hưng tx. an nhơn bình định
Tượng phật ngọc chùa Thiên Hưng

Trung tâm của chùa chính là ngôi chánh điện hiên ngang, sừng sững. Ngôi chánh điện được thiết kế thành 3 tầng chính cùng với 1 tầng mái.

Cấu trúc tạo nên ngôi chánh điện là những cột trụ lớn tạo nên sự vững chắc, phần mái được xây uốn cong hình lưỡi đao được chạm khắc hình đầu rồng.

Mỗi 1 tầng được bày trí và thờ tụng rất nhiều những bức tượng phật khác nhau. Tầng 1 ấn tượng nhất là bức tượng phật bà nghìn mắt nghìn tay được làm bằng đồng vô cùng uy nghi.

Ở trên tầng cao nhất của tòa chánh điện là nơi thờ tụng tượng phật Thích Ca Mâu Ni ngay ở trung tâm. Từ khu vực chánh điện nhìn sang phía đối diện là khu vực tháp chuông.

🔔🔔🔔 XEM THÊM: Chùa Ngọc Hoàng nằm ở đâu

Tòa tháp Thiên Ứng

Từ khu vực chánh điện du khách đi qua dãy nhà tăng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn giả sơn.

Tòa tháp Thiên Ứng

Tiếp theo du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của La Hán đài với những bức tượng phật La Hán xen kẽ cùng với rất nhiều cây vạn tuế.

Đằng sau của La Hán đài chính là tòa tháp Thiên Ứng – Điểm nhấn vẻ đẹp kiến trúc của chùa Thiên Hưng.

Tòa tháp với thiết kế cao khoảng 40 mét được chia làm 12 tầng, từ đây du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của thị xã An Nhơn.  

Các địa điểm khám phá khác

Phía trước của chánh điện có một hồ nước trong xanh, rộng rãi tạo nên không gian thơ mộng cho chùa.

Vườn Thiên Thanh được trồng và bài trí rất nhiều hoa và cây cảnh. Hồ nước và vườn cây đã tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng tuyệt vời.

Giữa vườn Thiên Thanh là đài Quan Âm được tạc bằng đá trắng vô cùng ấn tượng.

Bên cạnh những cảnh đẹp đó, du khách có thể vào thăm khu vực tăng đường, giảng đường, nhà khách, thư viện, nhà truyền thống… có rất nhiều điều vô cùng thú vị đang chờ du khách khám phá.

💝💝💝 THAM KHẢO: Lịch sử hình thành chùa Từ Đàm

toàn cảnh chùa thiên hưng

5. Những lưu ý khi vào chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng là một địa điểm du lịch tâm linh, chính vì vậy khi đến chùa du khách phải ăn mặc giản dị, trang nghiêm, tránh nói to, nói tục chửi bậy trong khuôn viên của chùa.

Khi đi vào chùa thì đi cổng nhỏ bên trái, đi ra thì đi cổng nhỏ bên phải. Tránh không được đi cổng chính ở giữa.

Lễ cúng ở trong chùa tuyệt đối không được làm lễ mặn, phải là lễ chay, thắp hương trong chùa không được cắm tùy tiện.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chùa Thiên Hưng Bình Định.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *