Home / Di tích / Chùa / Chùa Bát Nhã Đà Nẵng – Ngôi chùa nên đến vào dịp đầu năm

Chùa Bát Nhã Đà Nẵng – Ngôi chùa nên đến vào dịp đầu năm

Chùa Bát Nhã là một trong những ngôi chùa linh thiêng của Đà Nẵng. Người dân nơi đây thường xem chùa như là một chỗ dựa tâm linh. Những buổi cầu an cho chính bản thân và mọi người được xem là đặc điểm riêng biệt của chùa Bát Nhã.

1. Chùa Bát Nhã ở đâu?

Chùa Bát Nhã tọa lạc giữa phố thị. Tuy chùa không ở vị trí đắc địa giữa chốn núi rừng và sông suối, nhưng chùa vẫn giữ được sự uy nghiêm và tĩnh lặng cần có.

Cầu an cho mọi người

Chùa Bát Nhã nằm ở số 176 Triệu Nữ Vương, P.Nam Dương, Q.Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.

Điều đặc biệt, chùa Bát Nhã có cánh cổng trắng muốt, đẹp và lạ so với kiến trúc cổng chùa khác tại Đà Nẵng, thường lấy màu vàng làm chủ đạo.

2. Ngược về dòng lịch sử chùa Bát Nhã

Trước đây, chùa Bát Nhã được xây dựng và trụ trì bởi Đại Đức Thích Chơn vào năm 1949.

Ông chính là người đã tôn tạo một bức tượng Quan Âm để người dân và tín đồ đến bái lễ, cầu nguyện.

Và hình ảnh tượng Bồ Tát đó còn tồn tại đến ngày nay, mang lại sự linh ứng cho người dân mỗi khi họ đến chùa cúng bái.

Phật Quan Âm nổi tiếng của chùa Bát Nhã

Ngôi chùa Bát Nhã cũng không thoát khỏi những lần trung tu do chiến tranh, do vật liệu xuống cấp, chùa Bát Nhã đã trãi qua 5 lần trùng tu.

Những mốc thời gian làm lại ngôi chùa lần lượt diễn ra từ năm 1970, 1991, 1997, 2001 và 2004.

Sau nhiều đợt xây dựng lại, kiến trúc của chùa hẳn đã có nhiều thay đổi, nhưng những bức tượng được thờ phụng vẫn còn nguyên trạng và sự linh ứng luôn tồn tại nơi điện chùa.

Hiện nay, vị trí trụ trì chùa do Đại Đức Thích Chúc Tín đảm nhiệm.

⚠️⚠️⚠️ ĐỌC NGAY: Chùa Miếu Nổi

3. Kiến trúc của chùa Bát Nhã

Chùa Bát Nhã là một ngôi chùa khá lớn. Chùa được thiết kế chính với hai tầng rộng lớn để thờ tự, một khoảng sân vừa phải có tượng Phật Quan Âm để Phật tử và người dân đến bái.

Chùa Bát Nhã có những bậc cầu thang chạm khắc thủ công khá tinh xảo.

Tòa chánh điện của chùa nằm ở tầng 1, nơi các tượng Phật và những vị thần khác được chùa và nhân dân tín ngưỡng.

Bên trong chánh điện của chùa

Tầng trệt, chùa làm nơi giảng dạy cho các Phật tử, và tất cả người dân khắp nơi từ mọi miền đất nước đến học tập và cần một nơi tĩnh tâm tại chùa.

Và đây cũng là một trong những hoạt động chính của chùa trong suốt thời gian qua. Phần nhà này đã được khánh thành từ ngày 20-10- 1983.

??? TÌM HIỂU: Chùa Tam Thanh

4. Đường đi đến chùa Bát Nhã

Nằm cách thành phố Đà Nẵng 20km, ngoài ra đường tới chùa Bát Nhã cũng khá dễ tìm.

 Vì vậy, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để có thể tìm đường tới đây.

Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 1 cách chi tiết các cách để tới chùa nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian trong quá trình di chuyển.

  • Di chuyển tới chùa Bát Nhã bằng phương tiện cá nhân:

Với việc di chuyển tới chùa Bát Nhã bằng các phương tiện cá nhân như: Xe máy, ô tô,… 

đường đi đến chùa bát nhã

Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn đi theo đường tỉnh 602 rồi rẽ qua khu vực Bà Nà – Suối Mơ.

Sau đó, bạn tiếp tục đi thẳng lên đường Hoàng Văn Thái, Điện Biên Phủ và rẽ phải xuống đường công viên 29/3.

Cuối cùng, bạn rẽ trái xuống đường Nguyễn Văn Linh, đi thêm 1km nữa là tới được chùa.

  • Di chuyển tới chùa Bát Nhã bằng các phương tiện công cộng:

Nếu chưa từng tới Đà Nẵng, nếu không muốn bị lạc đường, bạn cũng có thể di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng quen thuộc như: Grab, taxi, xe bus,…

Với xe bus, bạn có thể đi tới chùa theo tuyến xe 04: Tam Kỳ – Đà Nẵng

Tuy nhiên, bạn nên nhắc nhở phụ xe cũng như lái xe về điểm xuống, tránh bị đi quá gây mất thời gian trong quá trình đi lại.

??? NÊN ĐỌC: Chùa Dược Sư

4. Chùa Bát Nhã các hoạt động

  • Hoạt động cầu an tại Chùa Bát Nhã

Đây là ngôi chùa có hoạt động cầu an diễn ra sôi nổi và thường xuyên nhất Đà Nẵng. Một thời gian hoạt động này diễn ra ban ngày

Tuy nhiên, những người buôn bán phía trước cổng chùa thường quấy nhiễu Phật tử và du khách đến tham gia cầu tự và cầu an nên chùa đã chuyển sang buổi tối.

Khu vực trước cổng chùa

Trước đây, chùa có hoạt động phóng sanh động vẫn sau những buổi cầu an cho nhân dân cả nước.

Điều này khiến những người dân nảy sinh lòng tham, bắt chim sắt, chim sẻ, và một loại động vật khác đến bày bán trước cổng chùa.

Người dân từ phương xa đến không nắm bắt được tình hình thực tế, họ đã mua những chú chim này mang vào chùa phóng sanh.

Điều này gây nên một tranh cãi không nhỏ cho danh tiếng của chùa. Đại Đức Thích Chúc Tín đã từng lên tiếng về vấn đề này.

Đồng thời, khuyến khích những du khách, Phật tử không mua các loại động vật. Bởi sẽ vô tình khiến những người bán lại đi bắt những con vật đó về bán.

Phóng sanh là một hành động tốt, là giải thoát cho một sinh mạng khác chứ không phải, bắt về để tha mạng. Điều đó trái với đạo lý mà chùa theo đuổi.

Chùa Bát Nhã bắt đầu chuyển lịch cầu an sang buổi tối, để hành động phóng sanh không còn được tổ chức.

Chùa tìm mọi cách để hạn chế những hoạt động buôn bán làm sai ý nghĩa đạo Phật mà không ảnh hưởng quá nhiều đến kế sinh nhai của những người khác.

Buổi cầu an quan trọng như những ngày lễ Phật, và những ngày đất nước có chuyện buồn, sẽ diễn ra long trọng và có sự tham gia của hàng ngàn Phật tử từ khắp nơi đổ về chùa.

Những buổi cầu an thường được Đại Đức Thích Chúc Tín có lời pháp thoại ngắn gọn gửi đến các Phật tử, thiện tín đến tham dự.

Việc dâng sớ cầu an với trời Phật là một hành động phải được làm từ tâm, phải từ chính mình.

Đừng cầu an sau đó làm việc ác, những lời khuyên luôn được đưa ra trước mỗi buổi lễ cầu an.

✅✅✅ KHÁM PHÁ: Chùa Phật Học

Buổi cầu an tại chùa Bát Nhã

Nghi thức rước đèn từ bi được bắt đầu sau những lời pháp thoại của vị trụ trì chùa, những ánh nến từ đèn sáp được thắp lên.

Những lời cầu khẩn mang tính tốt lành, xin những điều tốt đẹp đến với mọi người được cất lên trong đêm tối, tạo nên một không khí cực kì huyền bí và thiêng liêng.

Tiếng tụng niệm của người dân hòa vào tiếng tụng niệm chính từ vị trụ trì hoặc các bậc sư thầy trong chùa đảm vang lên như một lời cầu chúc an bình, cầu cho quốc thái, dân an.

  • Tổ chức giảng dạy của chùa Bát Nhã

Chùa Bát Nhã thường có những bài giảng về Phật, 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, , những bài giảng về Phật tử tu tại gia v.v…

Các buổi giảng dạy thường được tổ chức trong các dịp lễ như Tết Đoan Ngọ, lễ Phật Đản, hay những  ngày hoạt động thường niên của chùa như khóa tu 18/12 âm lịch, khóa tu cuối năm của chùa.

ngôi chùa bát nhã đà nẵng

Trong không khí xuân về, những lời cầu chúc và những ánh nến cầu an luôn là điểm đặc biệt hấp dẫn du khách đến tham quan và tham gia vào những hoạt động của chùa Bát Nhã.

Vào những dịp này số lượng người tham dự rất lớn, và lực lượng bảo vệ của địa phương cũng phối hợp với chùa để bảo đảm khóa tu diễn ra an toàn nhất.

??? NÊN XEM: Chùa Quan Âm

5. Lưu ý khi đi lễ chùa Bát Nhã

Khi vào chùa Bát Nhã để thăm quan, du lịch, cũng như hành hương, lễ phật,… bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

+ Không mặc đồ phản cảm, không ăn nói thô tục, hò hét,… gây mất trật tự nơi cửa chùa.

+ Không dâng lễ mặn ở các ban phật, bạn chỉ được dâng lễ chay tại các ban này

+ Khi lễ chùa, bạn chỉ được đi ở 2 cửa phụ 2 bên, tuyệt đối không ra, vào ở cửa chính giữa.

+ Không tự ý mang đồ lễ của chùa về nhà.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *