Chắc hẳn khi nhắc đến hình ảnh những ngôi chùa, ngôi đền, chúng ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh của những người dân, tăng ni, phật tử hàng ngày đến hành hương và vãn cảnh. Ấy vậy, nằm tại quận Gò Vấp của Thành phố Hồ Chí Minh có một ngôi chùa không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là một mái ấm tình thương cưu mang rất nhiều em nhỏ – Đó chính là chùa Kỳ Quang 2.
- Chùa Hoằng Pháp ở đâu- Tìm hiểu Khóa Tu Mùa Hè năm 2018
- Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ Huế và Tháp Phước Duyên
- Chùa Ngọc Hoàng – Điểm đến tâm linh lý tưởng bậc nhất Sài Gòn
Nội dung bài viết
1. Chùa Kỳ Quang 2 ở đâu?
Chùa Kỳ Quang ở số 154/4a đường Lê Hoàng Phái, P. 17, Q.Gò Vấp, Hcm. Nằm không xa so với trung tâm của Thành phố, du khách hoàn toàn có thể tự di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc bằng xe bus.
2. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Kỳ Quang 2
Chùa Kỳ Quang 2 cách trung tâm TP.HCM không quá xa (khoảng 10km), thông thường, bạn chỉ mất khoảng 30 đến 35 phút là có thể tới được chùa.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc những cách đi tới chùa Kỳ Quang nhanh nhất, giúp bạn không bị tốn quá nhiều thời gian trong việc đi lại.
-
Cách đi đến Chùa Kỳ Quang 2 bằng xe máy, ô tô
Nếu có nhu cầu đến chùa Kỳ Quang bằng các phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo hướng sau đây:
Từ trung tâm thành phố, bạn di chuyển theo hướng Lê Lai, sau đó rẽ phải lên Trương Định và hướng ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Tiếp theo, bạn đi theo hướng Huỳnh Văn Bánh, dọc lên các tuyến đường: Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh.
Cuối cùng, khi tới đường Lê Hoàng Phái, bạn đi thêm khoảng 1km rồi rẽ vào Hẻm chùa Kỳ Quang, đi thêm 500m nữa là tới nơi.
-
Cách đi đến Chùa Kỳ Quang 2 bằng xe bus
Ngoài ra, nếu chưa từng tới TP.HCM, không thực sự quen lối đi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện công cộng như: Taxi, grab, xe bus,… để tới chùa, nhằm tránh việc bị lạc đường.
Với việc tới chùa bằng xe bus, bạn có thể đi theo các tuyến như: 03, 32, 59.
Lưu ý: Khi lên xe, bạn nhớ nhắc nhở phụ xe về điểm xuống, tránh tình trạng bị đi quá, xuống sai bến.
3 Khám phá nét đẹp kiến trúc của chùa Kỳ Quang 2
Chùa Kỳ Quang 2 từ ngày thành lập cho đến hiện nay đã gần 100 năm tuổi. Chùa Kỳ Quang 2 trước đây có tên gọi là Thanh Châu Tự.
Đến đời trụ trì thứ 2 của chùa thì bắt đầu sử dụng bằng tên gọi chùa Kỳ Quang 2.
Theo sổ sách ghi lại, chùa trước đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ được sư bà Diệu Hạnh sáng lập và xây dựng để làm nơi cúng bái, thờ phật cho người dân địa phương lui tới.
Sư bà Diệu Hạnh cũng được coi là sư tổ của chùa Kỳ Quang 2. Sau này, khi đất nước phát triển cùng với đó là sự phát triển của Phật Giáo.
Chùa đã được cho sửa sang và xây dựng lại để có diện mạo khang trang như ngày hôm nay.
Vào năm 1994, chùa đã bắt đầu cho xây dựng những mái ấm tình thương là nơi cư ngụ của hàng trăm em nhỏ nhỏ cơ nhỡ, không nơi nương tựa và khuyết tật.
Kiến trúc chùa Kỳ Quang Gò Vấp Hồ Chí Minh
Chùa Kỳ Quang không nằm trên trục đường chính hay đường cái, nên việc di chuyển cũng hơi khó khắn.
Lối vào chùa Kỳ Quang là một con ngõ nhỏ rẽ từ đường Lê Hoàng Phái vào ngoằn ngoèo, quanh co.
Đi gần đến cuối con đường ngoằn ngoèo nhỏ đó, du khách sẽ được nhìn thất cổng tam quan của chùa được xây dựng vô cùng khang trang rộng rãi.
Cánh cổng chùa được xây dựng rất lớn và làm bằng đá xanh cùng các nét trạm khắc.
Bên ngoài cổng chùa được đặt rất nhiều tượng thần, các quan cùng với những con rồng được dát vàng. Cũng vì điều này, nhiều người gọi đây là ngôi chùa vàng lớn nhất nước ta.
Cổng tam quan chùa Kỳ Quang 2
Du khách sẽ đi đến khuôn viên của chùa luôn luôn được quét dọn sạch sẽ và thoáng mát. Từ đây du khách sẽ nhìn thấy đền thờ của vua Hùng.
Đây chính là điểm dừng chấn khấn phật đầu tiên tại chùa. Từ đây, du khách có thể đặt lễ và thắp nhan.Tượng Vua Hùng bên trong đền thờ được điêu khắc và bày trí vô cùng trang nghiêm.
Người ngự trên một phiến đá vuông màu xanh, tượng trưng cho đất giống như trong sự tích bánh chứng và bánh dày.
Phía sau lưng của tượng Vua Hùng là hình ảnh của một chiếc trống đồng lớn (Biểu tượng và là di sản của quốc gia).
Trên chiếc trống đồng này được trạm khắc rất nhiều những con chim hồng, phượng hồng… mang một ý nghĩa là cầu cho đất nước được bình an, người dân ấm no hạnh phúc.
Tại đền thờ Vua Hùng, du khách đến đây chủ yế để cầu bình an và may mắn.
Tiếp theo, du khách có thể đi vãn cảnh và thắp nhang tại các điện thờ bên cạnh.
Đối với việc hành lễ tạ chùa, sư trụ trì không mong mang đến nhiều lễ vật chỉ mong những người đi chùa phải chân thành, thành tâm khấn phật thì mới linh.
Phía trong khuôn viên Chùa Kỳ Quang 2
Sau chùa được xây dựng rất nhiều ngọn núi, tổng cộng khoảng 18 ngọn núi với những mô phỏng và ý nghĩa khác nhau.
Bên cạnh những ngọn núi, trong chùa còn có khoảng 11 hang động lớn nhỏ làm nơi thờ Phật.
Cùng với đó, tại 4 góc của ngôi chùa còn xuất hiện 4 thác nước, nước của thác được đổ ra từ trong những ngọn núi ở gần đó.
Ngắm nhìn phong cảnh nơi đây, du khách tựa như đang chìm đắm trong một bức tranh sơn thủy hữu tình, vừa có núi, vừa có nước.
Không chỉ có vậy, sự kết hợp giữa núi và nước còn thể hiện cho sức sống mãnh liệt của muôn loài. Nếu đến chùa vào mùa xuân, khi những loài hoa đang nở rộ hòa cùng với tiếng chim hót véo von sẽ càng tuyệt vời hơn.
Tổng thể kiến trúc của chùa Kỳ Quang 2 có điểm vô cùng đặc biệt khác hẳn với những ngôi chùa khác tại Việt Nam. Đó chính là tiêu chí 5 không.
Vậy tiêu chí 5 không này là gì mà lại đem đến điểm độc đáo đến vậy? 5 không đó là: không cột, không tường, không đà, không cửa và không nóc.
Chính vì điều này khiến rất nhiều du khách phải ngạc nhiên.
Sư trụ trì Thích Thiện Chiếu cũng đã từng giải thích rằng: Với tổng thể kiến trúc như vậy đều dựa theo quan niệm của Phật Giáo là 9 phương trời và 10 phương phật.
Chùa được xây dựng không cột – bởi cột là biệu thiệu cho sự oán hận – không có cột sẽ tạo nên sự giải thoát về tâm hồn;
- Không cửa – biểu thị cho tấm lòng của phật tổ luôn luôn mở rộng lòng từ bi đón chào những người con của đức phật.
- Không đà – để tránh đi những xui xẻo.
- Không tường – thể hiện cho sự thoải mái không bị bó hẹp.
- Không nóc – thể hiện cho khát vọng sự vươn lên trong cuộc sống, không bị tù túng bó hẹp.
Bên cạnh việc hành hương khấn phật, chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của chùa.
Rất nhiều tìm đến nơi đây để chia sẻ và làm thiện nguyện cho những em nhỏ tại mái ấm tình thương ở trong chùa.
4. Lớp dạy nghề ở chùa Kỳ Quang 2
Chùa Kỳ Quang II là một trong những địa chỉ dạy nghề được rất nhiều người khuyết tật lựa chọn.
Hàng năm, chùa rất hay mở các lớp dạy xoa bóp, bấm huyệt người mù, giúp những người này có được công việc việc ổn định, tự kiếm bằng chính đôi tay của bản thân.
Lớp học này có sự góp mặt của rất nhiều các chuyên bác sĩ, lương y hàng đầu của khu vực TP.HCM.
Ngoài ra, nhà chùa còn tạo điều kiện về nơi ăn, chốn ở cho học viên nội trú.
Thông thường, khóa học sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng. Sau khóa học, đã có rất nhiều học viên khuyết tật ổn định được công việc, có một nghề để mưu sinh, đồng thời, giúp họ lạc quan hơn trong cuộc sống.
5. Chùa Kỳ Quang 2 – Địa chỉ cưu mang hàng trăm trẻ em mồ côi
Chùa Kỳ Quang khoảng 20 năm nay đã và đang là điểm đến được rất nhiều nhà hảo tâm, những tấm lòng vàng tìm đến để giúp đỡ những trẻ em cơ nhỡ không nơi nương tựa.
Cứ mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, khi tiếng chuông chùa cất lên cũng là giờ tiếp đón những tấm lòng hảo tâm đến làm thiện nguyện.
Đối với chùa, ngày chủ nhật tuần nào cũng là một ngày lễ thu hút được rất nhiều du khách đến đây.
Mỗi người khi đến với chùa đều mang đến một tấm lòng chân thành, mong muốn giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn của những em nhỏ.
Từ những chiếc bút, quyển vở, những bộ quần áo cũ cho đến những tặng phẩm có giá trị lớn hơn đều được các tăng ni, phật tử đem đến chùa quyên góp cho những em nhỏ trong chùa.
Hiện nay, mái ấm của chùa Kỳ quang là nơi ở và sinh hoạt của khoảng hơn 200 em nhỏ với mọi hoàn cảnh khác nhau.
Xong, các em đều được các sư trong chùa chăm sóc, dạy dỗ học hành một cách tốt nhất.
Du khách hay các nhà hảo tâm muốn quyên góp cho những em nhỏ, có thể liện lạc đến chùa bằng số điện thoại hoặc đường link facebook để biết thêm nhiều thông tin hơn về hoạt động tình nguyện.
6. Lưu ý khi đi lễ Chùa Kỳ Quang 2
Khi đi lễ chùa Kỳ Quang, cũng giống như với rất nhiều địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau đây:
- Ăn mặc nghiêm túc, gọn gàng khi lễ chùa, không ăn mặc phản cảm, hở hang, gây ô uế nơi cửa phật.
- Ăn nói từ tốn, nhẹ nhàng, không nói tục, chửi bậy, làm ồn khi vào chùa
- Không để tiền vào tượng đức Phật, nếu có nhu cầu công đức, bạn có thể để tiền vào hòm công đức của chùa.
- Không ăn đồ mặn tại các khu vực quan trọng của chùa như: Tam bảo, các nơi thờ đức phật,…
Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về chùa Kỳ Quang 2 và những nghĩa cử cao đẹp của chùa.
Đọc thêm: Tham quan Chùa Linh Ứng Đà Nẵng Sơn Trà- “Cầu gì được nấy”