Home / Phong Thủy / Phong thủy học và những BÍ MẬT bạn nên biết

Phong thủy học và những BÍ MẬT bạn nên biết

Phong thủy còn gọi là Kham dư, cái tên mơ hồ mà lại thần bí này, không phải là câu đố khó giải trong văn hoá cổ đại của Trung Quốc.

Phong thủy rốt cuộc có phải là sự mê tín hay không, có căn cứ khoa học hay không? Kiến trúc căn phòng được thiết kế như thế nào? Việc sắp xếp đồ đạc gia đình và trang trí trong phòng có liên quan gì với sự lành dữ hay không… những điều này cùng với những vấn để quan hệ mật thiết trong cuộc sống hiện đại, đều cần phải có sự giải thích thực sự của khoa học.

1. Phong thuỷ là gì?

Định nghĩa phong thủy đầu tiên trong lịch sử là của Quách Phác đời Tấn, trong quyển Táng thư ông có nói: “Người chết, thừa sinh khí. Khí gặp gió thì chuyển động, gặp nước thì ngưng tụ. Người xưa tìm mọi cách để khiến khí hội tụ, nếu nó động thì tìm cách để cho nó dừng lại nên gọi các cách đó là Phong Thủy”. Phạm Nghi Binh người Thanh trong quyển “Táng thư” lại nói: “Không có nước thì gió đến mà khí tan, có nước nhưng khí ngưng thì không có gió, hai chữ phong thuỷ cổ được coi là địa học, mà trong đó lấy việc có nước làm thượng đẳng, lấy việc tạng phong làm thứ đẳng”. Điều này muốn nói, phong thủy là một thuật số của thời cổ đại có liên quan đến sinh khí, chỉ có dưới tình trạng tránh gió tụ nước, thì mới có thể có được sinh khí.

Tại sao nói phong thủy học về cơ bản là khoa học
Cái gì là sinh khí đây? Lý Xuân trong sách Lã Thị Xuân Thu nói: “Hướng sinh khí mà thịnh, âm khí sẽ phát tiết”. Sinh khí là khí mà vạn vật sinh trưởng, là nguyên tố có đủ khả năng nảy sinh sức sống mãnh liệt.

Trước Quách Phác, phong thủy còn có những tên gọi khác như:

– Hình pháp: 1 Hán thư – nghệ văn chí” có loại hình pháp, trong đó tái lực có 20 cuốn “‘Cung trạch địa hình”. Học giả người Nhật Bản trong thời kì này có nói: “Nói hình pháp phương vị phong thủy bao gồm tương địa tương hình, cũng bao gồm tương nhân tương súc, đây là điểm khác nhau giữa nó và hậu thế ‘phong thủy”,

– Kham dư: Kham là trời, dư là đất. Kham còn có ý nghĩa tương thông với “Khám”, “kham”, Thời Hán có người lấy kham dư làm nghề. “Sử kí Nhật giả liệt truyện” có ngài Trử viết: “Thời Hiếu Vũ Đế, nhà ngũ hành có thể viết, nhà kham dư lại viết không được.” Có thể thấy, nhà kham dư có chức trách trong khí trạch. “Hán thư nghệ văn trí” có “kham dư kim quỹ”, cũng là sách phương vị phong thủy.

Ngoài ra, phong thuỷ còn dược gọi là tương trạch, địa lí….

Đối với từ “phong thuỷ”. “Từ Hải” có đinh nghĩa như sau: “Phong thủy cũng gọi là kham trạch, là một loại hình mê tín của Trung Quốc cổ. Cho rằng những hình thức như phong hướng thủy lưu của việc nền nhà hay là xung quanh vùng mộ, có thể gây nên hoạ phúc cho gia chủ hay gia đình người chết”.

Những nảm gần đây, nhiều học giả đã có những giải thích không giống với định nghĩa của Từ Hải. chủ yếu nghiêng về việc không đồng tình cho rằng phong thuỷ là mê tín. Họ cho rằng “Phong thủy là ước muốn tìm ra một hệ thống đánh giá cảnh quan của những điểm thịnh vượng trong kiến trúc, nó là nghệ thuật lựa chọn bố cục địa lí thời cổ đại của Trung Quốc, không thể dựa vào những khái niệm phương Tây mà cho nó là khoa học hay là mê tín”. Nội dung chính của phong thuỷ chính là một loại học vấn của con người đối với việc chọn lựa và bố trí môi trường ngôi nhà ở của mình, phạm vi của nó bao gồm các phương diện như nhà ở, cung thất, thi quan, long mạch, thôn xóm. thành thị. trong đó liên quan tới long mạch được gọi là âm trạch, liên quan lới phương diện nhà ở được gọi là dương trạch.

Khi bàn về giới phong thuỷ. chúng tôi vừa phải lí giải cẩn thận và thu thập những thành quả mới nhất của giới nghiên cứu, vừa phải kiên trì thái độ thực sự cầu thị. Tôi cho rằng: “Phong thuỷ học là một hiện tượng văn hoá truyền thống, là một tập tục được lưu truvền rộng rãi, là một thuật sô’ của việc mong Điều lành tránh điều xấu, là một loại học vấn có liên quan tới hoàn cánh môi trường và con người, là một loại lí luận có liên quan tới hệ thống âm trạch và dương trạch, lí luận và thực tiễn. Nó là sự tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian dài. Nhìn nhận từ những lí luận của khoa học hiện đại, phong thuỷ học là khoa học có tính tổng hợp như vật lí địa cầu học, thủy văn địa chất học, cảnh quan môi trường học, kiến trúc sinh thái học, tinh thể vũ trụ học, phương vị từ trường địa cầu học, khí tượng học và tin tức nhân thể học”,

2. Nguồn gốc của phong thủy

Từ thời Tiên Tần đã có những hoạt động tương trạch. Một mặt là nơi ở của người sống, một mặt là phần mộ của người chết. “Thượng thư triệu chiếu tự” có viết: “Thành vương tại phong, dục trạch ấp, sử triệu cung tiên tương trạch.” Đây là tương dương trạch” Đây chính là phương thức bói để lựa chọn nơi để định cư.

Những người đã đóng góp trong thực tiễn tương địa của thời Tiên Tần như Công Lưu, Cố Công Đản Phu. Chu Công. Truyền thuyết nói rằng Tần Vương đã tính trước 2 nấm mồ của mình sẽ có hai cung điện thiên tử. hơn nữa đã được ứng nghiệm.

Tương trạch trong thời Tiên Tần chưa có sự kiêng kị gì cả, vẫn phát triển thành một loại thuật học, cũng chưa có nhiều màu sắc mê tín như vậy.

Đời nhà Hán là thời kì có rất nhiều sự kiêng kị, có các loại kiêng kị như thời nhật, phương vị, tuổi tác, đông tây ích trạch, trên phần mộ có trang trí người đá, thú đá, trấn mộ văn để tránh tà. Còn xuất hiện những thư tịch có liên quan tới phong thủy như Di đồ pháp, đổ trạch thuật, kham dư kim quy, cung trạch địa hình. Thầy phong thuỷ sau này gọi ông là ông tổ.

Đời Ngụy Tấn có hai vị tông sư Quản Lộ và Quách Phác. Quản Lộ là thuật sĩ thời Tam Quốc, tiếng tăm của ông vang kháp thiên hạ, hiện nay vẫn còn lưu truyền tác phẩm nổi tiếng của ông “Quản thị địa lý chỉ mộng”. Những sự tích về Quách Phác còn thần kỳ hơn nhiều, trong cuốn “Táng thư” có ghi chép tí mỉ.

Minh đế thời Nam tống là một vị hoàng đế rất chú trọng đến vấn đề kiêng kị. Ông nghe nói trong tổ mộ có ngũ sắc vân khí, liền lập tức phái binh sĩ đến bốn góc mộ đóng đinh sắc, nhờ đó về sau này ông vẫn làm hoàng đế.

Thời Đường, những người có văn hóa đều hiểu phong thủy, các nhân vật nổi tiếng thời này như: Trương Thuyết, Tư Mã Đầu Đà…

Tương truyền Lưu Cơ đời Minh là người tinh thông phong thủy nhất, ông đã để lại một tác phẩm nổi tiếng “Kham dư man hứng”.

Từ lịch sử ta thấy. Tiền Tấn là thời kỳ học thuyết phong thủy ra đời, Triều Tống là thời kỳ thịnh hành nhất. Từ thế kỷ này trở đi, phong thủy được vận dụng không ngừng trong thực tiễn. Mấy năm trở lại đây, việc quốc tế ngày càng coi trọng phong thủy và tính ứng dụng của phong thủy khiến cho phong thủy ngày càng trở nên tràn trề sức sống. Giờ đây, phong thủy đang đổi mới, kết hợp với các ngành khoa học tự nhiên khác, từ đó có những đóng góp to lớn hơn cho loài người.

3. Nội dung cơ bản của phong thủy

Phong thủy bao gồm hai bộ phận dương trạch phong thủy và âm trạch phong thủy, có rất nhiều lý luận sinh động và các phương pháp thăm dò phức tạp,

Khí: cuốn “Kinh thủy long’1 khi bàn về “Khí cơ diệu vận” đã nói: “thái thủy duy nhất khí, mạc tiên vu thủy. Thủy trung tích đục, trục thành sơn xuyên”. Từ đó cho thấy, khí trong phong thủy học mang màu sắc duy vật mộc mạc. Khí là nguyên tố cấu thành nên tự nhiên,nó biến hóa khôn cùng, biến thành núi. biến thành nước, chuyển động trong không trung, dao động trong lòng đất, tư sinh vạn vật.

Phong thủy học chia khí thành sinh khí, tử khí, dương khí, âm khí, sĩ khí. địa khí, thừa khí, tụ khí, nạp khí, khí mạch, khí mẫu… Khí này không giống với khí trong không khí.

Khí lưu: Không khí. dưỡng khí, khí lưu. Không khí chuyến động tạo thành khí. “Khí gặp phong tắc tán”, phong ở đây là chỉ cường phong, liệt phong, lãnh phong. Phong thủy nhấn mạnh việc tránh cường phong, tìm vi phong (tránh gió to tìm gió nhỏ).

Quang: Chủ vếu là ánh sáng mặt trời. Thực ra bản chất của ánh sáng là sóng điện từ, trong ánh sáng có hai phần quan trọng là sóng và hạt, được gọi là “sóng hạt nhị tương tính”, vì thế thực chất ánh sáng chính là các hạt ánh sáng.

Thủy: Định luật phong thủy “Sơn hoàn thủy bao tất hữu khí.”, thực tế, nước là thứ dễ hấp thụ vi sóng nhất.

Phương vị: ở đây là kình dịch bát quái tứ chính tứ ngụ tám phương vị.

Trong cơ thể: Do tính chất giới, sự sinh trưởng, tổ cư, vận thế khác.

4. Long mạch

Trong phong thủy, thuật ngữ “‘long” được mượn dùng để chỉ hướng đi lên xuống, uốn lượn của mạch núi. Bởi vì long rất khéo thay đổi. có thể to. có thế nhỏ có thể uốn lượn ẩn hiện nên thế núi giống như rồng vì vậy gọi Là long.

 

CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHONG THỦY

Các nhà phong thủy học sử dụng những con sông lớn để làm long mạch chia cắt. Từ thượng nguồn đến cửa sông đổ ra biển, các con sông đều có sự xa gần, lớn nhỏ, từ đó phân ra Viễn tổ, Lão tổ, Thiếu tổ, càng gần nguồn càng già, càng gần biển càng non. Núi già thì không còn sinh khí, núi non mới có sinh khí, vì thế tìm đất phải tìm tìm núi non, không nên tìm đến viễn tổ hay lão tổ. Mỗi long lại chia thành nhiều đoạn, từ ngọn núi này đến khe núi khác là một đoạn. Sở dĩ phải chia như vậy là Vì số đoạn có liên quan mật thiết đến họa phúc bền lâu hay nhanh chóng. Như trong ‘’Kinh Thiên bảo chiếu” viết: “đoạn nhiều thì phú quý bền lâu, một đời phong quan gắn với một đoạn long”

Đồng bằng cũng có long mạch, tuy nhiên tiêu chí để xác định hoàn toàn khác với long mạch của vùng núi, nhưng chúng la vẫn có thể tìm theo dấu vết. Tiêu chí của nó chính là dòng nước và những cồn đất thấp.‘“Cao một tấc là sơn, thấp một tấc là thủy”. Sách “Địa học giản minh” có viết: “Vùng đồng bằng và vùng đất trũng, long hành với đất rất khó nhận dạng. Tìm được long rồi nhưng nếu không có huyệt thì cũng chỉ mù mờ công cốc. Vì thế chỉ nhìn nước; nước uốn lượn nơi trung tâm là huyệt. Nếu như tìm huyệt không theo thủy nhất định sẽ chẳng có ích gì. Long phải gặp thủy mới dừng…”.

Phương pháp nhận định tốt xấu của long mạch là thẩm định sơn mạch dài hay ngắn, phải biết phân biệt hưng suy, lớn nhỏ của sơn mạch. Phương pháp thẩm biện chính là lấy điểm khởi đầu là thượng nguồn, vì thế nên long lớn đều hát nguồn từ thượng nguồn những con sông lớn. suối lớn, khe sâu; tiểu long sẽ đi theo suối nhỏ khe nhỏ mà đến; tiểu chi long chỉ là nguồn nước của đồng ruộng, cống rãnh mà thôi. Nhìn mạch nước nguồn lớn nhỏ. dài ngắn để biết được long mạch thế nào. Các nhà phong thủy cho rằng mức độ quý tiện của long mạch cơ bản phải xét vào thế núi xa gần. lớn nhỏ. Long có tổ như nước có nguồn, cây có gốc. nguồn mà sâu thì dòng mới dài, rẽ mà bền sâu thì lá mới tốt. Long mạch liên miên thì phú quý cũng liên miên, long mạch ngắn thì phúc phát chẳng bền.

5. Minh đường

Sách ‘”Đại ký lễ giải thích: “Minh đường là khu đất để phân biệt tôn ti trật tự của chư hầu. Theo đó, minh đường chính là nơi mà vua ngồi ngự chính, trăm quan bàn chính sự. Minh đường của phong thủy chính là mảnh đất trước huyệt. Minh đường có phân biệt nội ngoại, nếu như thế núi hòa hoãn, kết huyệt bình bình, long hổ bao quanh, có án sơn là núi. Đây chính là tả Thanh long, hữu Bạch hổ, có núi như tả phù hữu bật, có then cài cửa… Trong minh đường có nước cháy uốn lượn, đường nước ra là thủy khẩu. Trong minh đường có cả điền viên cây cối.

Minh đường thực tế là không gian sống của con người, lớn là đô thị, nhỏ là thôn xóm, chợ búa…, bốn bề xung quanh của chúng đều có môi trường tự nhiên có ảnh hưởng với nhau. Để lựa chọn được môi trường sống tự nhiên phù hợp với chúng ta là một vấn để vỏ cùng quan trọng và vì thế nên sử dụng lý thuyết của minh đường trong phong thủy để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, minh đường trong phong thủy thường được sử dụng trong âm trạch, chọn mộ.

6. Dương trạch

Sinh giả vi dương, tứ giả vi âm, con người lúc sống thì sống trong dương trạch, theo như phong thủy học, dương trạch cần có sinh khí, gia đình mới thịnh vượng, vì thế, nhất thiết cần nạp khí. Một mặt là để hấp thu sinh khí dưới đất, mặt khác là đón khí từ cửa nhà. Thế là cần phải chọn địa chỉ và phòng theo hướng nào. Dựa vào ngũ hành quan điểm, khí có sinh khắc, phương hướng cũng sinh khắc, chỉ cần tránh khắc phương, ngồi nhà sẽ được may mắn.

Nguyên tắc cơ bản của đương trạch là dựa vào núi vào sông. Ngôi nhà cần phải gọn gàng, sạch sẽ, to nhỏ, cao thấp đều phải thích hợp. Bố trí trong phòng cần chính diện, Vị trí của giếng và hồ nước cũng cần phải chọn vị trí cho tốt, khiến mọi người dùng nước thuận tiện, vừa không sợ gặp điều gì rủi ro.

7. Âm trạch

Chết là một hiện tượng tự nhiên không thể nào kháng cự. điều mà mọi người sợ nhất là cái chết. Sau khi người chết liệu còn có thể sống lại? Người chết liệu có ảnh hưởng nào tới người sống. Trong thời cổ đại mà khoa học chưa phát triển, mọi người dã tìm hiểu vấn đề này, hy vọng người chết có thể sống lại, thế là sinh ra học thuyết âm trạch.

Học thuyết âm trạch cho rằng, chỉ cần huyệt có sinh khí, người chết có thể đem lại may mắn cho người sống, nếu không thì sẽ trở nên có hại. Làm thế nào thì mới có thể có sinh khí dưới đất? Điều này phải nhờ đến phong thủy. Nếu tìm được huyệt tốt, thì sẽ có báo ứng tốt. Còn bao giờ mới có may mắn thì có thể ngay lập tức, cũng có thể mấy chục năm nữa, thậm chí là đến đời sau.

Tương địa là một thực tiễn, các thầy phong thuỷ cần phải xem xét kĩ nơi đó. Đầu tiên là xem toàn bộ, sau đó xem đến hướng đi của mạch núi, xem môi trường huyệt địa. Lại còn cần dùng mồm để thử, thử chất nước xem ngọt hay chua. Còn cẩn phải động não tìm ra mối quan hệ, rồi mới đi đến quyết định.

Đọc Thật Chậm

xin xăm tá quân

Xin xăm Tả Quân (CÁCH XIN, LƯU Ý)- Cầu mong sức khỏe

Xin xăm Tả Quân, hay còn nói với tên gọi khác là xin quẻ Tả …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *