Chùa Khải Đoan chắc hẳn là địa danh tâm linh vô cùng nổi tiếng của khu vực miền Trung – Tây Nguyên của nước ta. Tuy nhiên, đối với những người dân ngoài Bắc và miền Nam còn khá xa lạ với ngôi chùa này. Ngôi chùa Khải Đoan có gì đặc sắc? Các bạn hãy cùng Tiền Âm Phủ Quyết Vượng khám phá nhé!
Nội dung bài viết
1. Chùa Khải Đoan ở đâu?
Chùa Khải Đoan, không phải là một ngôi chùa cổ kính từ thời xưa. Ngôi chùa này mới được thành lập hơn 60 năm nhưng đã trở thành một trung tâm phật giáo.
Đây cũng là nơi giao lưu văn hóa tín ngưỡng của người dân khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Chùa Khải Đoan hay còn được gọi là chùa Lớn hoặc chùa Tỉnh.
Chùa có vị trí tọa lạc tại số 117, Phan Bội Châu, Thống Nhất, Buôn Ma Thuột, nhìn xuống dòng suối Đốc Học vô cùng thơ mộng.
Đồng thời, chùa Khải Đoan cũng là ngôi chùa đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam được đặt ở khu vực Tây Nguyên.
❌❌❌ TÌM HIỂU: Chùa Linh Phước
2. Đường đi đến chùa Khải Đoan
Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột chỉ khoảng 2km, vì vậy, bạn sẽ không bị mất quá nhiều thời gian trong quá trình di chuyển để đến được chùa.
Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc cách để tới chùa Khải Đoan nhanh, ít tốn thời gian nhất.
-
Di chuyển tới chùa Khải Đoan bằng các phương tiện cá nhân:
Nếu tới chùa với các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,… Từ trung tâm TP Buôn Ma Thuột, bạn đi dọc theo đường Lê Duẩn khoảng 2km rồi rẽ trái theo đường Y Ngông.
Sau đó, bạn tiếp tục đi thẳng thêm 500m nữa thì rẽ phải vào đường Lê Hồng Phong, đi đến cuối đường thì tiếp tục rẽ trái theo hướng Phan Bội châu. Cuối cùng, bạn đi thêm 100m nữa là đến được chùa.
-
Di chuyển đến chùa Khải Đoan bằng phương tiện công cộng
Nếu mới tới Thành phố Buôn Ma Thuột lần đầu, chưa quen đường, bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng để tới chùa Khải Đoan, có thể kể đến như: Xe bus, Taxi, Grab,…
Với xe bus, bạn có thể đi theo các tuyến 09,15
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nhắc nhở phụ xe về điểm xuống của bản thân, tránh bị đi quá, gây mất thời gian, công sức trong việc đi lại.
??? BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chùa Cao Linh
3. Tiểu sử hình thành chùa Khải Đoan
Chùa Khải Đoan được thành lập vào năm 1951. Hiện tọa lạc trên đường Phan Bội Châu của thành phố Buôn Ma Thuột
Ngôi chùa được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Đoan Huy hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc. Bà là người trực tiếp chỉ huy xây dựng chùa là thứ phi Mộng Điệp và trụ trì của chùa Khải Đoan.
Tên của ngôi chùa cũng được ghép từ tên của vua Khải Định và chính phi Đoan Huy.
Kể từ khi thành lập cho đến nay chùa đã được xây dựng thêm rất nhiều công trình mới. Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên được khu vực chính điện và phong cách nét kiến trúc từ thời xưa.
Năm 2012 chùa Khải Đoan chính thức được trùng tu lại và xây dựng thêm rất nhiều khu nhà để phục vụ sư thầy, tăng ni phật tử, du khách giao lưu văn hóa tín ngưỡng.
??? NÊN XEM: Chùa Huyền Không Sơn Thượng
4. Vẻ đẹp kiến trúc chùa Khải Đoan
Chùa Sắc tứ Khải Đoan là một công trình phật giáo có diện tích tương đối lớn. Chùa được xây dựng trên thửa đất rộng gần 7 mẫu đất.
Kể từ khi được thành lập, trụ trì Thích Đức Thiệu đã cho xây dựng rất nhiều hạng mục công trình như: chánh điện, hậu tổ, khu giảng đường….
-
Cổng Tam Quan chùa sắc tứ khải đoan
Hầu hết các kiến trúc chùa chiền của Việt Nam công trình kiến trúc đầu tiên chính là khu vực cổng Tam Quan.
Cổng Tam Quan được xây cao tầm 7 mét rộng hơn 10 mét và được xây dựng thành 2 tầng mái.
Phía tầng trên ở khu vực gian giữa của cổng Tam Quan. Đây là nơi thờ tượng thần Hộ Pháp Vi Đà.
Hai gian bên cạnh là nơi thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Phần giữa của cổng Tam Quan là tên của chùa được viết theo chữ Hán tự.
Hai bên của cổng chùa được xây bằng tường gạch kiên cố cùng các đường nét hoa văn uyển chuyển.
-
Khuôn viên chùa Khải Đoan Buôn Ma Thuột
Đi qua khu vực cổng Tam Quan các bạn sẽ vào đến khu vực khuôn viên của chùa Khải Đoan.
Phía bên tay phải của du khách là khu vực đài Quan Âm được xây dựng vào năm 1970.
??? AI CŨNG ĐỌC: Chùa Linh Quy Pháp Ấn Đà Lạt
Phía bên trái là khu vực tháp tôn trí đức phật A Di Đà, phía bên dưới tháp là nơi an nghỉ linh cữu của hòa thượng Thích Quang Huy.
Di chuyển ra phía đằng sau của tháp là khu vực nhà thờ linh cốt cùng với cây bồ đề.
Tượng Phật thích Ca lộ thiên, khu vực hội trường và thư viện. Tiếp tục vào sâu hơn nữa sẽ là khu vực Chính Điện.
-
Chính điện chùa Khải Đoan
Hình ảnh tòa Chính điện được xây dựng theo kiểu kiến trúc khối hộp chữ nhật và chia làm 2 phần.
Phần trước được xây dựng theo kiến trúc cung đình Huế kết hợp với kiến trúc nhà của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên.
Nửa sau được thiết kế theo kiểu kiến trúc hiện đại như ngày nay. Giữa các mái được treo 7 bức phù điêu phác họa sự tích đức Phật Thích Ca.
Tòa chính điện được chia thành 6 gian là nơi thờ Phật và Bồ Tát được đúc hoàn toàn bằng đồng.
Gian chính giữa của tòa chính điện là nơi thờ tụng tượng phật Thích Ca có chiều cao lên đến 1,8 mét.
Phía trước của bức tượng phật được đặt tháp ngọc Xá Lợi được thỉnh về vào năm 2001.
Phía 2 bên của tượng phật Thích Ca là bức tượng phật Bồ Tát Quán Thế Âm, tượng phật Thế Chí, Văn Thù và tượng Phổ Hiền.
Những bức tượng phật này được đúc hoàn toàn bằng đồng và được thỉnh về vào năm 2003.
Di chuyển ra bên ngoài, du khách có thể đến tham quan khu vực hậu đường, thư viện và nghỉ chân tại nhà khách của chùa.
??? ĐỌC THÊM: Chùa Ông
5. Những chú ý khi tham quan chùa Khải Đoan
Với chùa Khải Đoan, cũng giống với các địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý những vấn đề vô cùng quan trọng sau đây:
-
Không dâng lễ mặn ở khu vực chính điện
Đây được xem là một trong những điều cấm kỵ mà rất nhiều người không biết. Trên thực tế, khi vào chùa, bạn được phép dâng lễ mặn. Tuy nhiên, lễ mặn chỉ được dâng ở các ban như: Thánh mẫu,….
Còn với những nơi như chính điện hay ban thờ Đức Phật, bạn tuyệt đối không dâng mâm lễ này. Đây được xem là hành vi làm ô uế sự thanh tịnh nơi cửa phật.
-
Không mang đồ lễ ở chùa về nhà
Đồ lễ của chùa là do chúng sinh, phật tử dâng tặng. Vì vậy, bạn không được tự ý mang về khi chưa được sự cho phép.
-
Không nói năng ồn ào, gây mất trật tự nơi cửa phật
Khi vào chùa, bạn cần nói năng thực sự nhẹ nhàng, không gây ồn ào, chạy nhảy gây mất sự uy nghiêm nơi cửa phật.
-
Không đi lại bất kính xung quanh tượng phật
Theo văn hóa Phật Giáo, bạn chỉ được phép đi xung quanh tượng phật khi đang hành hương.
Ngoài ra, bạn chỉ được đi theo hướng từ phải sang trái, vừa đi vừa niệm “Nam mô A di Đà Phật”.
Tuyệt đối không được đi loanh quanh cũng như tự tiện chạm tay vào tượng phật.