Home / Văn hóa & Tôn Giáo / Chữ Đức và những ý nghĩa trong từng nét bút

Chữ Đức và những ý nghĩa trong từng nét bút

Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về hình ảnh những ông đồ già, người xin chữ lại tấp nập. Tuy phong tục này không còn được phát triển rộng rãi nhưng vẫn là một nét đẹp văn hóa dân gian của nước ta. Chỉ bằng chút mực tàu, giấy đỏ, chiếc bút lông cùng bàn tay khéo léo của các ông đồ đã tạo nên những chữ không chỉ đẹp về bên ngoài mà chữ đức đẹp cả về ý nghĩa. Một trong những chữ được nhiều người xin nhất đó chính là chữ “Đức” viết theo kiểu thư pháp.

1. Chữ Đức trong tiếng Hán

Nét văn hóa xin chữ không phải là xin những chữ được viết bằng chữ quốc ngữ mà những chữ này được viết bằng chữ Hán (bằng tiếng Trung).

Trong chữ Hán tự, dù chỉ là một từ đơn nhưng lại hàm chứa được những ý nghĩa sâu xa trong từng nét chữ.

Cách viết chữ “Đức” trong tiếng Hán

chữ đức
Chữ Đức thư pháp đẹp

Để viết được chữ Đức(德) người ta có câu: “Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”.

Chỉ cần tuân theo câu trên là các bạn có thể tự sắp xếp trình tự các bộ để viết được chữ Đức theo Hán tự.

Lý giải hàm ý của chữ Đức

Chữ Đức dựa theo các bộ thủ (trong 214 bộ thủ của tiếng Trung) chúng ta có thể hiểu như sau:

Đây là một phẩm chất chuẩn mực để xác định đạo đức của một con người, một việc thiện, một ân huệ; phẩm chất – đức hạnh của người phụ nữ.

Một tư tưởng hoặc cũng hiểu theo nghĩa là nhìn rõ được phương hướng để tiến thẳng tới đạo lộ; ý chí – lòng tin; tên của một quốc gia….

chữ đức đẹp

Chữ Đức chỉ được cấu thành từ 5 trên tổng số 214 bộ thủ nhưng lại mang những hàm ý vô cùng sâu sa.

Chính những ý nghĩa hay, tốt đẹp đó đã có rất nhiều bậc sinh thành đặt tên và tên đệm cho con mình thành những người có đức, hiền tài của quốc gia.

2. Ý nghĩa chữ Đức theo quan niệm các trường phái

Mỗi một tư tưởng, mỗi một nền văn hóa sẽ có cách lý giải chữ Đức theo những hàm ý khác nhau.

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết về ý nghĩa chữ Đức theo một số tư tưởng lớn.

Ý nghĩa chữ Đức theo đạo Khổng Tử

Theo như Khổng Tử, trong chữ Đức có chữ tâm, mang ý nghĩa là lòng yêu thương vô bờ không vì một mục đích, một lợi ích riêng nào cả.

Một con người điều quan trọng nhất là phải có đức. Đức bao gồm tri đức (nghĩa là biết đức), hiếu đức (có ý nghĩa là yêu thích đức), hành đức (có nghĩa là làm việc đức).

Nếu như một con người có các yếu tố sau: hiếu, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ theo Khổng Tử đây là một con người hoàn hảo và toàn đức.

chữ đức tiếng trung

Một người được gọi là có đức thì đầu tiên phải có chữ “hiếu”. Hiếu ở đây là có hiếu, kính trọng, yêu thương cha mẹ và những những người lớn tuổi.

Tiếp theo là “trung”, nghĩa là lòng trung thành tận tâm dùng hết sức mình để hoàn thành những công việc được cấp trên giao phó. 

Đồng thời, sống chân thành với những người đồng tuổi được coi là bằng hữu.

“Đễ” là cách hành xử , đối nhân xử thế đối với những người anh em trong gia đình, quan hệ vợ chồng và những người đồng chí bằng hữu của mình.

“Tín” nghĩa là chân thành không nói dối, một khi đã nhận lời là sẽ hoàn thành không thất hứa.

“Lễ” nghĩa là thái độ sống, luôn biết trên biết dưới, phải phép với những người bề trên, vợ chồng phải biết tôn trọng nhau.

“Nghĩa” là làm theo phép tắc lễ nghĩ biết nên làm gì và không nên làm gì. “Liêm” nói về lương tâm của con người.

Phải biết tự nhận những việc xấu mình đã làm. “Sỉ” nói về lòng tự trọng của con người.

