Chùa Đình Quán, một trong những địa điểm tâm linh thu hút rất nhiều tăng ni, phật tử tại Hà Nội. Ngôi chùa này không chỉ được biết đến bởi sự linh thiêng, bề dày lịch sử mà còn được biết đến với những khóa tu vào mỗi dịp hè về vô cùng ý nghĩa.
Nội dung bài viết
1. Chùa Đình Quán ở đâu?
Chùa Đình Quán ở thôn Đình Quán – Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 12 cây số.
Hình ảnh Cổng Tam Quan chùa Đình Quán ở Hà Nội
Đến với chùa Đình Quán du khách vừa được hành hương khấn phật cùng với đó tận hưởng không khí trong lành vùng ngoại thành Hà Nội.
2. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Đình Quán
Chùa Đình Quán có vị trí cách trung tâm thủ đô khoảng 15km. Ngoài ra, chùa còn nằm trong 1 con ngõ nhỏ.
Điều này có thể gây ít nhiều khó khăn cho những du khách mới tới Hà Nội lần đầu.
Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc các cách di chuyển tới chùa Đình Quán nhanh nhất. Giúp bạn tiết kiệm được công sức, thời gian trong việc tìm đường.
-
Cách đi đến Chùa Đình Quán bằng xe máy, ô tô
Nếu sử dụng các phương tiện cá nhân trong việc di chuyển tới chùa, bạn có thể đi theo cách sau đây:
Từ khu vực Hồ Gươm, bạn đi theo đường Hàng Bông rồi rẽ phải lên Điện Biên Phủ.
Tiếp theo, bạn rẽ trái vào đường Trần Phú, đi dọc tới các tuyến đường: Kim Mã, Đào Tấn và tiếp tục rẽ trái ra đường vành đai 2.
Sau đó, bạn vòng lên Cầu Giấy, đi thẳng 5km đến đường cầu Diễn.
Cuối cùng, bạn di chuyển khoảng 1km nữa rồi rẽ phải vào phố Ngọa Long, tiếp tục đi 300m nữa là tới được chùa.
-
Cách đi đến Chùa Đình Quán bằng xe bus
Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong việc di chuyển, bạn cũng có thể di chuyển tới chùa Đình Quán bằng: Grab, taxi, xe bus,….
Với xe bus, bạn có thể tới chùa theo các tuyến: 09,32.
??? XEM NGAY: Đi chùa Hương cầu gì
3. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Đình Quán Cầu Diễn
Chùa Đình Quán là một ngôi chùa cổ có bề dày lịch sử hàng ngàn năm tuổi. Theo như nhiều sách lịch sử ghi lại rằng, ngôi chùa này được xây dựng từ khoảng thế kỉ XIII, XIV dưới thời nhà Trần.
Chùa Đình Quán trước đây có tên là chùa “Bà Bông Tự” sau đó được đổi thành “Phúc Quang Tự”, ngày nay gọi là “Đình Quán”.
Từ ngày thành lập cho đến nay chùa đã trải qua rất nhiều những thăng trầm lịch sử, hình thái của chùa không còn giữ nguyên như ban đầu.
Trong khoảng từ những năm 1987 cho đến năm 1999, giai đoạn này chính quyền địa phương cũng như người dân đã góp sức lại để sửa sang, xây dựng những khu điện thờ đẹp như ngày hôm nay.
Ngày 13/12/1995 chùa Đình Quán được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Văn hóa.
Ngày 27/08/1996 chùa Đình Quán được Bộ Văn hóa – Thông tin và du lịch xếp hạng là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật.
?️?️?️ PHẢI XEM: Lịch sử hình thành chùa Diên Hựu
4. Truyền thuyết về chùa Đình Quán
Theo như tương truyền của người dân trong làng xưa, dưới thời nhà Trần có một vị công chúa đã đến Từ Liêm xây dựng một ngôi chùa để làm nơi tu hành, sống đến khi mất đi tại đây.
Khoảng thế kỉ XV, dưới thời nhà Lê Sơ, có một bà vãi là người làng Bông Cởi, huyện Thanh Oai, Hà Tây, Hà Nội.
Bà đã tìm lên chùa sinh sống, tu hành và tự mình bỏ toàn bộ chi phí để xây sửa lại ngôi chùa. Nơi này cũng là nơi ở đến giây phút cuối đời của bà.
Để tưởng nhớ công ơn, phúc đức của bà người dân trong làng đã cho tạc tượng và thờ bà ở trong điện Tam Bảo.
Đến năm 1592, sau khi chùa đã được trùng tu sơn sửa lại được đặt tên là chùa Bà Bông. Cái tên chùa Bà Bông vẫn tiếp tục được sử dụng ở thời vua Gia Long.
Cho đến thời trụ trì của chùa Đình Quán là Lê Pháp Đăng chùa mới được lấy tên là chùa Đình Quán. Tuy nhiên, cái tên chùa Bà Bông vẫn được rất nhiều người sử dụng.
Từ đó đến nay, chùa Đình Quán không chỉ là một chốn linh thiêng mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng đất Phú Diễn.
??? XEM NGAY: Cách đi đến chùa Thầy bằng Xe Bus
5. Kiến trúc độc đáo chùa Đình Quán ở Từ Liêm Hà Nội
Chùa Đình Quán là một ngôi chùa cổ với những nét kiến trúc đậm chất lịch sử. Kiến trúc của chùa không chỉ thể hiện được nét đẹp văn hóa mà còn có cả nét đẹp của thời đại.
Ngôi chùa này không chỉ thể hiện được sự cổ kính mà còn là chứng nhân lịch sử thăng trầm cùng với những hồi ức về 1000 năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội.
Dù có trải qua hàng ngàn năm, nhưng chùa vẫn giữa nguyên được nét rêu phong, trầm mặc và cả những di vật cổ xưa.
Chùa được xây dựng trên một gò đất nhỏ, nằm ngay gần con sông Nhị lại càng tạo nên cảm giác thanh mát, tĩnh lặng cho ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi này.
-
Cổng Tam Quan chùa Định Quán:
Chắc chắn rồi để đi vào chùa thì không thể nào không đi qua cổng tam quan được.
Cổng tam quan được xây dựng vô cùng khang trang và rộng rãi với 2 trụ lớn, bên trên đỉnh của mỗi cột trụ được đắp hình những con chim phượng hoàng đang uốn lượn xung quanh cột.
Tạo nên sự hòa quyện, nhẹ nhàng uyển chuyển. Những chiếc trụ ngay ngoài cổng được treo rất nhiều những câu đối được viết bằng chữ Hán.
⚠️⚠️⚠️ NÊN XEM: Chùa Ba Vàng có đặc sản gì ngon
-
Chánh điện chùa Định Quán:
Đi từ cổng tam quan vào qua khuôn viên của chùa với rất nhiều cây xanh tươi mát du khách sẽ đến được với khu vực chánh điện.
Khu vực chánh điện hay còn được gọi là khu Bảo Điện được xây dựng gồm 2 khu là khu tiền đường và khu thượng điện.
Nhà tiền đường được xây dựng thành 5 gian, toàn bộ những cột trụ, những cột hoành phi được làm bằng gỗ tạo nên vẻ đẹp trầm mặc.
Trên những cột trụ được trạm trổ hình hoa văn uốn lượn. Trên bờ đinh của nhà tiền đường được đắp nổi 3 chữ với ý nghĩa là “Phúc Quang Tự”.
Phần đốc mái của tòa được đắp nổi hình đang uốn lượn ngóc đầu về phía trên mái. Bên trong nhà tiền đường là nơi thờ tụng rất nhiều các bức tượng phật: tượng Đức Ông, tượng Hộ Pháp, tượng Thánh Tăng….
Khu thượng điện được xây dựng nối liền với nhà tiền đường tạo thành hình chữ đinh. Giống như kết cấu kiến trúc của những ngôi chùa khác.
Phần mái ngói của tòa thượng điện được lợp bằng ngói mũi hài, 4 chỗ góc đắp hình rồng uốn lượn từ phía dưới cột trụ lên. Bên trong tòa thượng điện được bày trí vô cùng trang nghiêm.
Phía bên trên cao nhất là nơi thờ tụng bộ Tam Thế phật, ở tầng dưới là nơi thờ tượng phật A – Di – Đà ở chính giữa 2 bên là tượng phật bà Quán Thế Âm và bồ tát Đại Thế Chí.
Tầng cuối cùng là nơi thờ tụng tượng phật Quan Âm Chuẩn Đề, hai bên là nơi thờ tượng Phổ Hiền Bồ Tát. Phía ngoài cùng của khu thượng điện là nơi thờ tụng tượng phật Thích Ca.
Di chuyển ra đằng sau của khu nhà chánh điện, du khách sẽ bước đến một khoảng sân rộng được lát gạch đỏ.
Nhìn từ khoảng sân du khách sẽ nhìn thấy các khu nhà Tổ, nhà Mẫu và dãy nhà Giải Vũ.
Bên cạnh kiến trúc độc đáo của những khu nhà thờ, chùa Đình Quán Từ Liêm còn là nơi lưu trữ rất nhiều những hiện vật quý có giá trị về nghệ thuật và cả giá trị lịch sử.
Trong chùa Đình Quán hiện đang lưu trữ khoảng 34 pho tượng phật khác nhau, 13 tấm bia đá, các bức hoành phi với những câu đối bằng chữ Hán….
Đặc biệt, trong chùa còn có những tấm bia đá cùng với quả chuông cổ được đúc dưới thời vua Gia Long….
??? ĐỌC TIẾP: Chùa Láng
6. Khóa tu tại chùa Đình Quán Từ Liêm
Chùa Đình Quán được nhiều người dân trong vùng cũng như ngoại tỉnh biết tới không chỉ bởi sự linh thiêng mà còn ở các khóa tu.
Hàng năm, cứ đến dịp hè chùa lại mở rất nhiều các khóa tu thu hút được rất nhiều du khách và học viên đặc biệt là các em nhỏ.
Tham gia khóa tu, mọi người sẽ được học thiền, bồi dưỡng về đạo đức cũng như lối sống lành mạnh.
Để biết thêm thông tin về các khóa tu tại chùa Đình Quán Từ Liêm, du khách có thể liên lạc với chùa qua số điện thoại hoặc trang fanpage facebook để được giải đáp những thắc mắc.
??? XEM NGAY: Chùa Phật Cô Đơn ở đâu
7. Lưu ý khi đi lễ Chùa Đình Quán
Khi đi thăm quan chùa Đình Quán, cũng giống với rất nhiều địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
- Chú ý đến thái độ ăn nói cũng như phong cách ăn mặc, luôn nhẹ nhàng, nói vừa đủ nghe. Không mặc đồ phản cảm hay ăn nói thô tục trong chùa.
- Không hái hoa, bẻ cành, xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh ở chùa
- Khi vào chùa, bạn chỉ được đi 2 lối cửa phụ, không được đi theo lối cửa chính giữa.
- Không dâng hương bằng các đồ ăn mặn vào các ban thờ phật.