Chùa Âng là một trong những ngôi chùa Khmer có tuổi thọ lâu đời. Chùa có tên khác là Angkorajaborey được mệnh danh là ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa ở Trà Vinh. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống hòa thuận.
Nội dung bài viết
1. Chùa Âng ở đâu?
Chùa Âng cách trung tâm thành phố Trà Vinh tầm 7km, ẩn mình trong rừng cây cổ thụ phía sau ao Bà Om.
Đây là ngôi chùa Khmer có tuổi thọ cổ nhất khu vực, được xây dựng cách nay hơn 10 thế kỉ.
Theo truyền thuyết kể lại, chùa Âng Trà Vinh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ thứ 10 (năm 990). Ban đầu chùa chỉ là những mái lá bằng tre, nứa đơn sơ.
Đến năm 1842 thì chùa mới được xây tô gạch ngói và dựng bằng những chất liệu gỗ quý.
Sau này, chùa được trùng tu, sửa chửa nhiều lần nhưng vẫn giữ lại riêng cho mình những nét kiến trúc ban đầu.
??? XEM NGAY: Chùa Mía
2. Khám phá kiến trúc chùa Âng
Chùa Âng được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo với sự hài hòa giữa cảnh trí và những tác phẩm nghệ thuật trang trí đầy màu sắc lộng lẫy của nền văn hóa ĂngKor.
Điều đầu tiên khiến du khách cảm thấy ấn tượng khi bước vào ngôi chùa này chính là cánh cổng được xây dựng với nét kiến trúc độc đáo và lạ mắt.
Cổng vào ở chùa Âng
Cổng chùa Âng được trang trí với đa dạng những bức tượng như: tượng chằn, tiên nữ, chim thần…
Cổng chùa Âng được trang trí với đa dạng nhiều bức tượng
Đều là những tượng Phật có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Khmer. Toàn bộ các bức tượng đều được điêu khắc theo lối truyền thống.
Ngoài ra, chùa có hào nước sâu bao bọc khắp xung quanh và một gian tháp 5 ngọn. Gian tháp cũng là nơi lưu giữ xương cốt của những bậc sư thầy trụ trì đã qua đời.
Đến nay, người ta vẫn chưa xác định rõ chính xác ngôi chùa được hình thành vào năm bao nhiêu.
Tuy nhiên, theo một số sổ sách lưu truyền lại rằng, tính từ vị sư trụ trì đầu tiên, ngôi chùa có thể được hình thành trước cả năm 1715.
Chính điện bên trong chùa Âng ra sao?
Chùa Âng có nền cao 2m. Chính điện là khu vực rộng lớn nhất trong chùa. Khu vực này bao gồm 12 cây cột chính chống đỡ và toàn bộ đều là gỗ quý lâu năm. Trên đầu mỗi cột là tượng chim thần và tiên nữ.
Tỉ mỉ hơn hết là ở mỗi đầu hồi đều được đóng kín bởi một tấm gỗ hình tam giác.
Mỗi tam giác là những nét khắc tinh tế hình vị chủ thiên trong tư thế đang đội mâm cùng bông hoa hướng dương sắc xảo.
Chính điện chùa Âng ở Trà Vinh
Giữa chính điện chùa Âng là gian phòng thờ Phật Thích Ca, đây cũng là nơi diễn ra các nghi thức tôn giáo của Phật giáo Nam Tông. Bệ thờ Phật khá rộng, lên đến 30 mét vuông.
Tượng Phật chính có chiều cao tận 2,1 mét. Xung quanh tượng Phật chính là 50 bức tượng Phật khác có kích cỡ bé hơn với chất liệu bằng đá hoặc gỗ.
Những bức tường tứ phía xung quanh được tận dụng để vẽ những bức họa kể về cuộc đời của đức Phật.
4 bức tranh bích họa lớn nhất được vẽ theo 4 chủ đề: Phật đản sinh, xuất gia, đắc đạo và nhập niết bàn.
Trong suốt quá trình hơn 10 thế kỉ được hình thành và xây dựng, chùa Âng mang trong mình những ý nghĩa lịch sử to lớn cùng các cổ vật, hiện vật vô cùng quý giá.
Đáng kể đến nhất là bộ kinh Phật cổ, được viết trên lá buông.
✅✅✅ ĐỌC TIẾP: Chùa Gia Lào
3. Cách đi đến chùa Âng Trà Vinh
Nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh không quá xa (khoảng 6km), ngoài ra, quãng đường tới đây cũng khá dễ đi. Vì vậy, bạn sẽ chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút để có thể đến được chùa.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu các cách nhanh nhất để giúp bạn di chuyển đến chùa Âng:
-
Di chuyển tới chùa Âng bằng phương tiện cá nhân
Nếu di chuyển tới chùa bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,…. Từ trung tâm thành phố Trà Vinh, bạn có thể đi dọc theo đường Võ Văn Kiệt và rẽ phải theo hướng Nguyên Đáng.
Sau đó, bạn đi dọc theo quốc lộ 53, cuối cùng, bạn rẽ phải lên đường Nguyễn Du rồi đi thêm khoảng 500m nữa là tới được chùa.
-
Đi tới chùa Âng bằng phương tiện công cộng
Nếu chưa từng tới Trà Vinh, chưa thực sự quen đường xá, lúc này bạn nên nghĩ tới việc di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng như grab, taxi, xe bus,… Để tránh bị lạc đường.
Với xe bus, để tới được chùa Âng, bạn có thể đi theo các tuyến 01, 03
Lưu ý: Lúc lên xe, bạn nhớ nhắc nhở phụ xe và lái xe về điểm xuống của mình. Tránh để bị quá, gây lạc đường hoặc mất thời gian trong quá trình di chuyển.
??? NÊN ĐỌC: Chùa Khỉ
4. Chùa Âng và những lễ hội truyền thống
Dân tộc Khmer được mọi người biết đến với nhiều lễ hội truyền thống diễn ra trong năm. Chùa Âng Trà Vinh là ngôi chùa cổ xưa nhất khu vực cũng không ngoại lệ.
Hàng năm, nơi đây thường tổ chức nhiều dịp lễ hội, đây cũng là điều kiện để du khách gần xa đến tham quan và hiểu hơn về những bản sắc riêng của dân tộc.
Những lễ hội truyền thống tiêu biểu như: Chol Chnam Thmây (lễ mừng Năm mới), Đôlta (lễ cúng ông bà) và lớn nhất là Ok Om Bok (lễ cúng trăng).
Vào những ngày này, cùng chung hưởng bầu không khí náo nhiệt, vui vẻ.
Những anh em thuộc dân tộc khác cùng khu vực cũng gửi lời chúc tụng và cùng nhau tham dự các trò chơi dân gian được nhà chùa tổ chức.
Thông qua đó, tình nghĩa đoàn kết giữa những dân tộc khác nhau nhưng cùng một giống nòi lại càng được đề cao và càng thêm trân quý.
♻️♻️♻️ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chùa Liên Phái
5. Các hoạt động khác ở Chùa Âng
Ngoài ra, chùa Âng cũng thường xuyên mở những lớp dạy, để các thanh niên Khmer đến tu học nhằm bồi bổ tri thức và đạo đức.
Bên cạnh đó, chùa còn mở nhiều những lễ tôn giáo như: lễ ban hành giáo lý, lễ Phật đản, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ…
Mang ý nghĩa phản ánh đời sống tâm linh và giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer. Từ đó, góp phần làm phong phú thêm những giá trị văn hóa của đất nước Việt.
??? NÊN XEM: Chùa Phù Dung
6. Xin bùa ở chùa Âng Trà Vinh
Khi đến chùa Âng, vào những dịp đầu năm, bạn có thể xin bùa để cầu may mắn cho bản thân cũng như gia đình.
Những chiếc bùa may mắn ở chùa Âng đều được các thiền sư của chùa trì chú, giúp bạn luôn gặp những điều thuận lợi trong suốt cả một năm.
Ngoài ra, mỗi chiếc bùa đều có kỳ hạn, bạn nên hỏi trước các vị sư trong chùa để đến hạn bạn có thể mang lá bùa đến nơi đó cầu lại.
7. Những điều cấm kị khi tham quan chùa Âng
Được biết đến là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất của tỉnh Trà Vinh, vì vậy, khi bước chân vào chùa Âng, bạn cần lưu ý kỹ những vấn đề sau đây:
-
Về tác phong ăn mặc khi bước vào chùa
Vì chùa là chốn linh thiêng, vậy nên, khi bước vào chùa Âng bạn cần mặc những trang phục giản dị, kín đáo. Không mặc những bộ đồ phản cảm, làm mất uy nghiêm nơi cửa chùa.
-
Tuyệt đối không vào chùa bằng cửa chính giữa
Theo quan niệm, cửa chính giữa là nơi của các bậc thần thánh hay đức phật đi qua, vì vậy, bạn chỉ được phép đi vào hoặc ra khỏi chùa bằng 2 lối cửa phụ ở 2 bên.
-
Không đặt lễ mặn ở các ban thờ Đức Phật
Với đồ lễ mặn, bạn chỉ nên đặt ở các ban như đức ông, thần linh,… Với các ban thờ đức phật, bạn tuyệt đối không sử dụng các loại lễ vật này. Điều này được xem là làm ô uế sự thanh tịnh của Đức Phật.
-
Không tự tiện quay phim, chụp ảnh trong chùa
Vào chùa cầu an là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Vào những dịp này, bạn cũng có thể chụp 1 vài tấm ảnh cá nhân hoặc gia đình để lưu lại làm kỷ niệm.
??? KHÁM PHÁ: Lịch sử hình thành chùa Trấn Quốc Hà Nội
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên tạo dáng phản cảm, không đúng với phong thái đi lễ chùa.
-
Không tự ý lấy đồ lễ trong chùa
Đồ lễ trong chùa đều là do các phật tử ở khắp nơi dâng tới Đức Phật, việc bạn tự tiện lấy đồ lễ sẽ không khác gì với việc ăn trộm ở nơi linh thiêng.
Theo phân tích từ các chuyên gia tâm linh, phong thủy, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới hậu vận của bạn.
Nếu bạn là người thích tìm tòi, khám phá về những giá trị lịch sử cổ xưa, hay yêu thích tham quan ở những nơi ý nghĩa thì chùa Âng của Trà Vinh sẽ là một điểm đến hấp dẫn mà bạn không thể bỏ lỡ.