Đối với quan điểm của Khổng Tử, với mỗi con người chữ Đức là vô cùng quan trọng và còn là chuẩn mực để đánh giá một con người.

Ý nghĩa chữ Đức theo quan điểm Phật Giáo

Trong phật giáo, đức được coi là một trong những cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ…  Dựa vào đó để hướng đến sự từ bi, nhân ái luôn luôn rộng mở tấm lòng tốt đẹp đến với tất cả mọi người.

Trong đạo phật, chữ đức còn là quan niệm về kiếp luân hồi. Hiểu sâu hơn đó chính là luật nhân quả của mỗi con người.

Nếu như một người ăn ở hiền lành, lời nói văn hóa nhẹ nhàng thì sẽ tạo phúc cho con cháu.

chữ đức tiếng hoa

Nếu như nói độc địa, sống ác với người khác thì đời con cháu và những kiếp sau của người đó sẽ phải chịu khổ giống như câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.

Đối với những người theo đạo phật đều hướng đến những cái đẹp là bi đức, trí đức và tịnh đức.

Nghĩa là mỗi con người phải có lòng bao dung, trí tuệ tinh thông, tâm luôn luôn tịnh không sân si với những người khác.

Chữ đức đối với đạo phật được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy những nhà sư tu từ 20 năm trở lên có phẩm chất, đạo hạnh tốt sẽ được phong lên làm Đại Đức.

Ý nghĩa chữ Đức theo quan điểm Công giáo

Quan điểm của Công giáo hay còn gọi là ki – tô giáo ý nghĩa của chữ Đức được hiểu là lòng đạo đức và ơn của Chúa.

– Lòng đạo đức theo ki – tô giáo được hiểu là những người theo đạo phải luôn noi theo gương của chúa.

Luôn tuân thủ theo những điều của chúa cùng với thánh hội, phải tham dự tất cả những buổi lễ, buổi cầu nguyện.

Luôn luôn tôn kính Thiên Chúa và phải có lòng yêu thương đối với tất cả mọi người.

– Biết ơn chúa: trong đạo ki – tô người có quyền lực cao nhất là Thiên Chúa.

Chính vì vậy những người theo đạo phải biết ơn những đức tin, đức cậy và đức mến của chúa ban tặng cho mình.

  • Đức tin:

Đây là hình thức tín ngưỡng nói về sự ban phúc lành, ơn huệ của chúa. Đối với những người con của đạo và cũng là những hành động với năng lực siêu nhiên.

Những người theo đạo họ tin rằng, chúa luôn luôn ở trên trời soi sáng con người thông qua những dòng chữ, những câu từ trong thánh kinh và thánh truyền.

chữ đức trong thư pháp

  • Đức cậy:

Được hiểu là những ơn huệ của chúa ban cho những người con theo đạo, những người con của chúa có thể tin tưởng và dựa vào chúa.

Chúa là người toàn năng có thể giúp được tất cả mọi người. Theo đạo ki – tô, con người không thể tự mình làm được bất cứ điều gì, tất cả những điều này đều là do chúa ban cho.

Những điều này là biểu hiện của chữ đức và hướng tới lòng biết ơn đối với chúa.

  • Đức mến:

Được hiểu giống như là tình yêu. Trong công giáo, chúa và chỉ có chúa mới có tình yêu vẹn toàn, còn con người biết yêu đều là nhờ vào ơn của chúa đã ban cho.

Cho nên, đức mến cũng được hiểu là lòng biết ơn đối với chúa và đây là hình thái của chữ Đức quan trọng nhất.

Mặc dù chữ Đức đối với những người theo công giáo mang nhiều ý nghĩa, nhưng ý nghĩa quan trọng và nhiều nhất chính là nhờ vào ơn huệ của chúa ban cho con người.

Tóm lại, mỗi một quan điểm sẽ có cách hiểu về chữ Đức và các giải thích ý nghĩa của chữ Đức khác nhau.

Nhưng tất cả những quan điểm về chữ Đức đẹp đều hướng tới cái đẹp trong cách sống.

Cách đối xử của mỗi một con người với nhau, ngay cả những người bề trên, bằng hữu hay đối với những người có địa vị thấp hơn.

Đọc thêm: Xin xăm Tả Quân (CÁCH XIN, LƯU Ý)- Cầu mong sức khỏe

Đọc Thật Chậm

chữ tín trong kinh doanh

Sự quan trọng của Chữ Tín trong kinh doanh và những bài học cuộc sống

Khổng Tử có câu: “Người không có chữ Tín, sẽ chẳng làm nên việc gì?” …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *