Chùa Châu Thới hay (chùa núi Châu Thới) được biết đến là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất tại Bình Dương. Chùa hiện nằm ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Chùa Châu Thới được nhiều người truyền tai là một trong những cổ tự đặc biệt linh thiêng cùng nét kiến trúc kỳ ảo tại Sài Gòn. Đặc biệt chùa còn nằm gần khá nhiều khu vui chơi giải trí khác như suối Lồ Ồ, núi Bửu Long… chắc chắn quý vị sẽ có những phút giây tuyệt vời khi du lịch tại đây
- Khám phá Chùa Giác Lâm- Nơi tâm hồn được bình yên
- Chùa Khải Đoan & Những nét đặc sắc thu hút du khách thăm quan
- Chùa Tây An – Vẻ đẹp kiến trúc chùa chiền phái Bắc Tông
Nội dung bài viết
1. Lịch sử hình thành chùa Châu Thới Bình Dương
Theo sử sách nghi chép lại thì chùa được xây dựng lần đầu vào năm 1612. Chính thiền sư Khánh Long là người đã phát hiện núi Châu Thới là địa điểm hội tụ linh khí đất trời.
Ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ, sau đổi tên thành chùa Hội Sơn và cuối cùng đổi thành Chùa Châu Thới. Cái tên này còn tồn tại cho tới ngày nay
2. Kiến trúc xây dựng tại chùa núi Châu Thới Dĩ An
Về thiết kế chùa được xây dựng trên núi Châu Thới phía dưới chân núi là mặt hồ, xung quanh là những rặng cây xanh rợp bóng che mát cho khuôn viên chùa.
Nếu đứng tại sân Chùa Châu Thới du khách có thể dễ dàng nhìn ngắm phong cảnh. Cũng như nhìn thấy dòng người hối hả trên những cung đường tại thành phố Biên Hòa cùng con sông Đồng Nai thơ mộng.
Chỉ khi thực sự tới đây quý du khách mới có thể cảm nhận thấy cái gì gọi là sự tĩnh lặng và yên ả đến lạ kỳ.
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử hình thành tới nay kiến trúc Chùa Châu Thới vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Gồm: nhà chánh điện, khu thờ tổ, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu…Phần mái chùa được các nghệ nhân thời xưa sử dụng những mảnh sứ để đắp lên con rồng ở các đầu đao trên mái.
Đặc biệt, ở đỉnh mái có 9 con rồng được chế tác hình nhìn về 9 hướng khác nhau
Năm 1988 Chùa Châu Thới Bình Dương đã mời những nghệ nhân giỏi nhất trong vùng về để đúc một đại hồng chung, chiếc đại hồng chung này có thiết kế tương tự như đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ
Năm 1996 chùa châu thới sơn tự tiếp tục nâng cấp và xây mới thêm một bảo tháp 4 tầng có độ cao khoảng 24m.
- Tầng 1 được đặt tượng Quan Đế được làm bằng đồng có cân nặng lên tới 5 tấn
- Tầng 2 nhà chùa đặt tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát được làm bằng đồng nặng 3 tấn
- Tầng 3 Đặt tượng Quan Âm được làm bằng đồng nặng 1 tấn cùng chiếc đại hồng chung có cân nặng trên 1,5 tấn
- Tầng 4 là nơi đặt Xá Lợi Phật
3. Đường đi tới chùa núi Châu Thới Bình Dương
Nếu xuất phát từ giữa trung tâm Hcm, bạn chỉ mất khoảng 60 phút đồng hồ (30km) để chạy xe là có thể tới được chùa Châu Thới
Đi chùa Châu thới bằng ô tô và xe máy
Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, quý khách chạy men theo đường Trường Chinh sẽ tới được Xa lộ Hà Nội ở Tân Hưng Thuận.
Tiếp tục giữ vững tay lái và di chuyển theo hướng Xa lộ Đại Hàn/ Xa lộ Hà Nội/QL 1K sẽ tới được Châu Thới tại Bình An, Dĩ An.
Đi tiếp Châu Thới là quý khách sẽ gần tới địa chỉ chùa tại Xã Bình Thắng.
Từ đây, quý vị sẽ có 2 phương án để lên tới chùa núi Châu Thới:
– Phương án 1: là leo bộ khoảng 220 bậc thang xi măng (tương đương với việc bạn leo lên ngôi nhà 12 tầng), trong quá trình leo quý vị có thể dừng chân ngắm cảnh và chụp ảnh checkin trước khi lên chùa
– Phương án 2: Tiếp tục chạy xe thẳng lên cổng chùa núi
Bắt xe bus đi chùa Châu Thới
Ngoài ra nếu bạn không phải là người dư dả về tài chính cũng như muốn ngắm cảnh trên đường đi có thể lựa chọn phương tiện di chuyển bằng xe bus nhé. Đi xe bus thì an toàn, tiện lợi lại rẻ nữa
Lộ trình bắt xe bus đi chùa Châu Thới Dĩ An:
Đầu tiên nếu bạn xuất phát từ bến Xe miền Tây, bạn cần bắt xe 601 đi về bến xe Biên Hòa.
Sẽ mất khoảng 60 phút di chuyển mới có thể tới được bến xe.
Đặc biệt theo phản ảnh chuyến xe này rất hay bị móc túi vì vậy các bạn cần bảo quản cẩn thận đồ đạc và tư trang của mình nhé
Tiếp theo sẽ bắt xe 05 (xe đi hướng Biên Hòa- Chợ Lớn) xe đi thẳng hướng vào chùa núi Châu Thới. Bạn chỉ mất khoảng 10 phút.
Ngoài ra bạn nên chuẩn bị một chút hoa quả cho đàn khỉ sinh sống xung quanh chùa nữa nhé. Chúng khá hiền lành và hiếu động mỗi khi gặp khách du lịch lên chùa.
Đặc biệt, khi lên tới chùa nếu bạn có nhu cầu giải xăm thì sư thầy cũng sẽ giúp bạn nhé. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình thì các bạn không nên xin xăm làm gì cho lo thêm.
Nếu giải xăm ra tốt thì không sao chứ xấu lại càng thêm lo. Hãy lo hành thiện tích đức, mọi thứ đều do nhân quả tạo thành nên hãy cứ lên chùa đi dạo và ngắm cảnh đi nhé
Đứng giữa khoảng sân chùa và nhắm mắt, quý vị sẽ nghe thấy tiếng gió thổi thì thào hòa vào tiếng chuông chùa ngân vang sẽ khiến cho tâm hồn chúng ta như trút hết buồn đau.
Chỉ còn lại sự thanh thản không muộn phiền
Chùa Châu Thới Dĩ An hiện đã được xếp hạng là một trong những cổ tự, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 1989.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh buôn bán các mặt hàng rong ở trước cổng chùa và khuôn viên sân chùa vẫn còn tồn tại.
Điều này ít nhiều cũng là mất đi vẻ thanh tịnh và trang nghiêm ở một khu du lịch tâm linh. Nếu có thể quý độc giả nên tới chùa một lần để được trải nghiệm những cảm giác có một không hai này nhé
Đừng bỏ lỡ: DI TÍCH CHÙA MỘT CỘT DẤU ẤN ĐỘC ĐÁO CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